Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

:)) nếu để tăng diện tích tiếp xúc thì dùng NaNO3 dd đặc có lý hơn nhỉ<nước đâu bao nhiêu> :smiley: dùng như thế để pứ không bị dồn dập, khí thoát ra không quá nhanh ~~> tránh nổ, và acid đặc để hạn chế bay hơi làm lẫn tạp chất không cần thiết ^^… mình có ý thế !

Mọi người ơi có 1 số cuốn sách em đang ko thể kiếm được :cool ( 1/ Cuốn cơ chế hữu cơ của Thái Doãn Tĩnh :nghimat ( 2/ Bài tập hóa vô cơ của thầy Nhâm " Giáo trình Rô-nê-ô của ĐHKHTN " 3/ Bài tập cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học của thầy Đào Đình Thức :quyet ( 4/ Hóa học VN và quốc tế TẬP 2 Em ở HN , anh nào biết ở đâu có hoặc đang có thì chia sẻ em với nhá ? Hay có ai đang học khoa Hóa ĐHKTN Hà Nội giúp em mượn vài cuốn trong thư viện nha ( thẻ thư viện của em hok được vô đó :nghe ( ) Thanks nhìu nhìu :hutthuoc(

Nhưng HNO3 thoát ra khỏi dd dưới dạng hơi mà em, cần gì tan trong nước,theo mình pứ dễ xảy ra vì nếu dùng dd NaNO3 thì H2SO4 cho vào sẽ giảm nồng độ –> khó pứ

Ag2SO4,Ag2SO3 điều có màu trắng còn Ag2CO3 màu vàng Cu(OH)2 chỉ có màu xanh ok

Các bạn trả lời thử câu này nhé(dễ thui mà!): 2 muối của cùng 1 axit nào mà làm đổi mầu quỳ tím khác nhau, tạo kết tủa trắng với dd Ca(OH)2 và kết tủa vàng với dd AgNO3?

cho em hỏi tại sao NaOH đặc ko làm phenol hoá hồng

Ý bác định nói là phenolphtalein đúng ko? Theo em vì dd đậm đặc làm mất khả năng tạo màu của chất chỉ thị, chắc là do Cấu trúc tạo màu thay đổi.

nếu nói về cơ chế tạo màu của thuốc thử thì bạn tham khảo topic này nhé! trong đó có nói về phenolphtalein đó thân có gì thảo luận trong đó nhe http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=2888

không biết có phải ko nhe! có phải là NaHCO3 và Na2CO3 ko vậy?

hic sai rùi anh ơi!Cả 2 muối này đều cho môi trường bazo mà!

À vậy em hiểu rùi.Ở pH quá cao thì phenolphtalein chuyển qua dạng In(OH)3- ko có hệ liên hợp nên mất màu.

bạn vpt P2O5 tác dụng với H2O từ đó tính dc kl H3PO4 tạo ra =>số mol nó rùi cộng với số mol H3PO4 đề cho sau đó vpt tác dụng với NaOH tính tỉ lệ số mol => các chất spư rùi lập hệ phương trình giả ra là xong (mình làm đại đó nha)

ai nói là nó chỉ td với bazơ thoi nó cũng như các axit khác thoi nhưng đặc biệt là nó có 3 nấc phân li.VD tác dụng với BaCl2 tạo ra Ba3(PO)4 kết tủa trắng đó

H3PO4 là axit trung bình mang đầy đủ tính chất của axit :phuthuy (

áp suất riêng của một chất khí trong một hỗn hợp là áp suất do chất khí đó tạo nên khi nó chiếm thể tích của toàn bộ hỗn hợp khí trong cùng những điều kiện vật lí. định luật Dalton: “áp suất chung của hỗn hợp các chất khí không tham gia tương tác hóa học với nhau bằng cách tổng áp suất riêng của các khí tạo nên hỗn hợp” (hóa đại cương - Nguyễn Đức Chung)

định nghĩa 1: tỉ nhiệt (tức nhiệt dung riêng) một chất là lượng nhiệt cần thiết để đưa nhiệt độ của một gam chất đó lên 1 độ C định nghĩa 2: nhiệt dung nguyên tử là tích số giữa khối lượng nguyên tử (A) với tỉ nhiệt của đơn chất do nguyên tố tạo nên. Quy tắc Dulong-Petit: nhiệt dung nguyên tử của đa số đơn chất rắn có giá trị vào khoảng 6,3. A x tỉ nhiệt =(gần bằng) 6,3

với dung dịch điện li định luật bảo toàn khối lượng thường được biểu thị dưới hai dạng : định luật bảo toàn nồng độ đầu và định luật bảo toàn điện tích. Định luật bảo toàn nồng độ đầu: nồng độ gốc là nồng độ một chất nào đó trước khi trộn hỗn hợp phản ứng nồng độ đầu là nồng độ một chất nào đó trước khi tham gia phản ứng. Nồng độ đầu khác nồng độ gốc ở chỗ có sự thay đổi thể tích khi trộn lẫn các dung dịch nồng độ cân bằng là nồng độ một cấu tử sau phản ứng và hệ ở trạng thái cân bằng. theo định luật bảo toàn khối lượng :nồng độ đầu của một cấu tử bất kì đúng bằng nồng độ cân bằng của tất cả các dạng tồn tại của cấu tử đó trong dung dịch ở trạng thái cân bằng. định luật bảo toàn điện tích: do sự trung hòa điện của dung dịch các chất điện li, tổng các điện tích âm của các anion phải bằng tổng các điện tích dương của các cation

đồng bào ơi ai có cuôn cơ sở lí thuyết hóa hữu cơ của Tran Quốc Sơn thì share cho tui với

Về màu sắc hợp chất thì mình có được biết sơ lược là hầu hết các kim loại ở phân nhóm chính nhóm A cho hợp chất. Các kim loại chuyền tiếp mới có khả năng cho hợp chất có màu. Còn sự tham gia của các anion cũng cần xét đến. Ví dụ như xét NaOH, Na2SO4 và Cu(OH)2 và CuSO4. Cả hai hợp chất của Na đều không màu, nhưng hợp chất của Cu thì có màu, đều là xanh nhưng mức độ khác nhau. Vậy là SO4(2-) giúp bổ trợ màu (từ do mình chế ra ^^!) tốt hơn (hay cản màu ít hơn) OH(-)? Hai muối của cùng 1 acid làm đổi màu quỳ khác nhau là NaH2PO4 (pH=4.7) và Na3PO4 (pH = 12.6) (xét với dd 0.1 mol)

Cacbon hình như không gây ung thư (mình chưa nghe ai nói về vấn đề này cả). Còn ăn đồ khét dễ bị ung thư là do ở nhiệt độ quá cao, các chất hữu cơ như dầu, mỡ, bị biến chất, kết hợp tùm lum với nhau, còn bị oxi hóa không hoàn toàn, sinh ra nhiều hợp chất mới độc hại, vân vân… Đó cũng là lý do vì sao ta không nên ăn hàng rong. Họ chỉ dùng có một chảo mỡ mà chiên đi chiên lại suốt. Nếu bạn nhìn kĩ bạn sẽ thấy mỡ đó không còn vàng nữa mà đã chuyển qua màu đen rồi.