Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Câu trả lời của nguyencyberchem thì quá đúng rồi. Nhưng mình muốn nghe 1 cách giải thích khác 1 chút. Nghĩa là không dựa trên thuyết bát tử và MO. Muốn nghe anh em nghĩ thế nào thôi

Có lẽ SUPERGOAT hơi nhầm tí xíu. Ở đây ko phải dựa vào qui tắc Kleckowski để mình đưa ra cấu hình điện tử. Các mức năng lượng của các phân lớp có từ các giá trị lý thuyết và thực nghiệm. Kleckowski chẳng qua chỉ quan sát các mức năng lượng đó và đưa ra cách để chúng ta dễ nhớ, dễ viết cấu hình e mà thôi. Cách của Kleckowski (qui tắc) không áp dụng được cho một số trường hợp như em thấy. Giống như trong dãy hoạt động của các kim loại, mình có nghĩ ra câu gì đó để dễ nhớ (có thể coi là qui tắc gì đó), chứ bản thân độ hoạt động các kim loại là như vậy rồi, ko phụ thuộc vào qui tắc. Hiện nay thì người ta đâu dùng qui tắc Kleckowski gì đó nữa đâu.

Qui tắc là làm cho người ta dễ nhớ, dễ sử dụng. Chứ mỗi nguyên tố lại có 1 qui tắc thì nhớ quách cho rồi, ra đời nhiều qui tắc làm gì !

Nguyên tố có Z càng cao thì độ rộng của dãy d càng lớn (trong không gian thực), nên khả năng định xứ của electron trên dãy d giảm, một phần chuyển qua dãy s.

Các dữ liệu thực nghiệm (đo từ phổ Compton gm:)-ray) và tính toán lý thuyết (mô hình RFA, renormalized-free-atom) cho thấy cấu hình Pt là 5d(9,2)6s(0,8).

Lưu ý là số e trong các dãy d và s sẽ thay đổi tùy vào dạng nguyên tử tồn tại, nguyên tử Pt dạng tự do; trong mạng tinh thể, nguyên tử trên bề mặt và nguyên tử Pt bên trong, số e trong dãy s và dãy d sẽ khác nhau.

Cái này hay đó. Theo mình thì cái đồ thị của ncson post lên cũng dễ sử dụng rồi. Trong phần này, theo ý mình, chủ yếu xét các nguyên tử tự do thôi, nếu xét tương tác khác như trong ô mạng, các mặt… sẽ phức tạp hơn nhiều. Bây giờ anh em lật lại các kiến thức mang tính nền tảng mà mình học hồi phổ thông, thật nhiều vấn đề phải xét lại. Cái này đúng là chưa bao giờ mình để ý đến hết cả. Thanks mọi người, nội dung ở thread này rất lý thú.

Hai câu này BM thấy mâu thuẩn nhau thế nào ấy!!! aqhl nói khả năng định xứ của e trên dãy d giảm, một phần chuyển sang dãy s, vậy tại sao theo tính toán dãy d lại 9.2 (dư 0.2)trong khi dãy s chỉ 0.8 (thiếu 0.2)

Lưu ý là số e trong các dãy d và s sẽ thay đổi tùy vào dạng nguyên tử tồn tại, nguyên tử Pt dạng tự do; trong mạng tinh thể, nguyên tử trên bề mặt và nguyên tử Pt bên trong, số e trong dãy s và dãy d sẽ khác nhau.

Cái này BM đưa ra một hướng giải thích như sau ko biết hợp lí ko !? Khi có bán kính càng lớn, thì orbital d càng mất dần tính đối xứng, và giảm thiểu độ suy biến !!! Có nghĩa là mật độ e thể hiện trong từng nhánh của AO d (có ba nhánh lớn là d(x2-y2), d(z2), d(xy,yz,xz)), sẽ khác nhau, đó là do mức năng lượng của từng nhánh khác nhau ! sự khác nhau này được gây ra bởi sự tác động của các yếu tố bên ngoài (như lực đẩy tương tác giữa các phối tử trong mạng tinh thể khi Pt ở trong lỗ trống mạng chẳng hạn), và những nhánh có năng lượng lớn sẽ share một phần qua orbital s của lớp tiếp theo, do đó có sự tăng mật độ của dãy s, đúng như lập luận ban đầu aqhl đưa ra ! thế nhưng lại ko giống lắm với tính toán bằng phổ Compton ! Có ai giải thích rõ ràng hơn cho mình được ko !? :sep (

Nếu BM so sánh cấu hình của Pd và Pt trong cùng phân nhóm, sẽ thấy mình nói ko có gì là mâu thuẫn cả. Lẽ ra cấu hình của Pt phải là 5d(10)6s(0), nhưng ở đây e di chuyển 1 phần từ d sang s.

hix, nếu so ra vậy là lập luận của BM sai hết rùi !!! Cho BM hỏi, những cấu hình e của các nguyên tử trong bảng tuần hoàn là lấy chính xác ở trạng thái ground state phải ko !? Có nghĩa là phải cô lập nguyên tử để đo hay tính toán bằng phổ hoặc photoelectron phải ko !? :matheo(

Tớ có câu đố muốn đố các cậu:liti có năng lượng ion hóa cao nhất so với các kim loại kiềm nhưng lại có thế khử chuẩn âm nhất.Tại sao?

Liti có bán kính bé nhất trong các kim loại kiềm (không kể hiđro) nên dễ nhường electron (E>0) và dễ bị hiđrat hóa (Q<0). Năng lượng ion hóa được tính khi liti ở thể khí còn thế khử chuẩn được tính khi liti ở trong dung dich. Vì vậy liti có năng lượng ion hóa thứ nhất bé nhất và thế khử chuẩn âm nhất (lớn nhất về trị tuyệt đối). Câu trả lời hơi lủng củng, nhưng vì thời gian gấp quá, xin sửa lại sau!

Cậu trả lời sai bét cậu nên học lại đi thì hơn từ trên xuống dưới thì tính kim loại tăng dần như vậy trong phân nhóm 1A thì từ trên xuống dưới năng lượng ion hóa sẽ càng bé như vậy trong nhóm 1A thì liti có nl ion hóa là lớn nhất (còn lí do tái sao thì cậu tự tìm hiểu cái đấy một học sinh lớp 10 cũng trả lời được) VD natri là kim loại kiềm có tính kim loại lớn hơn liti nhưng lại có thế khử chuẩn lớn hơn cậu đang đi đúng hướng đúng là giải thích theo năng lượng hydrat hóa

Câu trả lời này hình như hơi bị nhầm chút xíu thì phải Trong các kim loại kiềm thì Li có bán kính nhỏ nhất và hầu như không có hiệu ứng chắn của các lớp e nên electron bị nhân giữ mạnh nhất, do đó có năng lượng ion hoá lớn nhất, tức là thể hiện tính kim loại kém nhất trong các kim loại kiềm Nhưng trong dung dịch, do ion Li+ bán kính là bé nhất nên bị hidrat hoá mạnh nhất, khả năng nhường electron cua Li về Li+ được hỗ trợ bởi sự hidrat hoá này nên rốt cục trong dung dịch thì Li có khả năng khử cao nhất, thế khử chuẩn âm nhất Những câu hỏi loại như thế này rất cơ bản, có thể tìm đọc trong sách của thầy Hoàng Nhâm là đủ

Hehe, chờ hoài mới có người trả lời cho mình có cơ hội hỏi tiếp :yeah ( Có ai biết là làm sao xác định được thế khử chuẩn của Li không ? :nhamhiem

giải thích tại sao góa liên kết HSH của H2S là 92o

xét phân tử H2S : S có 4 e ngoài cùng H có 1 e ngoài cùng như vậy khi tạo liên kết thì mỗi bên sẽ có 1 liên kết đơn H-S như vậy S sẽ dư 2 e. 2 e này sẽ đẩy các e liên kết vào bên trong như hình vẽ của bạn chứ ko tạo thành đường thẳng. còn chuyện 92,1 độ thì thực nghiệm nó đo như vậy (có thể nếu đi sâu vào sẽ biết rõ hơn ).

oh, really !!! Nó có tới sáu e ngoài cùng lận bạn ạ !

