Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

một độ K tương ứng với một độ C … và OC=273K ~~ cái này ứng dụng trong bài tập và lý thuyết rất nhìu bạn nên tìm hiễu kĩ lưỡng^ ^

BM ko chắc với ý kiến của longrai, Pb chưa hẳn là một kim loại thuần hoá trị II, nếu được thì bảo sư phụ longrai giúp một chút về mặt số liệu thực nghiệm cụ thể, khi đó mới nói đến chuyện giải thích được !!! BM nghĩ Pb nếu có hoá trị II thì cũng phải có thêm hoá trị 4 (dựa hoàn toàn vào cấu trúc điện tử hoá trị nhé !)

Em thì trả lời thế này… Do hai e ở lớp s nó bền nên Pb có xu hướng mất hai e độc thân ở phân lớp p để thể hiện số oxi hoá là +2 Còn hai e ở lớp s nó bền :noel7 ( CÒN VÌ SAO NÓ BỀN CÓ LẼ LÀ do hiệu ứng chắn vào phân lớp s là bé nhất :treoco ( … Em thấy không ổn thế nào ấy… hỏi sư phụ em sư phụ em bảo thế được òi còn không về nhà đọc thêm sách ý kiến của các anh thế nào

Xét cấu hình electron của những lớp bên trong Pb, ta thấy có hiệu ứng chắn lẻ của ba phân lớp 3d, 4d, 5d, chính điều này có thể làm cho hai electron ở 6s chịu tác động của hạt nhân mạnh (mạnh hơn trường hợp phân lớp ns ngoài chịu hiệu ứng chắn song song giữa hai phân lớp d bên trong (n-1)d và (n-2)d ! Nhưng đây chỉ là một qui luật kinh nghiệm do BM giải vài bài số liệu về cấu hình electron, chứ chưa có nền tảng lý thuyết vững để giải thích !!!

hix cái anh nói cứ vô lý thế nào ấy… nếu chắn mạnh wá thì e ở lớp s nó sẽ dễ dành tách ra và điều đó sẽ làm Pb có hoá trị IV… còn hoá trị hai sẽ khó tồn tại họăc được thể hiện rõ như ht 4 thì sao…???

                 Cái này xem sách của thầy Nguyễn Đình Chi á... thầy ấy nói hiệu ứng chắn cũng rõ lắm

ko ko, số chắn bức từơng chắn thì mạnh, nhưng số lẽ bức tường chắn lại ko mạnh !!! Ý anh là thế !!! em thử test vài bảng số liệu nói về khả năng ion hoá đó ! sẽ thấy !!! thảo luận tiếp ! :nguong (

:liemkem ( Người ta cứ bảo Proton nơtron và e là bé nhất òi vậy thì khi phát hiện ra hạt nhỏ hơn ba loại đó nữa thì bộ không ai suy nghĩ gì sao vo:)??? vậy cho em hỏi nếu giả sử ta có thể tách các hạt quack nhỏ xí xi đó ra thì tính chất hoá học của các nguyên tử bị tách hạt đó ra sẽ thế nào ( một proton có 3 hạt quack ) :liec (

NGƯỜI TA Bảo có sinh ắt có tữ thằng nào cũng có phản hạt của nó… ngay ca proton và nơtron cũng bị các phản hạt triệt tiêu được… dzỵ mà thằng photon ánh sáng… thì lại không… vì sao thế :suytu (

He he… vậy thì anh nói cho em biết hiện tượng bán kính bị CO lại trong một phân nhóm có phân lớp d và f là do đâu cũng bị chắn đó nhưng mà chắn thế nào… T_T

Cái sự co này người ta gọi là sự co lantanic hoặc actinit, nghĩa là sự giảm ít và đều đặn của các bán kính các nguyên tử thuộc nguyên tố d và f ! Vì các e trong phân lớp d và f gây nên hịu ứng chắn với các e bên ngoài (s hoac p ). Nên dẫn đến lực hút của hạt nhân đến các e ngoài cùng thay đổi ko rõ ràng !

Sao Gold vẫn thấy PbO2 vẫn bền mà nhỉ :hutthuoc( Còn cai zụ phan lớp s bị chắn ít hơn phân lớp p cùng thuộc chung 1 lớp thì ko hợp lí lắm nhỉ :doctor ( THeo wi tắc kinh nghiệm của Stater thì cách tính hịu ứng chắc của s và p như nhau mà (đương nhiên là s p cùng 1 lớp) !Do đó,ko thể dùng cách đó để giải thíhc được! Em nghĩ thế :smiley: các anh có í kiến zì ko ạ :busua(

Nếu tách 1 quark nào đó ra khỏi hạt nhân nguyên tử, hạt nhân sẽ bị biến đổi, dẫn đến cấu trúc vỏ điện tử thay đổi -> thành nguyên tố khác rồi. Thực ra các pư trong hạt nhân còn rất nhiều bí mật mà loài người chưa thể khám phá ra được. Chi biết bắn hạt nhân này vào hạt nhân khác, thì sinh ra hạt nhân mới, mà vẫn chưa hiểu được cơ chế…

Theo lý thuyết mô hình chuẩn (Standard Model, lý thuyết thành công nhất hiện nay vì đã thống nhất được các tương tác yếu, tương tác mạnh và tương tác điện từ, ngoại trừ tương tác hấp dẫn) thì photon không có khối lượng và điện tích nên không có phản hạt.

