Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Hệ đồng nhất bắt buộc phải là một hệ đồng thể nhưng hệ đồng thể không nhất thiết phải là hệ đồng nhất Ví dụ mà các sách giáo khoa hay đưa ra là không khí, đó là một hệ đồng thể do không có bề mặt phân chia pha nhưng không phải là một hệ đồng nhất do các tính chất như áp suất, tỉ trọng thay đổi theo độ cao. bạn thử nghĩ xem có ví dụ nào trong Hoá học không

Nhưng vì sao người ta xác định nó là hạt… vậy hạt đó không có điện tích không có trọng lượng sao… Các phản hạt thường triệt tiêu nhau giải phóng năng lượng dạng photon ~ theo DLBTNL vậy dạng hạt đó có bản chất thế nào?

EM CÓ THẮC MẮC NHƯ THẾ NÀY:TRONG NHIỆT ĐỘNG HỌC QUÁ TRÌNH THUẬN NGHỊCH ĐƯỢC THỰC HIỆN QUA CÁC TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TRUNG GIAN VẬY CHO EM HỎI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG TRUNG GIAN LÀ GÌ,CÁI NỮA LÀ “HỆ CÔ LẬP LUÔN TIẾN TỚI TRẠNG THÁI CÂN BẮNG” CÂU NÓI NÀY EM HỔNG HIỂU

Xin mọi người post lý thuyết ( càng dễ hiểu và nhiều thì càng tốt) về mạng lưới tinh thể này … VD tinh thể NaCl thì có cấu trúc ra sao … các nút các ô mạng cơ sở thế nào … em thực sự bó tay vì hiện giờ em không có một chút tài liệu gì về phần này cả mà nó lại là chuyên đề khó ( ít ra với em) mong mọi người chĩ dẫn ^ ^ :sacsua (

Minh dang gap kho khan trong viec xac dinh do manh yeu cua axit-bazo.Ban nao gioi trong linh vuc nay chi minh vai cach di. Chang han nhu day chat: HF,HCl,HBr,HI. Minh hoc co phan noi:nguyen to co tinh phi kim cang manh thi hop chat cua no cang co tinh axit.F–>I tinh phi kim giam ma sao tinh axit cua HF<HCl<HBr<HI

Xem thử link này đi bạn, có gì chưa thì trao đổi ở đây, hy vọng có cao nhân chỉ giáo:

Về thắc mắc chung của bạn thì theo mình chỉ dựa vào những mô hình đơn giản cơ bản, sẽ giải quyết đa số các bài toán acid base. Có hai mô hình cơ bản là ion bond model và covalent bond model. Cụ thể ở bài của bạn đưa ra nhé : Đây là bài có tính chất tương tự với bài phenol và thiophenol bên hữu cơ, hehehe ! Đi từ trên xuống dưới trong bảng hệ thống tuần hoàn, ta thấy các nguyên tố càng có bán kính lớn, kéo theo mật độ ở lớp vỏ càng mỏng. điều này dẫn đến khả năng bị phân cực tăng ! Nếu xét mô hình thuần ion bond model, thì có một tiên đề, khi liên kết càng cộng hoá trị, thì tính acid càng tăng. thế nhé ! :nguong ( Có gì bạn cứ thảo luận tiếp !

Để so sánh tính acid-base của một hợp chất thì cần bắt đầu từ định nghĩa acid-base:

  1. Acid là chất có khả năng sinh ra H+, base sinh ra -OH (Arrhenius)
  2. Acid là chất có khả năng cho proton, base nhận proton (Bronsted/Lowry)
  3. Acid là chất có khả năng nhận 1 đôi electron, base cho 1 đôi electron (Lewis). So sánh tính acid/base là so sánh các khả năng cho/nhận nói trên. Tùy trường hợp mà áp dụng các lý thuyết phù hợp để so sánh.

Vd 1: so sánh tính acid HF, HCl, HBr, HI chính là so sánh khả năng cho H+, hay khả năng bẻ gãy liên kết H-X (X=F, Cl, Br, F), theo thuyết Arrhenius. H và F chỉ chênh nhau 1 chu kì nên sự xen phủ 2 orbitan hữu hiệu nhất (nói vui là giống nhau nên “kết” nhau nhất) -> liên kết này bền nhất -> tính acid yếu nhất. Lý luận tương tự cho các trường hợp còn lại -> tính acid tăng dần theo thứ tự HF<HCl<HBr<HI.

