Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Em ơi, anh “xài” được tiếng Việt đó nhưng nhiều khi gặp mấy từ chuyên môn trong Hóa Học thì anh một là lười dịch sang tiếng Việt hoặc hai là không biết gọi sao trong tiếng Việt. Thế nên anh mới viết cả bài bằng tiếng Anh chứ tiếng Anh của anh cũng không khá gì. Anh học được lời giải ở trên từ lớp hóa học duy nhất mà anh lấy ở Đại Học, General Chemistry. Người ta dạy sao thì mình trả lời vậy chứ có biết gì khác nữa đâu! :sacsua (

CO + KMnO4 -> cho chất gì ạ ( trong môi trường nào)

Hằng số nghiệm lạnh k được tính như thế nào ạh? Nói rõ giùm em về phương pháp sắc kí với **

Em tìm đọc trong mấy cuốn về Hóa Đại cương (General Chemistry) đều có trình bày về cách tính hằng số nghiệm lạnh và nghiệm sôi.

Để tìm hiểu về sắc ký (Chromatography) em có thể tìm đọc trong wikipedia

Nói chung, sắc ký là một kỹ thuật rất quan trọng trong phân tích và tách chiết hỗn hợp các chất dựa trên ái lực tương tác khác nhau của từng chất trong hỗn hợp với pha tĩnh (a stationary phase) thường là giấy sắc ký (loại giấy này dày hơn giấy lọc), silica gel, alox (alumina), cellulose… Pha động (a mobile phase) sử dụng có thể là chất khí (gas chromatography) hoặc chất lỏng (liquid chromatography) là dung môi hữu cơ, nước…

Sắc ký có rất nhiều loại khác nhau ví dụ như một số loại tiêu biểu dưới đây:

  • Sắc ký giấy: paper chromatography
  • Sắc ký bản mỏng: thin layer chromatography (TLC)
  • Sắc ký cột: column chromatography
  • Sắc ký trao đổi ion: ion exchange chromatography
  • Sắc ký pha đảo (chất phân cực ra trước): Reversed-phase chromatography
  • Sắc ký hai chiều (dùng cho TLC): Two-dimensional chromatography

Ngày nay có rất nhiều loại máy sắc ký khác nhau ra đời ghép chung với máy hồng ngoại IR, khối phổ MS, … tuy nhiên sắc ký cột vẫn là điều không thể tránh khỏi trong các lab tổng hợp hữu cơ và hợp chất tự nhiên. Việc lựa chọn hệ dung môi thích hợp để tách các chất ra khỏi hỗn hợp là một nghệ thuật và tùy thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của bản thân.

Note: Wikipedia có hầu hết các định nghĩa về hóa học, phản ứng…quan trọng nhất em phải biết tiếng Anh từ khóa cần tìm để google: key words + wikipedia.

Để cân bằng phản ứng oxi hóa khử của hợp chất vô cơ đúng là cứ luyện tập nhiều là quen thôi.

Tuy nhiên, thường các bạn học sinh gặp khó khăn trong việc tính số oxi hóa của các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ để cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa khử.

Để tham khảo cách tinh số oxi hóa của các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ, các bạn có thể đọc thêm trong cuốn “Organic Synthesis” của tác giả B. Smint (cuốn này trước đây có trên thư viện khoa Hóa, và thư viện trường ĐH KH TN TPHCM) có vài trang trình bày rất rõ ràng điều này. Có thể nhờ bạn bè hay anh chị nào đó photo mấy trang này làm tài liệu.

