Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Số lượng tử chính n : Tên K L M N O P Q n 1 2 3 4 5 6 7 => Cho biết năng lượng e của AO, Kích thước AO Số lượng tử phụ l : giá trị : 0 1 2 3 4 5…( n-1) ứng với n s p d f g h… => Cho biết hình dạng AO Số lượng tử từ ml : giá trị -l…-1 0 1…l => Cho biết sự định hướng AO trong không gian Và số lượng tử từ spin ms : cho biết chiều quay của e trong AO Vd : Mg…3s2 =>số lượng tử của e chót cùng của Mg là : n=3 l=0 ml=0 ms = -1/2

Xét về bình thường thì vẫn có Cu2CO3 ở trạng thái rắn, chẳng qua là nó bị thủy phân trong nước mà thui.

mình nghe nóihinhf nhue chất gọi là EDTA hòa tan được BaSO4 thì phải.không biết cơ chế hòa tan của nó như thế nào nhỉ?

một chút màu nha tại sao lai cứ phải có nhiều nối đôi thì mới mang màu vd như các hợp chất vitaminA hay các tecpen có màu

Chúng ta thương di vao các vấn đề wá xa vời hãy way lại với những chất thông thương như etilen và axetilen lk pi chất nào bên hơn A) rõ ràng là đoo dài lk 3 nhỏ hơn > độ xen phủ AO p lớn hơn >> lk trong axetilen bên hơn B) ta thấy chỉ có ãetilen tham gia pu cộng Nu > MO phản lk thấp hơn> MO lk cao hơn >> lk pi của nó kém bên hơn mâu thuẫn ở đâu

Đề nghị bác bommer học mấy cái phổ UV nhé!Với lại mấy cái nì hình như ở trong chem đã có rồi.

Cơ chế hòa tan hình như là cứ BaSO4 <—> Ba2+ + SO42- sau đó thì do khả năng tạo phức vòng càng của EDTA với Ba 2+ làm cho nó có K bền rất lớn nên BaSO4 tan ra

Tìm công thức một hợp chất biết khi thủy phân cho aceton, glucozo và HCN. Biết chất đó là Xianua-Glucozit.

Giúp em cân bằng các phuong trình sau: 1> Cu+HNO3—>Cu(NO3)2+ NO+ H2O 2> Mg+HNO3—> Mg(NO3)2+ NO2+ H2O 3> Zn+ H2SO4—> H2S+ZnSO4+ H2O 4> SO2+ KMnO4+H2O —> H2SO4+MnSO4+ K2SO4 5> Al+ HNO3—> Al(NO3)3+ NxOy+H2O 6>NaNO2+ KMnO4+H2SO4—> NaNO3+ K2SO4+MnSO4+ H2O Em mới học hóa nên chua biết nhiều. Mong các anh chÞ giúp đỡ nhìu hơn!

Tốt nhất là nắm phương pháp bạn à ( cái này rất nhiều sách nói rồi ) :ngap ( 3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4 H2O

Mg + 4HNO3 –> Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O

4Zn + 5H2SO4 –> 4ZnSO4 + H2S+ 4H2O

5SO2 + 2KMnO4 +2 H2O –> 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

5/ lười chả CB :treoco (

5NaNO2 +2 KMnO4 + 3H2SO4 –> 5NaNO3 + K2SO4 +2 MnSO4 + 3H2O :hutthuoc(

Các anh các chị có thể liệt kê tất cả các cách cân bằng phuong trinh giup em không(cụ thể, chi tiết nha!). EM mới học nên vẫn chua quen, mong moi nguoi giup đỡ!!

Chào mọi người, hiện nay tớ đang bị ông thầy dạy Hóa quần cho một trận về cái AO, mà ông thầy dạy rối quá, nên tớ lên đây hỏi bà con huynh đệ. Tại sao có một số hợp chất và ion khi dùng thuyết lai hóa thì ko giải thích được vì sao nó có dạng lai hóa đó, giống như là bị thiếu cái gì đó ấy, rồi còn mối liên hệ giữa các cặp e không liên kết và e liên kết, số lượng chất mà liên kết với nguyên tử trung tâm… Bạn nào biết giúp giùm nhé.

Thực ra thì thuyết lai hoá chưa hoàn hảo cho lắm, vẫn còn một số thiếu sót, ko thể giải thích hết tất cả các trường hợp được. Phần lớn các trường hợp để xác định dạng lai hoá, trước tiên phải xác định được nguyên tử trung tâm, tìm tổng số cặp e liên kết tạo lk sigma và số cặp e chưa lk của nguyên tử trung tâm. :chabit ( Từ đó suy ra dạng hình học tương ứng của từng kiểu lai hoá: sp : cấu tạo thẳng, góc lk 180 độ sp2: cấu trúc dạng phẳng, 3AO lai hoá sp2 hướng về 3 đỉnh của tam giác đều với góc lk = 120 độ sp3: cấu trúc không gian, 4AO lai hoá sp3 hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều, góc lk = 109độ28’ Tuy nhiên thì các trường hợp trên ko phải lúc nào cũng đúng :phuthuy (. CÒn tuỳ vào số cặp e chưa liên kết.

