Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

hahaha, đúng rùi đó, theo BM thì trong H2S chẳng có cái gì mà phải lai hóa cả !!! Tại sao ư, theo BM nghĩ độ bền của các liên kết tạo thành trong H2S ko đủ bù trừ năng lượng lớn của sự tổ hợp nhóm tạo orbital lai hóa sp3 ! H2S có bị phân cực, moment của nó là 0.97 D (khá nhỏ đây, do thằng S độ âm điện cũng bèo) sau đây là một vài số liệu khác liên quan đây !

Giải thích cho polarb câu cuối: Bây giờ bạn có đồng ý thằng Hydrogen có bán kính quá nhỏ ko nào, chính vì vậy lập thể giữa hai H gần như ko có (nói điều này dễ bị cười chết đi được), và trong hóa học, thường anh em ví von nhau cụm từ “hạt nhân trần” cho Hydrogen atom đó ! Ở H2O thì ta thấy nó lai hóa sp3 tốt, vì ở O các phân mức năng lượng chênh lệch nhau ko cao ! (ko bằng ở S), và sự lai hóa đôi khi còn làm an định mấy ông tướng lone-pair nonbonding ở không chuyên đi gây lập thể ! Sự giảm góc liên kết chính là kết quả của mấy ông lone-pair này chứ đâu ! :mohoi ( :bachma (

thankss anh BM đã cho em biết thêm vài khái niệm hay hay ^ ^ em cũng thuộc dạng bồ tèo mà… HÔM NÀO ANH VIẾT CHO EM THAM KHẢO QUÁ TRÌNH TẠO THÀNH LAI HÁA NHA… EM CỨ CÒN PHÂN VÂN KHÔNG BIẾT BẢN CHẤT CỦA VẤN ĐỀ… SỰ XEN PHỦ… VÂNG VÂNG THANKSS!

trùi, anh em cứ đọc sách rùi có gì ko hiểu cứ mạnh dạn đưa ra thảo luận, nhưng nhớ phải đọc nhiều nhiều vào một tí trước khi hỏi nhé, chứ anh thấy chú sbr-999 hỏi nhiều câu như chưa đọc bài vậy ! phê bình chú nhé !!! :hun ( Chúc anh em ta học càng ngày càng giỏi !!! :nhacto (

những bất cập trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (những tính chất chưa được “tuần hoàn” )là gì ạ? :bepdi(

Mình nghĩ hay là bây giờ mình mở cái chủ đề này để thảo luận những vấn đề thắc mắc trong phần động học này đi . Nếu có ai thắc mắc gì về bài giảng trên lớp thì hãy vào đây, các thắc mắc sẽ cùng nhau thảo luận, các bạn giỏi sẽ chỉ lại cho các bạn chưa giỏi . Để khai trương mình có mấy câu hỏi thế này : Theo định nghĩa thì ta có thể hiểu tốc độ phản ứng là tốc độ biến thiên của nồng độ tác chất ( hay sản phẩm) theo thời gian . Giả sử ta có 1 phản ứng bậc 2 như sau : a A + b B ----> c C + d D Vậy trong trường hợp này phương trình động học sẽ được biểu diễn như thế nào ??

Để thay đổi không khí, Thịnh có thắc mắc như vầy: “Ngoài bậc nhất, hai, ba, có thể có phản ứng bậc phân số hoặc bậc âm nữa”. Tại sao lại có bậc phân số và bậc âm và khi nào điều này xảy ra? Ai biết thì giải đáp dùm :nhau (

ĐỊNH NGHĨA THÌ TẠM ỔN RÙI… CÒN NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA ÁI LỰC ELECTRON THÌ EM CHƯA Nắm được… các anh nói cho em biết những ứng dụng của nó đi ^ ^ :pocolo ( :tantinh (

Ái lực electron chủ yếu ứng dụng giải thích độ bền liên kết, có liên quan mật thiết đến mô hình liên kết ion ! có phải em muốn hỏi ứng dụng đó ko !? :nguong (

Hic,cái thằng Ag2O3 là cái chi rứa anh :treoco ( Nhỏ tới giờ mới thấy nó :rau (

Oxid bạc so oxy hóa +3 thôi mà. Bạc hình thành hợp chất với các số oxy hóa +1, +2, +3. Do FONO2 là chất oxy hóa cực mạnh, nên chuyển Bạc từ +1 thành +3.

Xem thêm link sau: http://www.webelements.com/webelements/compounds/text/Ag/Ag1O1-1301968.html

Cái Ag2O3 này hơi kém bền , có điều vẫn điều chế đc tốt ! Cái này Gold tham khảo trong Hoàng Nhâm III là thấy !!!

@Longrai : Hỏi về cái gì thì phải cụ thể , mấy anh bên này mới trả lời rõ đc !! Còn chú mày cứ hỏi chung thế thì ko nhận đc 1 cái gì cụ thể mà học đâu !!! Nên nhớ là mấy cái này ko có nói qua qua đc !!!