3CO+2KMnO4 -> K2CO3+2MnO2+2CO2

Mn2+ + 2H2O2 ->MnO(OH)2(đen)+H2O mình đã làm thí nghiệm hóa phân tích nên biết p/ư này có gì thảo luận nhé thân

cái bạn đưa ra là KP = P(Hg) đó, nó là tính gần đúng khi xem thể tích của Hg (l) là không đáng kể rồi. nếu cho một lượng vô cùng lớn Hg(l) vào, khi đó không thể bỏ qua V Hg (l) trong hằng số cân bằng nữa, mọi chuyện sẽ khác. Ý muốn nói là cân bằng : Hg(l) <=> Hg(k) lẽ ra phải dịch chuyển khi cho Hg(l) vào thêm nếu theo nguyên lý Chaterlier chứ chưa xét gì đến K cả.

mình có một bài như sau:nung ZnO dư với NH4Cl các chất thu được sau phản ứng có thể là những chất nào?

tớ ko nghĩ như bạn đâu vì nếu kể đến thể tích đáng kể của Hg long thì khi đó V(Hg hơi) sẽ nhỏ đi > P riêng phần tăng >>> cân bằng chuyển dịch sang trái nói như bạn thì thêm H2O lỏng >>>tang thể tích phần lỏng thì cân bằng chuyển dịch sang trái :hun ( :hun ( :hun (

Hình như tớ và cậu hiểu lầm ý nhau thì phải. Tớ đưa ra ví dụ đó để cho thấy rằng nguyên lý Chaterlier không áp dụng được cho một số trường hợp chứ tớ không nói khi cho chất lỏng vào thì cân bằng chuyển dịch (thực tế tớ đang chứng minh nó không chuyển dịch => mâu thuẫn với nguyên lý đó chứ ^^!)

ZnO + NH4CL= ZnCl2+NH3+H2O ung dung danh sach be mat kim loai truoc khi han

Anh em vào link này xem hộ moi với nhé. Moi ko hỉu cái gọi là “group IUPAC” nằm fía trên góc trái của nhóm ngtố trong bảng tuần hoàn. VD như nhóm của B, Al, Ga, In & Tl: group IUPAC là 13. Xin chân thành cảm ơn anh em nhìu. Thân!

Moi ko nghĩ như thế vì đây vẫn là các nhóm nguyên tố được viết theo dạng bảng dài (có dạng bảng gọn như trong phụ lục các sách giáo khoa cũ vẫn in) như từ trước đến giờ chúng ta vẫn sử dụng mà! Nhưng điểm khác biệt là ở chỗ “group IUPAC”. Vậy group IUPAC là gì? Có ý nghĩa gì? Xin các bro giúp đỡ moi với. Cảm ơn các bro trước nhé! Thân!

á em chỉ biết IUPAC là tên viết tắt của đại hội đồng liên hiệp quốc về hóa học ứng dụng hay còn gọi là liên hiệp hóa học ứng dụng và thuần túy quốc tế.

như vậy thì đối với ngtu trung tâm mà có độ âm điện lớn thì góc sẽ nhỏ à

cho hỏi tí, như vậy với các hợp chất mà chỉ có duy nhất một liên kêt sigma( đơn ấy) thì ko bao giờ ng tử trung tâm lai hóa phải không?

Cho mình hỏi tí, về cái đương lượng gam và số đương lượng gam của 1 chất, nó có liên quan ko,theo tớ biết thì có tồn tại biểu thức liên hệ giữa 2 thằng này, cũng như với các cách tính nồng độ mol, %, molan… Ngoài ra nó có liên hệ với khối lượng của 1 chất ko, và làm ơn giải thích giùm tớ thế nào là đương lượng gam 1 chất, số đương lượng gam, nói chung là cái gì có liên quan tới đương lượng( ông thầy Hóa giảng khó hiểu và dính tùmlum)

:ninja ( bi nghĩ là đúng như vậy. Khi đó sự định hướng trong không gian không bị vặn vẹo khác thường so với sự định hướng của các orbital trong không gian như bộ nghiệm gốc của phương trình Schrodinger nữa

bi nghe nói đương lượng gam của một chất là số gam của chất đó tác dụng vừa đủ với 1.008gam hidro hay 8,000?? gam oxi. Bi nghĩ để hiểu khái niệm đương lượng gam và những thứ liên quan tới nó phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử của sự ra đời khái niệm này. hic nhưng bi phải về đây, bữa nào lên 8 tiếp hic :ngu (