Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

nhất trí. đúng rồi nó sẽ tạo kết tủa Cu2(OH)2CO3

Trước tiên, mình xin lỗi bạn vì đã tự ý thêm các số 1; 2; 3; 4 vào trước các câu hỏi của bạn.Mình làm thế để dễ dàng cho việc trả lời khỏi fải lặp lại nhìu từ dài dòng hơn. Bạn thông cảm nhé. Bạn ui, nếu ko dùng tính biến đổi tuần hoàn trong nhóm thì ở câu 1; 2 & 3 ta dùng số liệu pKa tra trong handbook nhưng hình như bạn viết ngược câu 1 thì fải?!Tính acid: HI > HBr > HCl > HF ; câu 4 thì giả thích là do (Cl)+7 có 4 lk O = Cl —> bền hóa trạng thái này, tương tự cho các trạng thái tiếp theo ít số lk Cl = O hơn nên ít bền hơn trạng thái nhìu lk Cl = O -----> tính oh: HClO > HClO2 > HClO3 >HClO4

Các bạn phổ thông chưa có cơ hội mục kích màu ngọn lửa của K+, Li+ & Na+ thì bi giờ hãy thưởng thức qua file wmv này nhé. Chúc các bạn vui! Thân! Download-Link #1: http://rapidshare.com/files/83127080/Thi_nghiem_ngon_lua_Li__Kali__Na.mpg.html

Đính chính nè: Al tạo hợp kim với thủy ngân được gọi là hỗn hống, theo mình có sự tan trong nước là do Al tạo hợp kim với thủy ngân nên lực liên kết kim loại giữa các nguyên tử Al giảm ,ngoài ra khi Al tạo hợp kim với thủy ngân nó vẫn giữ được tính chất như khi ở trạng thái tự do (Al có thể tác dụng với nước ở một số dk nhất định)…Hj`! Mình nói thế hông biết đúng hok , ai có ý kiến gì thì bổ sung cho mình nhé! :chan (

tiện thể mấy anh giải thích dùm em hiện tượng này nhé trong lúc thí nghiệm điều chế CuO từ CuSO4, em cho NaOH vào dd CuSO4 rồi đun lên. Chờ lâu lét mà nó vẫn không chuyển sang bột đen mà vẫn kết tủa xanh

Nhôm tan nhưng tạo với hidroxit kết tủa keo phải không bạn? Nếu đúng như vậy thì nó cùng bản chất với việc nhúng thanh nhôm (bề mặt là nhôm nguyên chất) vào thủy ngân, để ngoài không khí, nhôm mọc những sợi tơ nhôm oxit dài và liên tục, toàn thanh nhôm trở nên nóng bỏng. Lý do là hỗn hống thủy ngân làm cho nhôm không bị lớp sản phẩm đã phản ứng phía ngoài bao phủ => phản ứng liên tục. Nhôm thực tế tác dụng được với nước nhưng phản ứng ngưng lại ngay vì tạo lớp màng cực mỏng bao bên ngoài ngăn nhôm bên trong tiếp tuc phản ứng.

Trên lí thuyết Cu(OH)2 dạng huyền phù của bạn chỉ cần đun nhẹ ~ < 80 độ là chuyển thành CuO rồi :danhnguoi Bạn có thể kiểm tra lại nông độ các dung dịch đã dùng , nhiệt độ đun xem đã được chưa nhá.

Theo mình thì bạn nên ly tâm ra rồi nung khan có khi sẽ hiệu quả hơn đấy (đun cả hỗn hợp như thế có thể thời gian đun sẽ lâu hơn do hấp thu nhiệt của những chất khác trong dd?!)! Thử xem sao nhé darkwitch! Chúc vui! Thân!