Các hạt cơ bản và các tương tác trong Mô hình Chuẩn:

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về photon và tìm lý thuyết khác thay thế Mô hình chuẩn, có thể thống nhất 4 tương tác hình thành mọi vật chất trong vũ trụ. Mọi người gọi đó là Lý thuyết thống nhất lớn (Grand Unification Theory), và hiện này đang tập trung vào nghiên cứu Lý thuyết Siêu dây (Superstring Theory), đã gần thống nhất được 4 tương tác. Lý thuyết này coi các hạt và các tương tác là dao dộng của các dây siêu đối xứng, khi các dây này giao động ở các mode khác nhau, hình thành các hạt hay các tương tác khác nhau. Giới hạn trên cho điện tích và khối lượng photon được chấp nhận là 10^-48 C và 1.8x10^-50 kg.

ÔI NO NO… AI RÙI… PHÂN LỚP KHÁC NHAU THÌ KHẢ NĂNG CHẮN VÀ BỊ CHẮN CỦA NÓ THAY ĐỖI RẤT LỚN ANH À vd như s chắn mạnh nhất thì bị chắn íu nhất và d chắn íu nhất nên bị chắn thì mạnh nhất đấy…

Còn PbO2 bền à… bấy lâu em nghĩ là nó không bền giống trường hợp của AgO đấy chứ??? ( nhưng Ag2O3 thì lại bền ///)

CHà,“RẤT LỚN” à,giữa s và p thuộc cùng 1 phân lớp mà rất lớn à :mohoi (
Thế còn cái wi tắc kinh nghiệm thì sao :tinh ( Nó tuy ko chính xác lắm nhưng cũng vẫn xài tốt :nhacto (

Hahà,PbO2 mà ko bền à chú :nhacto ( Còn AgO thì bao gồm Ag2O3 ở trỏng , nó hình như là Ag2O.Ag2O3 !

Anh Shin có bảo… cái quy tắc kinh nghiệm đa số chĩ áp dụng cho các trường hợp thông thường đúng qui luật giải thích cũng không chính xác <~~ vì câu nói này em không tin lắm vào thực nghiệm ~~ em thix số liệu cụ thể hoặc là giải thích dựa vào các qui luật tuần hoàn…

    AgO có bền đâu anh... phân huỷ ngay thành Ag2O và O2 mà ^ ^

Trờ lại chủ đề nào… Pb ~~ lực tương tác e và bán kính thu nhỏ lại chút chút của nó có ãnh hưởng gì đến khả năng nhận e hoặc mất e đi không… Có thể kết luận là nó ưu tiên mất e ở lớp p được… vì đây có mức năng lượng cao hơn ~~ kém bền hơn các e có mức năng lượng ít hơn và được chắn íu nên được hút tốt hơn ~~

Anh có nóilà AgO bền bao giờ đâu,đọc lại mấy bài ở trên đi !

Có lẽ hơi mất thời gian khi đi tranh cãi cái vấn đề này rồi! Anh đồng wan điểm với anh BM,nó dễ thể hiện hóa trị 2,nhưng ko phải là ko thể có hóa trị 4 được! Và cũng như chú em đã nói, np có mức năng lượng cao hơn ns,do đó e ở np dễ tham gia lk hơn,thế thôi ! Còn mấy vấn đề cao siu hơn nữa,thì chắc trình độ anh ko đủ để tìm hỉu thêm,1 phần vì kiên thức về mảng này còn hẹp lắm !

Hiệu ứng chắn của s và p không như nhau đâu ~~ CÂU NÀY LÀ SAI hoàn toàn đó…

:vanxin( Chỉ là hiệu ứng chắn của MỘT PHÂN LỚP thì bằng nhau thoai :ngu ( qui tắc thực nghiệm slayter nói thế mà :ungho (

Rốt cuộc chú em ko đọc kĩ à :expressionless: “cách tính hịu ứng chắn”!!!.. theo wi tắc kinh nghiệm của Stater!!!

vậy nếu photon ánh sáng có phản khối lượng thì chắc nó sẽ phải có phản hạt chứ nhĩ :tinh ( Nhưng nó không có điện tích không có hạt cơ bản ~~ vậy bản chất của nó có phải chỉ làm một hàm sóng không?? :lon (

Anh ơi cho em hỏi trong phần nhiệt động lực học hệ đồng thể và hệ đồng nhất khác nhau ở điểm nào anh cho em vài ví dụ điển hình đi

Photon có bản chất cả sóng lẫn hạt (wave-particle duality).

Trong thí nghiệm quang điện, photon thể hiện bản chất hạt:

Trong các thí nghiệm về giao thoa và nhiễu xạ thì photon lại thể hiện bản chất sóng.

Trong thí nghiệm qua khe hẹp, nếu là hạt sẽ thu được:

Tuy nhiên khi chiếu photon qua khe hẹp, kết quả thu được nhiều vạch sáng tối khác nhau:

Điều này chứng tỏ bản chất sóng của photon: