Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Câu này dường như đã có nhiều bài post trên 4rum rồi thì phải, mod phổ thông đâu rồi, giải quyết phát !

Hiđrô 1s1 Oxi [Ne]2s2 2p4 , 1 AOs tổ hợp với 3 AO p tạo ra 3 AO lai hóa sp3 giống hệt nhau hướng về 4 đỉnh của 1 tứ diện đều. 2 AO lai hóa của oxi chứa 1 e độc thân xen phủ với 2 AOs chứa 1 e độc thân của Hiđrô tạo 2 lk sigma. Do còn 2 cặp e chưa lk chiếm 2 vùng không gian trên 2 đỉnh tứ diện nên phân tử H2O dạng góc với góc lk 104.5 độ ( gần với góc 109,5’ ) :nhau ( Cái NH3 làm tượng tự :ninja1 (

Cái nì… giở sách bài tập hoá 10 ra mà coi ^^;))

ai giúp em cách đặt hệ số vào pt ôxi hoá -khử với! cho em vài cái vd luôn nha

bạn chỉ nhớ đúng 1 câu số e cho bằng e nhận là đủ (xá định chất nào cho e và nhận e cân bằng trước ) nên mua 1 số sách nâng cao tham khảo các pt hóa học khó ! chúc bạn học tốt

Cái này là giải PT sóng Scrôđingơ,em cũng ko rõ lắm nhưng nói chung là hiểu như mấy phần trên là đc rùi. n là số lớp e l là phân lớp m là AO trong lớp l ms là chiều tự quay

cảm ơn may annh nhùi lắm

K2Cr2O7 + 3(NH4)2S + 4KOH + H2O -----> 2K3Cr(OH)6 + 3S +6NH3 3HgS + 12HCl + 2HNO3 -------> 3H2HgCl4 + 2NO + 3S + 4H2O Zn[Hg(SCN)4] + 8(IO3)- + 8Cl- +12H+ -----> 8ICl + 4(SO4)2- + 4HCN + Zn2+ + Hg2+ + 4 H2O Bài này trong đề thi QG năm 2001 thì phải.Câu cuối cân bằng sai! :hung (

Hình như bác cũng mới học đến phần nitơ thui nhỉ?Cái này chắc là do để pứ xảy ra dễ dàng

Để Pư dễ dàng và do HNO3 tan nhiều trong H2O mà :quyet (

thanks nhá nhưng cho tớ hỏi cái là Fe2O3 +CO –>Fe +CO2 tìm dc hệ số là 2 và 3 thì lại => Fe2O3 +3CO –>2Fe +3CO2 vậy tại sao lại đặt 2 và 3 vào những vị trí trên

em dg cần 1 số (lớn) bài tập về cân bằng pứ oxh khử để luyện cách cân bằng càng nhanh càng tốt ai có thì post lên giúp em với (có bài giải riêng kèm theo càng tốt )! thank a lot!

Fe2O3 + CO –> Fe + CO2

   2Fe+3      -->  2Fe + 6e       x1  
   C+2 -> C+4 + 2e               x3

Nhớ lúc cân bằng chú ý số nguyên tử cho nhận e :water (

Bảng tuần hoàn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Bước tới: menu, tìm kiếm Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, hay bảng tuần hoàn Mendeleev, hay ngắn gọn bảng tuần hoàn, là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành bảng.

Các nguyên tố được sắp xếp theo cấu trúc electron. Do cấu trúc electron là yếu tố quyết định các tính chất hóa học của các nguyên tố, việc sắp xếp này tạo nên sự thay đổi đều đặn của các tính chất hóa học theo các hàng và cột.

Mỗi nguyên tố được liệt kê bởi số nguyên tử và ký hiệu hóa học. Bảng tuần hoàn tiêu chuẩn cho biết các dữ liệu cơ bản nhất. Còn có nhiều các trình bày khác cho từng mục đích cụ thể hơn.

Sắp xếp Các cố gắng ban đầu để liệt kê các nguyên tố nhằm thể hiện quan hệ giữa chúng thông thường là sắp xếp theo trật tự của nguyên tử lượng. Sự hiểu biết sâu sắc cơ bản của Mendeleev trong phát minh ra bảng tuần hoàn là sắp đặt các nguyên tố để minh họa sự tuần hoàn của các tính chất hóa học (thậm chí nếu như điều đó có nghĩa là một số nguyên tố nhất định không theo trật tự khối lượng, ví dụ Argon có nguyên tử lượng là 39,948(1) trong khi Kali là nguyên tố xếp sau nó lại chỉ có nguyên tử lượng là 39,0983(1).), và để lại các lỗ hổng cho các nguyên tố “bị bỏ sót” (chưa tìm thấy vào thời kỳ đó). Mendeleev sử dụng bảng của mình để dự đoán các tính chất của các “nguyên tố bị bỏ sót” này, và nhiều trong số chúng sau này đã được phát hiện ra là phù hợp khá tốt với các dự đoán.