Anh ơi nếu nung khan thì nhiệt độ cần là ~200 độ :ngu ( , em chưa thực hành nhiều cũng chưa biết lắm nhưng ko rõ với ngọn lửa đèn cồn thì nhiệt độ có đạt yêu cầu thế ko? :matkinh (

Nếu chọn giải fáp nung khan thì mình fải dùng bếp điện chứ! (điện cũng hình như rẻ hơn cồn…hì hì…)Giờ tụi mình thực hành toàn dùng bếp điện đun thui àh. Còn dùng đèn cồn thì moi ko chắc lắm Bo àh.Bo check lại nhé! Chúc vui! Thân!

bạn có thể tham khảo đường kink sau:http://onthi.com/?a=OT&ot=BT&bt_group=41&rdo_bt_subject=2&bt_type=2&rdo_bt_class=-1&rdo_bt_result_ok=-1&txt_bt_search=Cân+bằng+phương+trình&sle_order=0&x=51&y=9

Có dề bài là : Cho từ từ dd HCl vào dd Na2CO3 thì sẽ có hiện tượng gì xảy ra , Giúp em với.

ban đầu sẽ chẳng có hiện tượng gì xảy ra do tạo thành muối acid đến khi dư HCl thì khí sẽ từ từ bay ra vậy thôi bạn !

Thế mà mấy cô giáo chỗ mình bảo là: cô làm thí nghiệm thì cho nhanh hay chậm cũng thấy khí ngay hết à! Sặc chưa!

test nồng độ acid cho vào đi :)) sẽ biết ai đúng ai sai, tụi bt dạng này có tính tương đối thôi, bỏ acid đặc vô là bay nhanh như gió ấy chứ :))

khi lam thí nghiệm này, nếu vff thực tế ra thì ban đâu là H^+ + CO_3^2- ===> HCO_3^- Khi ta tiếp tục cho thêm H^+ vào thi sẽ có phản ứng H^+ + CO_3^2- ===> HCO_3^-.

Khi mà lượng CO_3^2- thì mới bắt đầu có khí thoát ra ro có phản ứng hóa học sau

H^+ + HCO_3^- ===> CO_2 + H_2O

cho mình hỏi : tính axit HCl < HBr < HI nhưng tính axit HClO3 > HBrO3 > HIO3
vì sao vậy?

Chúng ta có thể luận 1 cách đơn giản như sau: tính acid mạnh có nghĩa là H+ dễ dàng “ra đi” mà ko có sự níu kéo của halogenur; H+ dễ dàng ra đi khi liên kết phân cực mạnh hoặc độ bền liên kết giảm. Đi từ trên xuống dưới, độ phân cực của lk giảm chậm so với độ bền giảm nhanh (ĐÂĐ giảm chậm so với bkính tăng nhanh —> mật độ điện tử thấp)—> tính acid tăng dần từ HCl đến HI

  • HCl< HBr < HI: đi từ trên xuống dưới, độ phân cực của lk giảm chậm so với độ bền giảm nhanh (ĐÂĐ giảm chậm so với bkính tăng nhanh —> mật độ điện tử thấp)—> tính acid tăng dần từ HCl đến HI
  • HClO3 > HBrO3 > HIO3: đây là oxihydroxid nên bạn phải xét theo mô hình oxihidroxid: (O)x=M(OH)n.Tính acid càng mạnh khi tác dụng phân cực của M càng lớn, số O càng nhìu. Tác dụng phân cực của M càng lớn khi điện tích càng lớn và bán kính càng nhỏ, cấu hình d10 > d 1–>9 > [khí trơ]. Vì các M đều có điện số O như nhau, số oxi hóa như nhau—> bkính là yếu tố quyết định —> tác dụng phân cực giảm dần từ Cl+7 đến I+7 —> tính acid : HClO3 > HBrO3 > HIO3 ( thật ra HIO3 ko bền và nhanh chóng chuyển thành H5IO6)

TH này với TH cho ngược lại về mặt lý thuyết là hơi khác nhau (trong trường hợp acid cho ko đủ / dư) vì H+ fải đủ dư thì mới sinh ra H2CO3 —> CO2. Khi làm toán thì bạn sẽ dễ dàng thấy ngay là đúng hay sai thôi mà. Nếu chưa tin tưởng thì bạn hãy làm thực nghiệm với lượng nhỏ HCl có nồng độ thấp hơn Na2CO3 bạn sẽ tin ngay điều mình vừa tính toán. Chúc bạn thành công! Thân!

Ban có thể tham khảo ở ngay trong SGK lớp 10 thôi, chẳng cần phải đi đâu xa cả