Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Đẫ cos lần thảo luận về cái này rồi: http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?p=12152#post12152

Đương lượng tên tiếng Anh là Equivalent (viết tắt Eq hay eq) là đơn vị đo trong hoá học. Tuy không thông dụng bằng khái niệm mol cũng như nồng độ mol nhưng đương lượng và nồng độ đương lượng cũng thường được các nhà hóa học sử dụng.

Về định nghĩa: Đương lượng (eq) của 1 nguyên tố là số phần khối lượng của nguyên tố đó kết hợp với 1,008 phần khối lượng của Hidro hoặc 8 phần khối lượng của Oxi hoặc thay thế những lượng đó trong hợp chất.

Ví dụ: đương lượng của H là 1,008, của O là 8,0, của C là 3,0, của N là 4,6, của Al là 9,0, của Na là 23,0…

Qua các thí nghiệm hóa học định luật đương lượng đã được John Dalton (1766-1884) nêu ra từ rất lâu năm 1792 “các nguyên tố kết hợp với nhau hoặc thay thế nhau theo các khối lượng tỉ lệ với đương lượng của chúng”.

Hiện nay Đương lượng được định nghĩa chính thức là khối lượng tính bằng gam của một chất sẽ phản ứng với 6,022 x 1023 electron (hay proton)

  • Đối với ion hoá trị một, 1 Eq = 1 mol
  • Đối với ion hoá trị hai, 1 Eq = 0,5 mol
  • Đối với ion hoá trị ba, 1 Eq = 0,333 mol

Như vậy trong một phản ứng axit baz hay oxi hóa khử giữa A và B 1 đương lượng gam chắc chắn chỉ phản ứng với 1 1 đương lượng gam B. Nếu tách thành các bán phản ứng cho/nhận electron hay proton đồng thời quy về số electron hay proton thì từ đó ta có thể tính ra lượng chất cần cho phản ứng (thực ra việc tính toán này nếu dùng nồng độ mol cũng không khó khăn gì cho lắm, nồng độ đương lượng được dùng do vấn đề lịch sử và thói quen nhiều hơn là sự tiện lợi vượt trội so với cách tính qua mol) VD phản ứng Zn + 2HCl = ZnCl2 + H2 theo mol/ Cm 1 mol 2 mol 1 mol 1mol Theo eq 1eq 1eq Thực nghiệm cho thấy rằng khối lượng nguyên tử của nguyên tố luôn luôn là 1 số nguyên lần của đương lượng của nguyên tố đó. Số nguyên đó cũng chính là hóa trị của nguyên tố. Vì vậy khối lượng đương lượng của một chất cho trước về thực tế bằng với lượng chất tính theo mol chia cho hoá trị của chất đó.

VD: kẽm Zn -2 e = Zn2+

khối lượng 1 mol nguyên tử kẽm là 65g vậy đương lượng gam của kẽm bằng số gam kẽm có thể tham gia phản ứng cho/nhận với 1 mol (Na : số Avogadro) electron hay proton sẽ = 65/2 = 32.5 g như vậy cùng 1 khối lượng chất thì số đương lượng gam chất = số mol x hóa trị 65 gam kẽm = 1 mol Zn = 2 đương lượng gam Zn

Nồng độ mol: số mol chất có trong 1 lit Nồng độ đương lượng: số đương lượngcó trong 1 lit

Xét 1 dung dịch Zn2+ bất kì ta có: Nồng độ mol Cm= n/V với n là số mol, V là thể tích dung dịch đó Nồng độ đương lượng Cn = số đương lượng / V

số mol (n) trong dung dịch được tính là m/M số đương lượng trong dung dịch được tính là = n x hóa trị

suy ra Cn = nxCm

Như vậy toàn bộ quá trình thực ra là sự chuyển đơn vị. Chú ý rằng số đương lượng của một chất thay đổi theo từng phản ứng mà nó tham gia. VD: Ví dụ: Đương lượng của H2SO4