Vd 2: so sánh tính acid phenol (Ph-OH) và thiophenol (Ph-SH) chính là so sánh khả năng bẻ gãy liên kết O-H và S-H, theo thuyết Arrhenius. O và H chỉ lệch nhau 1 chu kì nên sự xen phủ O-H sẽ hữu hiệu hơn S-H (2 chu kì) nên liên kết O-H bền hơn S-H -> tính acid của Ph-SH sẽ lớn hơn Ph-OH.

Vd 3: so sánh tính base của ammoniac (NH3), aniline (Ph-NH2) và methylamine (CH3-NH2) là so sánh khả năng cho đi 1 cặp electron tự do trên N, theo thuyết Lewis. Với Ph-NH2, do hiệu ứng cộng hưởng trên nhân thơm đôi điện tử tự do trên N bị phân tán ra trên cả nhân thơm -> mật độ electron trên N giảm -> giảm khả năng cho electron -> tính base giảm so với ammoniac. Với CH3-NH2, nhóm CH3 tạo hiệu ứng cảm dương đùn electron cho N -> tăng mật đô electron trên N -> tăng khả năng cho electron -> tăng tính base so với NH3. Như vậy tính base tăng theo thứ tự Ph-NH2<NH3<CH3-NH2.

Hy vọng với 3 vd trên bạn ngovanquoc có thể tự dự đoán tính acid/base của những hợp chất khác.

Thân

Mình giới thiệu với các bạn file tài liệu nói về cấu trúc tinh thể, đầy đủ về các khía niệm mà bạn đang tìm, đây là phần mở đầu trong môn học Vật liệu học của bên VẬT LIỆU. Tài liệu viết bằng tiếng Việt, hình như toàn bộ được trích dẫn từ sách Vật liệu học của Lê Công Dưỡng. cautruc vidu

anh em nào làm ơn giúp mình với cho các góc lien của phân tử HCHO hãy vẽ mô hình mô tả góc liên kết HCH=105 độ con` góc liên kết của HCO=120 độ.giải thích tại sao lại có số đo góc như vậy :vanxin(

hix, bạn có lộn ko vậy, nêu giá trị góc chính xác chút đi !!! Vì cấu trúc của formaldehyde phẳng, mà theo như các thông số bạn đưa ra mình ko cộng ra được 360 độ, vậy là sao !? Về việc vẽ hình thì tự vẽ thôi, ko có gì khó ! Giải thích: theo BM, một cách định tính, có thể góc HCH sẽ lớn hơn góc HCO, vì hai hydrogen ko có chướng ngại lập thể, nên cấu trúc phân tử có xu hứơng banh rộng ra cho thoải mái ! Một ý khác nữa mà ai học FOs theory sẽ biết, đó là trên Oxygen sẽ có hai lone-pair , hai lone-pair này sẽ xen phủ với hai xm:)* C-H, sự xen phủ này muốn thuận lợi đòi hỏi cấu trúc phải lệch sao cho các orbital xen phủ khuynh hướng vuông góc với C=O bond. Muốn hiểu rõ hơn bạn vào topic FMO theory ở box hoá lý thuyết để xem, ngay trong trang 1 có nói !!! Chúc vui ! :nhau (

Theo em có thể giải thích dễ hiễu hơn một chút theo thuyết lai hoá… nguyên tủ C trung tâm có lai hoá sp2 nên ban đầu góc HCO=120* Nhưng do ở nguyên tử oxi có hai e không liên kết chính vì thế nó tương tác đẩy HCH ( chiếm không gian tương đối lớn) nên góc liên kết nhỏ hơn 120* và chính xác ở đây là 105* như số liệu bạn đưa ra :tinh ( chã biết có chính xác không nữa… cai số liệu ý :sep (

hix, thừa nhận sai lầm !!! Ở đây chỉ nhận định một cách đơn giản cũng đã thấy góc HCH phải nhỏ hơn góc HCO, có lẽ mình nhập tâm FOs theory quá rùi ! Vì nếu giải thích bằng xen phủ làm bền lone-pair thì lại ra kết quả ngược lại ! Chính vì vậy, qua đây, BM nhận thấy giữa hai yếu tố lập thể và xen phủ, phải từng trường hợp thực nghiệm mà ta mới có thể kết luận là yếu tố nào ưu tiên hơn ! hahaha, thanks longraihoney nhé !!! :nguong (

Có lẽ anh nào tìm giùm số lịu chính xác đi ạ!CHứ em nghĩ cái cặp e đó nó đẩy ghê gớm cỡ nào cũng chả xuống nổi 105 độ :danhnguoi

Chưa kể nó thuộc nguyên tử O,khoảng cách xa thế mà :matheo( Theo cháu ảnh hưởng cũng chả lớnzì !