Với sự phát triển của các học thuyết về cấu trúc nguyên tử (ví dụ thuyết của Henry Moseley) nó trở thành rõ ràng là Mendeleev đã sắp xếp các nguyên tố theo trật tự tăng của số nguyên tử (tức là số lượng proton trong hạt nhân). Trật tự này gần như là đồng nhất với kết quả thu được từ trật tự tăng của nguyên tử lượng.

Nhằm minh họa các thuộc tính tuần hoàn, Mendeleev đã bắt đầu các hàng mới trong bảng của mình sao cho các nguyên tố với các tính chất tương tự nhau nằm trong cùng một cột đứng (“nhóm”).

Với sự phát triển của các lý thuyết trong cơ học lượng tử hiện đại về cấu hình electron trong phạm vi nguyên tử, nó trở thành rõ ràng là mỗi hàng ngang (“chu kỳ”) trong bảng tuần hoàn tương ứng với sự điền đầy lớp lượng tử của các electron. Trong bảng ban đầu của Mendeleev, mỗi chu kỳ đều có độ dài như nhau. Các bảng ngày nay có các chu kỳ dài hơn tăng dần lên về về phía cuối bảng, và nhóm các nguyên tố trong các khối s, p, d và f để thể hiện sự hiểu biết của con người về cấu hình electron của chúng.

Trong các bảng in ra, mỗi nguyên tố thường được thể hiện bằng ký hiệu nguyên tố và số nguyên tử; nhiều phiên bản còn liệt kê cả nguyên tử lượng và các thông tin khác, như cấu hình electron vắn tắt của chúng, độ âm điện và các hóa trị phổ biến nhất. Vào thời điểm năm 2005, bảng tuần hoàn chứa 116 nguyên tố hóa học mà sự phát hiện ra chúng đã được xác nhận. Trong số đó, 94 nguyên tố được tìm thấy trong tự nhiên trên Trái Đất, phần còn lại là các nguyên tố tổng hợp đã được tạo ra một cách nhân tạo trong các máy gia tốc hạt.

[sửa] Tính tuần hoàn của các tính chất hóa học Giá trị chính của bảng tuần hoàn là khả năng dự đoán các tính chất hóa học của nguyên tố, dựa trên vị trí của nó trong bảng tuần hoàn. Cũng cần lưu ý là các tính chất hóa học đó thay đổi đáng kể khi chuyển từ cột này sang cột kia hơn là khi thay đổi từ hàng này sang hàng kia.

[sửa] Nhóm và chu kỳ

[sửa] Nhóm Một nhóm, còn gọi là một họ, là một cột thẳng đứng trong bảng tuần hoàn.

Các nhóm được coi là phương thức quan trọng nhất trong phân loại các nguyên tố. Trong cùng một nhóm, các nguyên tố có các tính chất rất giống nhau và thể hiện một xu hướng rõ ràng (mạnh dần lên hay yếu dần đi) trong các tính chất dọc theo chiều tăng của nhóm — các nhóm này được đặt các tên gọi chung, chẳng hạn nhóm các kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, kim loại chuyển tiếp, halogen và khí hiếm. Một số nhóm trong bảng tuần hoàn thể hiện sự giống nhau ít hơn và/hoặc các xu hướng theo chiều đứng cũng ít hơn (ví dụ các nhóm 14 và 15). Các thuyết về cấu trúc nguyên tử trong cơ học lượng tử hiện đại giải thích rằng các nguyên tố trong cùng một nhóm có cấu hình electron như nhau trong lớp hóa trị của chúng, và đây là yếu tố lớn nhất trong việc xem xét sự giống nhau của chúng về các tính chất hóa học.

[sửa] Chu kỳ Một chu kỳ là một hàng ngang trong bảng tuần hoàn gồm những nguyên tố có cùng số lớp electron. Trong một chu kì theo chiều tăng của Z, bán kính nguyên tử giảm dần, độ âm điện và năng lượng ion hóa tăng dần, do đó khả năng nhường e của nguyên tố giảm, đồng thời khả năng nhận e của nguyên tố tăng dần. Do đó trong một chu kì thì tính kim loại giảm còn tính phi kim tăng dần.

Mặc dù nhóm là cách thức thông dụng nhất để phân loại các nguyên tố, nhưng ở đây có một vài vùng trong bảng tuần hoàn mà các xu hướng theo chiều ngang và sự giống nhau trong các tính chất lại là đáng kể hơn so với các xu hướng theo chiều đứng. Điều này có thể là đúng trong khối d (hay “các kim loại chuyển tiếp”), và đặc biệt là trong khối f, trong đó các nguyên tố thuộc các nhóm lanthanoid và actinoid tạo ra hai nhóm cùng gốc giống nhau một cách đáng kể theo chiều ngang. Số chu kỳ cũng chỉ ra là có bao nhiêu lớp điện tử có trong nguyên tố thuộc chu kỳ đó.