  • Phản ứng với 2 H+ là 98:2=49
  • Phản ứng với 1 H+ là 98:1 = 98

IUPAC: The International Union of Pure and Applied Chemistry trang web chính thức của IUPAC: http://www.iupac.org

Mình nghĩ đơn giản là một cách đánh số của IUPAC cho Bảng hệ thống tuần hoàn Các phân lớp electron Chu kì 1, 2: chỉ có các nguyên tố s, p Chu kì 3: xuất hiện 10 nguyên tố có 3d1 đến 3d10 Chu kì 4: 10 nguyên tố có 4d1 đến 4d10 và 14 nguyên tố có 4f1 đến 4f14 (Lantan 4f0) Chu kì 5: 10 nguyên tố có 5d1 đến 5d10 và 14 nguyên tố có 5f1 đến 5f14 (Actinic 5f0)

IUPAC tách hai nhóm 14 nguyên tố 4f và 14 nguyên tố 5f ra thành group riêng (do tính chất của chúng quá giống nhau)

  • 8 phân nhóm chính (phân nhóm A) từ IA đến VIIIA: các nguyên tố thuộc các phân nhóm này tương ứng với các cấu hình năng lượng mà electron cuối cùng sẽ ở orbital s hay p Vd: Na Z=11 nên 1s2 2s2 2p6 3s1 có electron ngoài cùng rơi vào orbital s: nhóm IA S Z = 16 nên 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 có electron ngoài cùng rơi vào orbital p: nhóm VIA

  • 8 phân nhóm phụ từ IB đến VIIIB gồm 10 group (phân nhóm VIIIB có 3 group): các nguyên tố thuộc các phân nhóm này tương ứng với các cấu hình năng lượng mà electron cuối cùng sẽ ở orbital d Kể từ các nguyên tố có 3 lớp electron xuất hiện orbital d ( gồm 5 orbital chứa tối đa 10 electron) VD:

Titan (Ti) Z = 22 nên 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d2 có electron ngoài cùng rơi vào orbital d nhóm IIB. Khi xếp theo cấu hình electron tính từ nhân ra thì là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2

Nói nôm na cho bạn dễ hình dung:

  • Đ = M / n Đ: đương lượng gam của chất A nào đó đang xét n :số nhóm OH- hay H+ ( đối với acid - base); số e trao đổi (trong p/ứ oh-khử) M: ptử lượng chất A
  • N = m / Đ N: số đương lượng gam chất A đang xét m: khối lượng chất A ----> Nồng độ đương lượng CN (N nằm nhỏ ở fía dưới chữ C nha bạn; giống như chữ M trong CM vậy - vì ở đây mình ko viết được hic hic…) = N / V Bạn chú ý nhé!!! Những điều trên là đương lượng trong phản ứng hóa học acid - base & oh - khử. Đối với p/ứ điện hóa thì khác nhé. Nếu bạn mới ở mức độ đại cương thì cần như trên là OK rồi. Khi nào học đến điện hóa thì bạn chịu khó đọc thêm sách nhé.Thân!

Đâu chỉ phụ thuộc vào nguyên tử trung tâm mà còn phụ thuộc vào nguyên tử lk hay nhóm lk với nó nữa chứ! Như Cl2O có gốc lớn hơn F2O.

Theo mình thì Gruop IUPAC là cách xếp nhóm IUPAC theo số e lớp ngoài cùng, và cộng thêm lớp gần ngoài với KL chuyển tiếp.Làm như thế thì bảng tuần hoàn dạng dài sẽ có số nhóm theo thú tự từ trái sang phải tăng theo thứ tự 1 đến 18, chỉ có 1 số ngoại lệ ở B đến Ne và He là ko như vậy, nhưng những nguyên tố dưới đều phù hợp cả!

wa, anh bi giải thích đúng rùi đó, nhưng nếu dùng lai hoá thì ko phải là sp2d mà là sp3d2 hình bát diện, và phức này thực tế là có thêm 2H2O nữa ở 2 đỉnh đối nhau nhưng vì quá xa ion trung tâm nên bị bỏ qua, và còn lại 4NH3 hình vuông.Còn sử dunj thuyết trường tinh thể thì dễ dàng giải thích hơn theo hiệu ứng Jan-Telơ

