Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Cái thứ 2 là do hiệu ứng +C > -I nên tính axit yếu đi

Em đọc trên báo có nghe người ta nhắc đến “nước nặng” ,có liên quan đến việc sx bom nguyên tử .Nó là gì vậy ???

nước nặng đó là D2O, với D là đồng vị của H

ua? vay cho em hoi nguoi ta noi lam giau uranium la ji vay? va wa trinh nhu the nao?

Phức chất này thì cấu trúc hình học của nó được xác định bởi Thực nghiệm , nếu dùng thuyết lai hoá giải thích thì nó là phức dsp2 ( vuông phẳng ) :chaomung

hê, nếu vậy thì CH3COOH sẽ yếu nhất vì CH3 có +H>>+I theo mình nghĩ , +C,+H không ảnh hưởng mạnh tới liên kết O-H trong axits vì dấy không phải là hệ liên hợp mình hỏi thày rồi, thầy cũng…bó tay ai có ý kiến gì thì gửi lên nhé, thanks

Có các lý thuyết chính để lý giải lực acid hay baz của nhiều acid/baz khác nhau là:

  • Thuyết acid/baz Arrehinius: dựa trên phân ly ra H+ hay OH-.
  • Thuyết Brønsted-Lowry: dựa trên sự cho nhận proton H+.
  • Thuyết Lewis: dựa trên sự cho nhận điện tử e.
  • Thuyết acid baz cứng mềm (Pearson): dựa trên mật độ điện tích.
  • Ngoài ra còn có các định nghĩa khác của Usanovich và Lux-Flood. Tuy nhiên không có lý thuyết nào là hoàn chỉnh và có thể dùng để giải thích cho mọi trường hợp. Việc vận dụng từng lý thuyết phải dựa trên acid/baz cụ thể.

Trong trường hợp này, độ mạnh của acid có thể lý giải dễ dàng dựa trên sự an định của baz liên hợp RCOO- sinh ra hoặc độ phân cực nối RCOO–H. Nếu nối RCOO–H càng phân cực thì acid sẽ càng dễ dàng phân ly cho ra proton H+. Và nếu baz liên hợp RCOO- tạo thành càng bền, thì acid tương ứng sẽ càng dễ phân ly hay nói cách khác càng mạnh.

Baz liên hợp là một anion, nên nhóm đẩy điện tử vào baz liên hợp bằng hiệu ứng cảm dương +I hay cộng hưởng dương +R (hay còn ký hiệu là +M, +C) đều làm cho aninon kém an định. Ngược lại, nhóm rút điện tử bằng hiệu ứng cảm âm -I hay cộng hưởng âm -R sẽ an định anion và làm cho nó bền hơn.

Quay trở lại câu hỏi ban đầu, tất cả chúng ta đều biết hiệu ứng + I qua nối sigma-sigma của H- << -CH3 < -CH2CH3 nên độ an định của baz liên hợp tương ứng: HCOO- > CH3COO- > CH3CH2COO- hay HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH

Độ mạnh của ba acid này cũng có thể giải thích theo sự giảm dần độ phân cực nối RCOO–H do hiệu ứng cảm dương tăng dần từ -H đến -CH2CH3 để cung cấp điện tử vào nguyên tử oxy của O–H, nên sự rút điện tử của H bởi nguyên tử O ngày càng giảm, nên acid ngày càng khó phân ly cho ra H+.

HCOOH có tính acid mạnh hơn H2C=CH-COOH là vì baz liên hợp của HCOO- bền hơn H2C=CH-COO- do nhóm vinyl đẩy điện tử vào nhóm carbonyl bằng hiệu ứng +R.

Nếu giải thích dựa trên độ phân cự nối O–H, thì nối O–H trong HCOO–H do điện tử p nguyên tử oxy O–H bị rút về phía nhóm carbonyl, hậu quả là nó sẽ rút mạnh điện tử của H qua nối sigma O–H, khiến nối này ngày càng phân cực và dẫn đến dễ phân ly cho ra H+. Trái lại nhóm carbonyl trong H2C=CH-COOH được cung cấp điện tử bởi nhóm vinyl qua hiệu ứng + R (amour tự vẽ công thức cộng hưởng nhe!) nên nó không cần rút nhiều điện tử p của nguyên tử O–H nữa nên nối O–H trong trường hợp này ít phân cực hơn và dẫn đến tính acid yếu hơn.

Ủa thế anh ơi, mấy AO d của Cu đều có e rùi thì làm sao có lai hóa dsp2 hả anh?

à cái khoản này ta nên xét mật độ điện tích trên O thì đễ hơn cái hệ lh thì tăng - trên O trong COO- theo AOp còn cái H và I thì theo lk sic ma

Hic, +H chỉ xét ở trạng thái động thui mà, ở đây làm gì có? Theo anh thì thế nào là hệ liên hợp ạ? C=C-C=O trong CH2=CH-COOH ko có liên hợp sao?