Thú thật là em mún biết tới 4 nguyên lý của nhiệt động và các ứng dụng thực tiễn của nó ( kễ cả nguyên lý 0 xưa nay hiếm ai đề cập)~~ được viết ngắn :ho ( và dễ hiễu ti tí :nguong ( nhưng có lẽ cái em cần nhất bây giờ là hiễu được các HỆ QUẢ của định luật Hess - Bác này khó nhai quá :liec (
Cho em bon chen hỏi thêm chút : vì sao pt CH4+Cl2---->CH3Cl+HCl tính nhiệt sinh chuẩn thì lấy tỗng ở vế trái trừ vế phải Còn FeCO3+O2—>Fe2O3+CO2 thì lại lấy tỗng ở vế phải trừ vế trái < Nhiệt động em mới học :suytu ( nên có thể có nhiều từ dùng chưa chính xác mong mọi người thông cảm cho ; hai vd trên thể hiện tỗng quát cái em muốn hỏi đó… nghe các anh bảo có liên wan đến Q=- deltaH nhưng thú thật vẫn chưa hiễu gì lắm ~~~> không làm bt được >

Mà đừng post về entalpy(nhiệt sinh chuẩn) etropy( thước đo độ hỗn loạn của hệ deltaS) hay năng lượng GIBBS(teltaG) nếu không cần thiết nhé ^ ^ vì em cũng nắm mấy cái khái niệm đó òi… giúp em nhé ^^ :suytu ( Noá có trong đề thi olympic các tĩnh phía nam mà cả đề thi quốc gia nữa cơ … khè khè :ho ( )

Nếu em học Phổ Thông, cần tài liệu cho lớp chuuyên thi học sinh giỏi thì em có thể tham khảo cuốn thầy Thức, còn bài tập thì tham khảo cuốn thầy Lâm Ngọc Thiềm như thế là đủ sài rùi. chúc em học tốt, có gì thắc mắc mang lên đây thảo luận, chử post phần lý thuyết này lên thì … hơi chóang mất. Chúc em học tốt

:cool ( bạn có ghi nhầm số liệu k vậy?. Cấu trúc của HCHO là vầy mà:

C trong H2CO lai hóa sp2 -> H2CO nằm trên 1 mặt phẳng và góc nối lý tưởng là 120, góc HCH hay HCO đều 120. Do oxigen còn 1 cặp electron tự do -> nó sẽ ép 2 liên kết C-H lại gần nhau 1 tẹo -> góc HCO sẽ lớn hơn 120 một tí và góc HCH sẽ nhỏ hơn 120 một tí.

Cụ thể là theo tính toán lý thuyết góc HCO khoảng 121.7, góc HCH ~ 117. (ref: http://www.colby.edu/chemistry/webmo/formaldehyde.html) (thx bạn pluie, cho tớ mượn cái hình)

@bluemonster: mình có đọc nhiều bài viết của bạn trên diễn đàn. Rất thích cái nhiệt tình của bạn. Chỉ có 1 góp ý nhỏ: Những vấn đề cơ bản thì chỉ cần những câu trả lời cơ bản :slight_smile:

@rồng_vàng_2310: khoảng cách xa (bạn vẽ cái cấu trúc ra, thấy xa là bảo xa à) :slight_smile: Phải có số liệu cụ thể nhé (hint: check trong cái link ở trên cũng có nói các liên kết thế nào đấy).

Cái đó anh hôm trước nói rồi mà :danhnguoi Thằng ku này nói là hỉu hỉu,rồi giờ cũng zị :danhnguoi
Tính Delta H ,níu tính theo thiêu nhiệt ,thì là tổng vế trái trừ vế phải như chú em nói!Còn tính theo sinh nhiệt thì vẫn là tổng phải trừtổng vế trái chứ :matheo( Đại khái là thế!

Thôi đại ca nào có khíu sư phạm nói cho em ấy rõ hơn !

Hì , mấy bài dạng này thì mình cứ viết quá trình đốt cháy hoặc phân ly lk ra rồi lập biểu thức ra tính , vài lần là quen thôi mà !^^