Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Trước đây người ta dùng đồng vị Urani 235 làm bom nguyên tử. Nhưng tồn tại trong tự nhiên chủ yếu là đồng vị 238. Muốn tách đồng vị 235 thì rất tốn kém, bom nguyên tử lại không cho phép hàm lượng U 238 vì nó ngăn cản phản ứng xảy ra. Sau khi phát hiện được Plutoni, người ta nhận thấy có loại đồng vị của nó tính chất cho phản ứng hạt nhân tương tự Urani, nhưng đồng vị này dễ tìm hơn. Do đó bom nguyên tử ngàynay được thế bằng plutoni. (hay mình nhớ nhầm, một loại đồng vị phổ biến của plutoni là nguyên liệu để sản xuất urani 235 nhỉ?)

có ai bít về số lượng tử ko? bao gồm : số lượng tử chính n số lượng tử fụ l số lượng tử từ:ml (+hình vẽ minh họa về những thứ trên ,vì cô giao` tui giảng bài mà tui hẽm hĩu gì cả)

Và cả cuốn Hóa đại cương 3 tập ( hình như 1 cuốn bài tập ) của René Didier ( Vũ Đăng Độ dịch :chabit ( ) Em đang rất rất cần , huynh đệ nào biết xin chỉ giùm. !!!

===>nhà sách bách khoa số 1 đường Giải Phóng Hà Nội dưới chân cầu vượt ngã tư vọng anh thấy mấy sạp sách cũ, ở đó có cuốn Rener Didier hoặc em lên 14 Hàn Thuyên, nhà sách của NXB GD tha hồ sách mới, chỉ sợ ko học hết nổi thôi :sangkhoai

trường mình có 1 số tài liệu lưu hành nội bộ, em liên hệ với các thầy xem

Mấy bác ơi, có quyển Những vấn đề chọn lọc của Hoá học Tập 4 ko? Cho em với!

Theo bạn chế ra thì có lẽ ko đúng rùi.Thế theo bạn thì tại sao oxit có màu đậm hơn hidroxit và Cu+ thì ko có mà mà Cu2+ có màu? Bạn nên tham khảo thêm giải thích màu theo cực hóa ion và màu của phức chất trong Hóa học Vô cơ tập 1 và 3.

bom nguyên tử làm bằng Pu vì nó có thể tạo ra nhiều hơn từ U238(?) so với tách U235 vừa ít lại tốn!

các bạn có thể giải thích tại sao muối cacbonat hóa trị ba lại không bền không (giải thích rõ thì càng tốt) cám ơn nhiều

HF<HCl<HBr<HI. Là một nguyên lí đơn giản !!! Dựa vào tính chất của bảng tuần hoàn ta sẽ có: Trong 1 nhóm thì khi đi từ trên xuống dưới thì tính phi kim tăng dần => tính axit của các nguyên tố cũng tăng dần !! Đơn giản vậy thui !! :chocwe (

trước hết cho mình xin lỗi SweetLoveFC nha . mình kô tính nói đâu nhưng bạn sai kiến thức đại cương 1 cách trầm trọng rồi đó, cũng quên luôn kiến thức tuần hoàn lớp 10 rùi. đi từ trên xuống tính phi kim giảm bạn ơi , nếu như bạn nói thì O yếu hơn S rùi, vậy cũng đủ thấy sai rùi . đi từ trên xuống tuy Z tuy có tăng nhưng do sự mở thêm lớp e nên R tẵng rất nhanh, tương tác hạt nhân lên e ngoaì yếu dần tính KL tẵng, PK giảm. Nhưng cũng hoan nghênh tinh thần của bạn cho diễn đàn, cố lên bạn Mình đồng ý với duongqua28 Hoá Học luôn có các yếu tố cạnh tranh nhau. ở đây xét tính acid có 2 vấn đề: độ phân cực và độ bền liên kết. các oxiacid nhu HClO, HClO3, H2SO4 các bạn thử vẽ CT cấu tạo sẽ thấy toàn là lk H-O-NgTửTT nên phải dựa vào độ pc thôi. Còn các hiracid thì # nhau về lk: H-F, H-Br… nên phải xét lk. xét về tính PK thì F mạnh nhất, lôi kéo e nhiều nhất. Nhưng nó ở ckII R nhỏ, đồng năng với H hơn, xen phủ tốt nhất, lk bền nhất, khó tách H+, acid yếu nhất. Giải thích tương tự vậy: I ckV chênh lệch NLg với H nhiều nhất, xen phủ yếu nhất, lk kém bền nhất, dễ tách H nhất, tinh Acid cao nhất Bạn nào kô đồng ý thì post lên tranh luận để diễn đàn xôm tụ nha

Theo mình, để giải tính acid các bạn ko cần phải dùng “đao to búa lớn” đâu nhưng dù sao thì bạn pam04 cũng giải thích đúng đấy (ít nhất là theo tôi). Chúng ta có thể luận 1 cách đơn giản như sau: tính acid mạnh có nghĩa là H+ dễ dàng “ra đi” mà ko có sự níu kéo của halogenur; H+ dễ dàng ra đi khi liên kết phân cực mạnh hoặc độ bền liên kết giảm. Đi từ trên xuống dưới, độ phân cực của lk giảm chậm so với độ bền giảm nhanh (ĐÂĐ giảm chậm so với bkính tăng nhanh —> mật độ điện tử thấp)—> tính acid tăng dần từ HF đến HI. Thiểu năng của tôi chỉ có thể giải thích như trên , nếu có j sai sót xin các huynh đệ xa gần chỉ bảo. Tại hạ cảm kích vô cùng.

mình mua axit HCl ở các nơi sản xuất mắm mà không hiểu vì sao nó lại có màu vàng nhỉ?

mình có một câu hỏi mà mình cũng khó hiểu với nó,các bạn giải thích cho mình hiểu với nhé(!) trong nhóm Nitơ hai axit HNO3 và H3PO4,tại sao phôtpho trong axit phôtphoric lai không có tính ôxi hóa mạnh như của nitơ trong axit nitơric?trong khi đó cả hai nguyên tử đều ở mức oxi hóa +5 cao nhất?

ion NO3- trong mt bazơ sẽ chỉ bị oxi hoá đến NH3 ví dụ như khi cho Zn tac dụng sẽ giải phóng H2 va NH3 Zn+NO3-+OH—>ZnO2-+NH3+H2 (do Zn tác dụng với ion NO3 và H2O và OH- nên giải phóng cả khí H2.trong trường hợp khác thì chỉ ra NH3 thôi

Mấy bác giải thích giùm là tại sao H2SeO4 lại có tính oxi hóa mạnh hơn H2SO4? Cái này trái ngược hoàn toàn với N và P!

Tại sao trong môi trường bazo thì NO3- có thể bị khử thành NH3 bằng Al và Zn?

Mình nghĩ là do độ bền nhiệt động học , và do các ion 3+ này cực hóa mạnh ion CO3_2- làm cho nó kém bền.

Vì trong P có độ âm điện nhỏ hơn N và trong H3PO4 thì độ bền cao hơn so với HNO3.

cám ơn bạn nhiều, vậy bạn có thể cho biết Cu2CO3 bền hay không (nếu không bền thì bạn có thể giải thích giúp được không) cám ơn nhiều