Sự cộng hưởng có thể diễn ra ở dạng phân tử trung hòa hoặc ion carboxylate như sau:

Ion formiate có dạng cộng hưởng tương đương 9 và 10 nên bền hơn hẳn ion acrylate.

Ghi chú: Hướng dẫn về các quy tắc viết và đánh giá các công thức cộng hưởng hay nhất là trong cuốn “Organic Synthesis” của tác giả B. Smith. Cuốn này cũng có một chương khá hay về Acid-baz.

Để luyện tập vẽ công thức cộng hưởng có một cuốn tiếng Anh trên thư viện ĐH KH TN. Lâu quá không nhớ tên sách đó nữa. Trong đó có vẽ sẵn các công thức hợp chất và để sẵn chỗ trống để điền cấu trúc, điện tích và nối vào. Để hôm nào kiếm lại được tên sẽ giới thiệu sau vậy.

Có liên kết cho nhận kiểu này ko:nguyên tử A dùng cặp e chưa lk của mình cho nhận với B, sau đó B lại dùng cặp e khác của mình cho nhận C? Các bác giúp em với!

Làm giàu U bằng cách cho quặng tác dụng với F2(hoặc 1 oxit hóa trị cao của F), tạo hợp chất dễ bay hơi là UF4 và UF6 dễ dàng thu lại, các chất khác đều ở trạng thái rắn cả. Còn tách U235 ra khoi U238 thì dùng hơi các chất trên cho qua máy li tâm, tách theo khối lượng các đồng vị. Nếu em có gì sai, các bác sửa giúp.

hệ liên hợp là hệ có lk sigma và lk pi xen kẽ theo chương trình mình được học thì hiệu ứng +C ,+H chỉ có trong hệ liên hợp thôi, nếu sử dụng +C để giải thích thì chẳng có lý do gì ko dùng +H cả mình nghĩ là vậy có gì xin chỉ bảo thêm!

Chủ đề: Tài liệu đọc thêm về Acid-Baz Hữu cơ

Có thể có nhiều tài liệu khác hay hơn, nhưng hồi trước có dùng mấy tài liệu sau để giảng Chương Acid-Baz Hữu cơ cho năm 1 và 2 ở ĐH KH TN, nếu được Amour có thể tìm đọc thêm trong “Chapter Acid-Base” của từng tài liệu tiếng Anh vì sách tiếng Việt thường trình bày không đầy đủ hoặc ít ví dụ, không có tài liệu tham khảo đi kèm để kiểm tra lại bài báo gốc hoặc thí nghiệm gốc do số trang viết có giới hạn:

  • Advanced Organic Chemistry của Francis A. Carey và Richard J. Sundberg (diễn đàn có cuốn này).

  • Structure and Mechanism in Organic Chemistry của C. K. Ingold (cuốn này tuy rât cũ nhưng viết khá rõ về tác động của các hiệu ứng điện tử đến lực acid/baz và công thức cộng hưởng).

  • Advanced Organic Chemistry: Reactions, Mechanisms, and Structure của Jerry March và B. Smith (Ban đầu cuốn sách nà được viết bởi GS March, nhưng sau khi ông qua đời GS Smith viết tiếp cuốn này. Diễn đàn có version 2007 của cuốn này).

  • Organic Synthesis của B. Smith (lấy số liệu hằng số acid-baz và ví dụ)

  • Physical Organic Chemistry của Neil Isaacs (để lấy số liệu hằng số acid-baz). Cuốn này có phần Taft-Hammet của acid-baz rất là rõ và hay.

  • Lange’s handbook of chemistry của John A. Dean (để lấy số liệu thực nghiệm hằng số acid-baz, hình như diễn đàn có cuốn này).

Hình như mấy cuốn này link die cả anh ạ

Huynh thử cho VD đi. Chứ thường thì đã cho e rồi thì làm sao mà nhận lại nhỉ :frowning:

cho tớ hỏi thêm là làm sao ta biết được khi nào phải dùng thuyết lai hóa khi nào không dùng thuyết này để giải thích vậy, nhiều hợp chất tớ gặp khó khăn khi cố giải thích cthức cấu tạo và cách nó tổ hợp

Nước nặng có vai trò như thế nào trong việc chế tạo bom nguyên tử ???

Bi nghe nói là để hấp thu hay làm chậm neutron gì đó :confused:

bi nghe nói là mình sẽ dùng lai hóa ngoài. Tức là dùng các orbital trống bên ngoài của Cu2+. Trường hợp Cu2+ thì buộc lai hóa ngoài, nhưng cũng có nhiều trường hợp phải lựa chọn khi cấu hình electron d chưa hoàn chỉnh thì khi đó phải xét tới cường độ trường phối tử mới phán xét đc. Biểu hiện bên ngoài của lai hóa trong hay ngoài thường thông qua từ tính của phức chất :ninja (