Góc liên kết phụ thuov65 nhìu yếu tố chứ bạn. VD: trạng thái lai hóa, ngtử tr.tâm, các fối tử, độ âm điện ngtử tr.tâm, độ âm điện fối tử, chiều dài liên kết…nói chung là góc liên kết phụ thuộc vào tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến lkết (nghe vô duyên và huề vốn nhưng sự thật là như vậy). Các bạn có thể kiểm chứng bằng cách xét trường hợp của NH3 & NF3 : +NF3: 102.5 độ +NH3: 107.8 độ

Hic hic… các bạn chưa thuyết phục được mình lắm nhưng dù sao cũng chân thành cảm ơn các bạn đã góp ý. Mình xin nhờ BM, BQT & và các “chân nhân bất lộ tướng” giúp mình 1 tay với. Merci par avance!!! Thanks before!!!

Mình đà xem qua bảng tuần hoàn bạn trích dẫn, theo mình, group IUPAC chả hàm chứa ý nghĩa gì hết, chỉ đơn thuần là cách đánh số lại của IUPAC, thay vì ta dùng chữ số la mã I, II, III… đi kèm với A hoặc B để chỉ phân nhóm phụ hay chính. Thì bây giờ IUPAC đề ra cách đánh số từ 1 –> 18 đi từ trái qua phải trong bảng tuần hoàn dạng dài.

Nếu group IUPAC hàm chứa một ý nghĩa gì đặc biệt, thì đương nhiên khi bạn vào iupac.org –> search site –> google search within iupac.org –> keyword: group iupac –> information.

Nhưng mình đã làm thử, và kết quả chẳng thấy gì ! :tutin (

Thân !

cho mình hỏi. khi nhúng thanh nhôm vào dung dịch thủy ngân 2 thì tạo thành dung dịch ỗn hượp hống. và sau đó nếu cho thanh nhôm vào nước thì thanh nhôm tan. cho mình hỏi tại sao hỗn hợp hống có thể tan trong nước như vậy

bạn nào có bài viết về nguyên tố đồng cho tớ với. khoảng hai trang nha. về tính chất hóa học và cách điều chế ấy. viết cho bậc đại học nha

cho ion Ag+ vào dung dịch đệm amoni. giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng

cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch chứa Cu2+.giải thích hiện tượng và ptpu

Bạn chịu khó tham khảo 2 link sau nhé:

Bạn hãy cho thêm thông tin cụ thể về hệ đệm của bạn nhé. Đệm năng bao nhiu? Nếu mặc định đệm năng là 1 thì pH dd đệm là khoảng 9.25 —> kết thủa đen Ag2O tạo thành trước, sau đó kết tủa đen tan ra do tạo phức [Ag(NH3)2]+

Theo moi si nghĩ đơn giản thì chỉ có kết tủa Cu(OH)2 màu xanh lam rồi sau đó có thể Cu(OH)2 tan ra do tạo phức hidroxo [Cu(OH)4] 2- đúng hem phamphu?

Câu cuối hình như sai òi, vì Cu(OH)2 chỉ tan trong môi trường kiềm mạnh và đặc chứ Na2CO3 làm sao hoá tan đc! Theo mình thì nó tạo thành (CuOH)2CO3 (nghe chất này có ko nhỉ?) :mohoi (

Uhm. Mình nhận khuyết điểm. Sai cơ bản! Cu(OH)2 chỉ tan trong kiềm đặc thôi. Theo gợi ý của Pro mình nghĩ có lẽ sẽ tạo ra kết tủa muối carbonate base đồng màu xanh: Cu(OH)x(CO3)y giống như trường hợp CuCl2 trong dd NH3 —> Cu(OH)xCly

Mình nghĩ cách hay nhất là bạn nên tìm đọc các sách vô cơ, sách hóa đại cương, sách vật lý đại cương. Vạn sự khởi đâu nan mà! Nhưng gian nan thì ko được nản đâu nhé! Cố lên bạn nhé! Thân!