[sửa] Ví dụ

[sửa] Khí hiếm Tất cả các nguyên tố của nhóm 18 (8 hay 0 nếu không kể đến các nguyên tố chuyển tiếp), là các khí hiếm (khí quý), có lớp hóa trị được điền đầy. Ngày nay người ta không gọi chúng là khí trơ nữa, vì đã tìm thấy hợp chất của Xe. Helium là nguyên tố trơ nhất trong các khí hiếm và khả năng phản ứng trong nhóm này tăng dần lên theo chu kỳ: có thể làm cho các khí hiếm nặng nhất phản ứng do chúng có các lớp electron lớn hơn. Tuy nhiên, khả năng phản ứng của chúng về tổng thể vẫn là rất thấp và kém.

[sửa] Halogen Trong nhóm 17, (7 nếu loại đi các kim loại chuyển tiếp) được biết đến như là nhóm các halogen, các nguyên tố đều chỉ còn thiếu 1 electron là điền đầy lớp điện tử hóa trị. Vì thế, trong các phản ứng hóa học chúng có xu hướng thu thêm điện tử (xu hướng thu thêm điện tử gọi là độ âm điện). Thuộc tính này là rõ nét nhất ở Flo (nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong tất cả các nguyên tố) và nó giảm dần theo sự tăng lên của chu kỳ.

Kết quả là tất cả các halogen tạo ra các axit với Hidro, chẳng hạn axit flohiđric, axit clohiđric, axit brômhiđric và axit iốthiđric, tất cả đều trong dạng HX. Độ axit của chúng tăng lên theo sự tăng của chu kỳ, do ion I- lớn là ổn định hơn trong dung dịch khi so với ion F- nhỏ.

[sửa] Kim loại chuyển tiếp Trong các kim loại chuyển tiếp (các nhóm từ 3 đến 12), sự khác nhau giữa các nhóm là không quá lớn, và các phản ứng diễn ra ở trạng thái hỗn hợp, tuy nhiên, vẫn có thể thực hiện các dự đoán có ích tại đây được.

[sửa] Các nhóm Lantan và Actini Các tính chất hóa học của nhóm Lantan (các nguyên tố từ 57 đến 71) và nhóm Actini (các nguyên tố từ 89 đến 103) là rất giống nhau trong nội nhóm hơn là giống các kim loại chuyển tiếp khác, và việc tách hỗn hợp các nguyên tố này có thể là rất khó. Nó là quan trọng trong sự làm tinh khiết hóa học cho urani (số nguyên tử bằng 92), một nguyên tố quan trọng trong năng lượng nguyên tử.

xem thêm chi tiết tại Bảng tuần hoàn – Wikipedia tiếng Việt

Viết pt cho nhận e, đặt 1 vào trước Fe (những chất có Fe), nhưng ko cần ghi cũng đc; đặt 3 vào trước C (những chất có C), sau đó điều chỉnh lại hệ số cho hợp lí. :matkinh ( Theo tớ thì tóm gọn lại, khi cân bằng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng e thì có 4 bước: b1: Xđ hệ số OXH, chất khử, chất OXH. b2: Viết các bán pứ và cân bằng, tìm BCNN sau đó xđ hệ số của mỗi bán pự b3: Cộng các bán pứ lại và cân bằng (tổng e thu = tổng e nhường) –> hệ số chính của pt b4: kiểm tra, viét các sản phẩm phụ. thông thường thì khi kiểm tra, người ta dựa vào số gốc axit hoặc số ntử H ở 2 vế của pt. :mohoi (

Theo tớ là thế, cậu có thể tham khảo thêm các sách nâng cao, có thể sẽ chính xác hơn. :champa (

Cái này trong sgk 10 có hết rồi, rõ ràng. Nhưng cố gắng giải thích hết những quy luật đó, cũng ko khó, nhưng hơi lằng nhằng đấy, ko chú ý là dễ nhầm.

Có những pứ có tới nhiều hơn 1 chất khử (hoặc oxi hoá). Vậy thì cách cân bằng có tuân theo các bước thông thường ko? Mình cân bằng những pt này rồi, nhưng mất nhiều thời gian quá, thử hỏi các bác xem có cách gì hay ko.

Khi cân bằng oxi hóa khử thì phương pháp tổng quát là thể thôi nhưng cậu nên chia dạng ra cho dễ làm : -Dị li

  • Nhiều chất oxi hóa / Nhiều sp khử…
  • Cả phân tử tham gia oxi hóa khư… :thandie (

Còn đây là file bài tập dow trên mạng về cân bằng , đáp số thì bạn tự biết thôi nhỉ :danhnguoi

Cái này liên quan đến năng lượng của các phân lớp, tính theo quy tắc gần đùng của Slater. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về quy tắc nạ, hãy liên lạc với tôi nhé!

Để tăng diện tích tiếp xúc