Chà, về HNO3 và H3PO4 thì các bạn đều nhận thấy là HNO3 có tính oxi hóa mạnh hơn chứ gì. Mình nghĩ nó có thể giải thích như sau: Trước hết, hai nguyên tố trung tâm, N và P cùng ở chung một nhóm nhưng lại tạo hợp chất dạng khác nhau là HNO3 và H3PO4, cũng giống như HBrO4 và H5IO6 vậy, có thể giải thích là do bán kính của P lớn, liên kết pi để tạo thành HPO3 không còn bền nữa, nó bị chuyển về liên kết sigma. Mà ta biết liên kết sigma bền hơn liên kết pi rất nhiều => tính oxi hóa của H3PO4 yếu hơn HNO3. Ngoài ra cũng có thể xét đến phân lớp d của H3PO4. Cấu hình e của P là 3s2 3p3 3d0, có thể chuyển thành 3s1 3p3 3d1 được, còn cấu hình e của N là 2s2 2p3, Ken nghĩ N lai hóa sp2, có một orbital chưa lai hóa tạo liên kết pi cộng hưởng cho cả hai O không liên kết với H (cũng hơi mù mờ chỗ này, nếu vậy thì orbital chưa lai hóa tạo liên kết pi ấy đã có đủ 2 e, làm sao tạo liên kết? ) nên kém bền, có tính oxi hóa cao hơn. Còn về H2SO4 và H2SeO4 (tính oxi hóa của nguyên tử trung tâm ấy) là do bán kính Se lớn hơn, độ âm điện nhỏ hơn, liên kết với O kém bền hơn, dễ đứt => tính oxi hóa cao hơn. Còn về độ mạnh acid, mình nghĩ nó chịu ảnh hưởng của độ bền liên kết nhiều hơn, sau đó mới nói đến tính phân cực. Mình toàn là đoán mò không đó, không kiểm chứng lại nghe theo sai ráng chịu ^^!

Thường thì thuyết lai hóa chỉ dùng để giải thích chứ không dùng để tiên đoán. Nó thiếu sót, tất nhiên. Không phải hợp chất nào cũng lai hóa, cứ dùng lai hóa để giải thích thì sẽ có một số trường hợp bị sai đấy.

cái này em có thể tham khảo sách phản ứng oxi hóa khử của tác giả Ngô Ngọc An

nhưng có một số hợp chất có lai hóa mà lại không thể dùng thuyết lai hóa giải thích được vì nếu mà dùng thì sẽ ko ra cái gì cả. Vả lại, theo như mình thấy, nguyên tử trung tâm lai hóa với mức năng lượng đủ để nó kết hợp thì phải, ví dụ như là nếu nó dùng 1 AOs và 3 AOp thì sẽ không dùng thêm AOd mặc dù nó có thể sd thêm AOd, không biết có đúng ko. Các có thể cho mình thông tin một số tài liệu tham khão thêm phần này được ko, thanks!!

Theo chỗ 07 đc biết: hình học phân tử được xác định bằng thực nghiệm hoặc dự đoán bằng VSEPR cho một số trường hợp đơn giản. Theo VB, sự định hướng của các AO hóa trị ở nguyên tử trung tâm (đương nhiên trường hợp có nhiều tâm có thể cắt khúc phân tử thành các phần khác nhau để khảo sát) sẽ quyết định hình học phân tử. Sự định hướng các AO đến lượt nó do nghiệm của phương trình Schroedinger quyết định. Thực chất các orbital s,p,d… đã không còn thuần túy là nghiệm trực tiếp của ptrinh này nữa mà mỗi trong số chúng thường là kết quả của sự tổ hợp các AO suy biến để triệt tiêu các đơn vị ảo bên trong biểu thức của mình. Sự tổ hợp này nằm trong cái gọi là nguyên lí chồng chất trạng thái, một tiên đề của CHLT. Phát hiện trong thuyết lai hóa của L.Pauling là ở chỗ đã vận dụng sâu hơn nguyên lí này, không thuần túy là sự tổ hợp tuyến tính của các AO suy biến mà là các AO có mức năng lượng gần nhau và phù hợp nhau về tính đối xứng để định hướng lại các AO hóa trị ở trạng thái kích thích giả định của nguyên tố trung tâm khi tham gia lk, vì thế mà lí giải phù hợp hơn các cấu tạo hóa trị cho phân tử. Điều đó có nghĩa là thuyết lai hóa không có tác dụng dự đoán hình học phân tử mà chỉ giải thích những dạng hình học có sẵn mà thôi. Cũng cần lưu ý: ứng với một dạng hình học cho trc không hẵn chỉ có một dạng lai hóa duy nhất đáp ứng đc nó, tức là không phải cứ tứ diện thì luôn là sp3, lưỡng tháp tam giác là sp3d… câu trả lời được làm rõ hơn bằng lí thuyết nhóm…

lý thuyết nhóm mà bạn nói là gì>< Nếu như với các chất như SO3 hay SO2 thì chắc chắn nó phải lai hóa,nhưng nếu mà dùng công thức để xác định dạng lai hóa thì quả thật nó trật lật Chưa kể đến các ion cũng có lai hóa thì phải, vi dụ như SO42- ây…

Pok xem lại thử, chứ 07 đâu thấy trật gì đâu? Xung quanh SỎ vẫn là 3 không gian khu trú điện tử, các phối tử quanh S tương đương thì theo VSEPR là tam giác đều. Có thể giải thích nó theo lai hóa bằng sp2. Tương tự SO2 cũng là sp2. Các ion cũng lai hóa là một vấn đề rất bình thường thôi mà?