Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

đơn giản thui Fe và Al thì thụ động trong H2SO4 và HNO3 đặc nguội he he vì nó tạo lớp oxit bên ngoài ko phản ứng dc

Fe và Al bị thụ động khi cho vào H2SO4 đặc nguội mà. Tính chất này được áp dụng trong đề thi ĐH khối A năm nay đó. Nhân tiện nói luôn về Al: mọi người thường nói về việc đốt Al trong không khí chính là đốt bột Al tán nhuyễn, nó sẽ bốc cháy mạnh tạo thành Al2O3, nhưng nếu là dây Al hoặc lá Al dày thì phản ứng sẽ tạo thành Al nóng chảy nằm trong 1 túi Al2O3. Cái nì tớ phát hiện trong cuốn Hóa học vô cơ tập 2 của PGS Nguyễn Đức Vận.Rất hay và hữu ích cho bạn nào ko rõ về tính chất của các kim loại điển hình và hợp chất của nó, thậm chí còn có cả màu sắc của các loại muối khan và ngậm nước nữa đấy

Cl2 tác dụng với Ca(OH)2 còn tùy thuộc Ca(OH)2 dung dịch hay ở dạng khan nữa chứ và còn liên quan đến nhiệt độ nữa. Các sản phẩm có thể có của phản ứng này là CaCl2, CaOCl2( clorua vôi trong đó Cl có SOXH = 0), Ca(OCl)2

Cái đó có vẻ không đúng đâu. Đó chỉ là giả thuyết thôi. Thế cho hỏi một câu nhé đó là nếu tạo oxit thì tại sao khi cho vào H2SO4 cũng không tan.

thụ động hóa thì khi lấy Fe Al sau khi nhúng vào HNO3 ,H2SO4 đậc nguội cũng không pu với mọi chất khác—>không phải do lớp ôxit

cái vụ tạo lớp oxit thì còn nhiều tranh cãi, nhưng vụ hòa tan được oxit cũng còn nhiều tranh luận mặc dù những axit đó điện li rất yếu khi ở trang thái đặc

Mình không hiểu vì sao axit nitric và axit sunfuric đặc nguội làm Al và Fe thụ động, nếu đun nóng thì phản ứng mãnh liệt, bạn nào biết giúp mình với, trình bày rõ cơ chế của để thấy sự khác nhau của hai vấn đề trên. Cám ơn trước!

mình muốn hỏi cách tính nhiệt độ của phương pháp kendan khi cho CUSO4 va K2SO4 ai biết chỉ hộ với.minh xin cảm ơn

Việc cân bằng PƯ oxi hoá khử,tớ nghĩ sỗ oxi hoá của các chất không bắt buộc phải là một hằng số,tớ nghĩ chúng ta có thể điều chỉnh số oxi hoá để cho cân bằng được đơn giản hơn (Bạn nào đồng ý hay bác bỏ thì nhào vô thảo luận) :tuongquan

được thôi dù sao số oxi hóa cũng chỉ là 1 quy ước mà thôi nó ko có ý nghĩa về mặt vật lý nhiều. :sep ( Nếu bạn thik thì quy ước riền theo cách của bạn mà đi cân = :mohoi (

Tớ rất muốn thí nghiệm điện phân nhưng bộ nắn dòng hơi đắt Có ai biết cách chế tạo bộ nắn dòng đơn giản bằng các hoá chất dễ kiếm(Mà không dùng điốt) hãy chỉ giáo cho tớ với (Tớ cũng biết một cách nhưng hoá chất phải tinh khiết quá :ho ( )

CHO MÌNH HỎI : Theo chương trình mới : hầu hết các chất tan hay không tan đều là chất điện ly. vậy làm sao biết được chất nào là chất không điện ly? ví dụ? chất nào là chất điện ly yếu ? ví dụ ? BaSO4 là chất kết tủa nhưng lại là chất điện ly. vậy bằng cách dạy nào để cho học trò dễ hiểu? nhất là đối với học sinh yếu ?

chất điện li yếu ví dụ H2O các ãit yếu bazơ yếu ví dụ CH3COOH còn BaSO4 hình như mình giải thích rồi nó ít tan chứ ko phải là ko tan vì nó tan 1 phần rất nhỏ và phần rất nhỏ ấy điện li rất mạnh

tôi ko biết cách cân bằng của bạn thế nào nhưng cái câu sỗ oxi hoá của các chất không bắt buộc phải mình thấy hơi bị trìu tượng vì có nhiều nguyên tố có nhìu mức oxi hóa lắm ví thử N +1,3,5.0.-3 cơ mà.làm gì có nguyên tố nào là có mỗi mức oxi hóa là hằng số ko đổi đâu

Hic :quyet ( Hoa Hoc 10 có cái vụ cấu hình electron của nguyên tử là khó nhớ nhất, có anh chị em, cô bác nào giúp em được không :doivien(

có gì khó đâu cu cứ nhớ nó thuộc nhóm mấy chu kì mấy là dc mà mà phải biết số hiệu nguyên tử là song và có mẹo nhỏ là cu dựa trên cấu hình của khí hiếm mà suy ra thui

Cần nhớ thêm một số quy tắc bão hòa và bán bão hòa nữa. Hay như có thể dùng bảng tuần hoàn khá đầy đủ.

Nếu dùng bảng tuần hoàn thì phải dùng loại soạn theo chương trình phân ban. Tức là loại bảng mới sản xuất ý. Chứ mí cái bảng em thấy bán ở nhà sách in sai tùm lum _

nhớ là thi đại học và kiểm tra là ko có dc dùng bảng tuần hoàn đâu đấy,học thuộc các quy tắc chung thôi cũng dễ học bảng tính tan càng dễ học

Chất điện li trong phổ thông mạnh hay yếu được quy định tương đối thoy è