H có 1 e ngoài cùng như vậy khi tạo liên kết thì mỗi bên sẽ có 1 liên kết đơn H-S

vậy bản chất của nó là liên kết với những AO thuần khiết của S luôn hả, theo bạn ở đây có xảy ra hiện tượng lai hóa ko !? :tantinh (

ở đây có sự lai hoá , S lai hoá sp3

thế bạn giải thích thế nào về sự co hẹp góc nhiều như thế so vói góc chuẩn !!! Ngoài ra, BM có một thắc mắc, như chúng ta đã biết thằng S thuộc chu kì 3 nên sự phân tách năng lượng của các phân lớp gần như cũng đáng kể, chính vì vậy, ưu thế tạo lai hóa sp3 là khó, nếu ko có một sự bù trừ năng lượng bởi độ bền của liên kết hay đại loại là một quá trình nào đó, thì khó lòng chúng ta nói được về trạng thái lai hóa của S ! Nếu lí luận theo mô hình VSEPR có sự đẩy của hai lone-pair nonbonding trên S thì chúng ta cũng phải cân nhắc bán kính của S khá lớn, trong khi H là thằng có tính xen phủ cao, vì có thể coi nó là hạt nhân trần, steric của H cũng ko đáng kể ! Các bạn nghĩ sao về ý kiến trên !!! :tantinh (

theo em thì lai hoá không ảnh hưởng đến cái gốc đó… mà lực tương tác giữa các cặp e /// thì đúng hơn… còn như anh BM nói thì có lẽ nó hơi quá phức tạp nhĩ… em chưa rõ lắm… MÀ H2S THEO CÁC ANH THÌ CÓ BỊ PHÂN CỰC KHÔNG ~~ ^ ^ DỰA VÀO ĐÓ CÓ LẼ GIẢI THÍCH ĐƯỢC ĐẤY ^ ^

ý anh là S ko lai hóa ,nói cách khác thì trong AO lai hóa của nó mật độ s ít ạ nhưng em chưa hiểu câu cuối “trong khi H có tính xen phủ cao nên có thể coi nó là hạt nhân trần,steric của nó cũng ko đáng kể” anh nói rõ hơn được ko ạ? thanks à và vì vậy nên giải thích tại sao góc lk của H2O(khoảng104.5) thì khác với H2S ạ?

-góc lai hóa sp3 vào khoảng 109o28’ nên nếu dùng 2 cặp e tự do để ép thì ko thể làm cho góc lk nhỏ vậy được -H2S phân cực,tất nhiên,nhưng bạn định “dựa vào đó giải thích ntn” cơ? :liemkem (

^ ^ có ai đồng ý với em về sự linh động trong cấu trúc phân tử không vậy… có thể lực tương tác của hai cặp e đó nó bổ sung cho nhau kiểu cấp số nhân cho nhau… vậy tức là hai cập thì tác động sẽ gấp 2^2 =4 lần… cũng đáng kể đấy chứ…

CÁC ORBITAL KHÔNG CÓ ELECTRON LIÊN KẾT NÓ SẼ LỚN HƠN CÁC ORBITAL ĐÃ LIÊN KẾT VÌ KHÔNG PHẢI CHỊU LỰC HÚT ĐỒNG THỜI CỦA CẢ HAI HẠT NHÂN MÀ… SỰ XEM PHỦ CỦA NÓ SẼ THẾ NÀO NHỈ…