Aqhl đâu rồi sao ko vô giải quyết vấn đề này cho anh em coi, phản ứng có bậc âm là thế nào hả. mình sẽ nêu thêm 1 số câu hỏi nữa :

  1. giả sử ta có 1 phản ứng A + B —> C + D hỏi rằng bậc của phản ứng có phụ thuộc vào nồng độ tác chất hay ko??
  2. trong phương trình động học, như ta đã biết là thể hiện sự phụ thuộc của vận tốc vào nồng độ tác chất, vậy có bao giờ xuất hiện nồng độ của 1 chất ko phải là tác chất trong phương trình này ko?

Một cách dễ hiểu, bậc âm của 1 thành phần của tác chất có thể xem như, sự hiện diện của chất có bậc âm sẽ làm cản trở việc phản ứng xảy ra, làm giảm tốc độ phản ứng. Ví dụ cho Tú dễ thấy nè: phản ứng nhiệt phân NO trên xúc tác Pt-Al2O3, vì phản ứng này cần nhiệt và nhiệt cung cấp là từ việc đốt cháy chất đốt trong môi trường nhiều O2 nên O2 cũng xem như tác chất. Tuy vậy, do O2 hấp phụ mạnh lên các site của Pt làm cho NO không hấp phụ được, vận tốc giảm mạnh. Đây là vd cho thấy phản ứng có bậc âm so với O2

A+B–> C+D Bậc phản ứng tất nhiên có ảnh hưởng bởi nống độ tác chất. Một cách đơn giản, dễ thấy, bậc phản ứng là số các nguyên tử có mặt trong va chạm hiệu quả để xảy ra phản ứng, nên khi nồng độ các cấu tử khác nhau, nhất là khi quá nhỏ hoặc quá lớn sẽ làm thay đổi bậc phản ứng VD: v=[A]^a.[b]^b Khi A quá lớn so với B, [A] xem như thay đổi không đáng kể trong phản ứng, khi đó [A]^a như hằng số. Bậc phản ứng lúc đó chỉ còn là b chứ không phải a+b nữa

Trên đây là các ý hết sức đơn giản để Tú dễ hình dung. Còn mô hình đầy đủ thì cứ thong thả tìm hiểu. Thân!

À, câu hỏi thứ 2 của Tú, mình đã trả lời trong vd phân hủy NO rồi, O2 không xuất hiện trong pt phản ứng nhưng vẫn có mặt trong pt động học. Các vd này nhiều lắm, nhan nhản trong các phản ứng khác, nhất là dd, lúc đó H+ và OH- cũng được để ý.

Các ban cho minh hoi ve thứ tự phản ứng trong hóa vo co. Thong thuong thi phản ứng trao đổi nào có hang so K cang lon thi sẽ ưu tiên xảy ra trước. Như vây minh có 1 thắc mắc khong giải dáp duọc là khi cho dd NaOH vào dd chứa đồng thời HCl và Fe3+ cùng nồng độ mol thi phản ứng nào sẻ xảy ra truoc? Các bạn chi cho minh nha!

Halogen và Hidro có độ âm điện mạnh quá nên không thể chứa 3 nguyên tử trở lên trong phân tử vì khi đó nó sẽ đẩy nhau mạnh, kém bền. Nghĩ vậy thôi, có gì sai xin anh em bỏ qua, vì không được xài bát tử và MO muh ^ ^

Theo minh nghĩ thì khi một tổ hợp muốn được tạo thành thi nó phải bền hơn so với cá nguyên tử khi duón riêng rẽ. Khi hidro và clo chỉ có hai nuyen tu trong phan tu vì sau khi tạo thành chung la nhung phan tu ben vung. Hon nua bán kính của H và Cl khong đủ lớn để có thể xen phu nhiều hơn 2 ng tử, khi đó còn có sự đẩy nhau của các e nữa ma

Một phản ứng muốn xảy ra được hay ko thì cần 2 yếu tố: Thứ nhất là yếu tố năng lượng, phản ứng phải hình thành sản phẩm có năng lượng thấp hơn tác chất ban đầu. Đây là yếu tố nhiệt hoá học, thông qua các giá trị năng lượng tự do như năng lượng Gibbs. K cân bằng cũng là đại lượng tính đến yếu tố này. Thứ hai là vận tốc phản ứng phải nhanh, có những phản ứng thuận lợi về mặt năng lượng nhưng vận tốc chậm nên có thể coi như là không xảy ra (chẳng hạn phản ứng hydro cộng với oxy). Đây là yếu tố động hoá học.

Đối với trường hợp trên: K của phản ứng đều lớn (có thể tính được), và vận tốc cũng lớn (điều này có thể thấy qua các thực nghiệm); như vậy 2 phản ứng đều xảy ra tốt. Như vậy khi cho NaOH vào thì nó sẽ phản ứng với cả HCl và Fe 3+ hầu như cùng một lúc.

ko thể dùng độ âm điện để giải thích được vì O có độ âm điện đứng thứ nhì nhưng vẫn tồn tại phân tử O3 mà. cũng ko thể nói do bán kính nhỏ vì bán kính Cl còn bự hơn của O mà.

Có lẽ nên đọc qua về cái bài toán hidro Hailer-London !