Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Cho em hỏi tại sao các nguyên tố có Z lớn lại không tuân theo qui tắc Kleckowski.Và mức năng lượng của nó được sắp xếp như thế aa2o dể tứ đó suy ra cấu hình electron :quyet (

Các nguyên tố có Z lớn thì đi kèm với nó là bán kính lớn, chính yếu tố bán kính lớn, nên khả năng tác dụng hiệu dụng lên e ở lớp ngoài của hạt nhân rất yếu ! Chính yếu tố đó gây nên sự bất th7ờng so với qui tắc Kleckowski ! Mức năng lượng của nó (ko hiểu mức năng lượng gì???) được sắp xếp như thế nào để từ đó suy ra cấu hình e: Câu hỏi này BM thấy ko rõ ràng lắm, để suy ra được cấu hình e thì đơn giản là đánh gía xem năng lượng của các phân lớp ở những chỗ chuyển phân lớp xem thằng nào có năng lượng nhỏ hơn thì sẽ được e điền vô trước ! Supergoat có thể đưa ra cụ thể hơn về câu hỏi được ko ! Như thế anh em mới dễ giải đáp thoả đáng ! :liemkem (

-À ý em hỏi là các phân mức năng lượng có thay đổi không Theo qui tắc Klexkowski thì các phân mức năng lượng được sx như sau 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 5p 6s 4f 5d 6p 5f 6d 7s… Thế nhưng ở những nguyên tố có Z lớn thì em không biết rằng thứ tự này có thay đổi không? -Em viết các phân mức năng lượng của Pt(Z=78) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 5p6 6s2 4f14 5d8 Nhưng trong sách ghi cấu hình e của Pt là 6s1 5d9 !

Sao mình tìm mãi vẫn ko thấy thằng 4d đâu hết nhỉ, nó chui đâu mất tiêu rùi ! supergoat viết lại cấu hình cho đúng đi, rồi BM hoặc các cao thủ khác giải đáp cho !!! Bao nhiêu trường hợp dị thường muốn hỏi cứ nêu ra, người này trả lời ko được thì còn người khác mà ! yên tâm nhé ! :bachma (

Ai chỉ giúp mình “nguyên lí phỏng định trạng thái bền” và “nguyên lí trạng thái dừng” trong động hóa học có nội dung ngư thế nào vậy? Mình làm bài tập trong sách Olympic hóa học Việt Nam và Quốc tế thấy đề yêu cầu sử dụng 2 nguyên lí này hoài à

Theo như mình biết thì như thế này : quy tắc Klechkowski chỉ là quy tắc gần đúng. Thực sự thì các phân lớp (… 4s, 4p, 4d…) có năng lượng tùy thuộc vào Z. Tức là ứng với 1 nguyên tố ta lại có 1 quy tắc Klechkowski khác nhau !

Chú hai nói up up mở mở quá, nói rõ hơn tí xíu được ko !? vấn đề này hấp dẫn nha !!! BM nghĩ qui tắc Klechkowski chỉ là qui tắc hệ quả, mà yếu tố chính của nó vẫn dựa vào sự chênh lệch các mức năng lượng của các phân lớp, từ đó ta mới đưa ra cách thức điền e phù hợp ! :chan (

Sorry em đánh máy nhanh quá nên lộn rồi Em xin sửa lại: Theo qui tắc Klexkowski thì các phân mức năng lượng được sx như sau 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d 6p 7s 5f 6d 7p 6f 7d 7f Thế nhưng ở những nguyên tố có Z lớn thì em không biết rằng thứ tự này có thay đổi không? Các phân mức năng lượng của Pt(Z=78) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p6 5s2 4d10 5p6 6s2 4f14 5d8 Trong sách ghi cấu hình Pt 5d9 6s1 (điều này có nghĩa 1e chuyển từ phân lớp 6s sang 5d).Nhưng em không biết còn thay đổi gì khác nữa không?

THEO MÌNH THÌ CÁI CẤU HÌNH E ĐÓ CÓ THỂ THAY ĐỔI NỮA!! Ở TRẠNG THÁI KICH THÍCH THÌ E CÓ THỂ NHÃY TỪ TRONG RA NGOÀI OR NGƯỢC LẠI !! TẠO RA CÁC SỐ OXI HÓA KHÁC NHAU ! Pt cũng tương tự!

hix, cái này thật ra rất khó để đưa ra một lời giải thích đúng đắn cho tất cả các trường hợp bạn ạ ! Thật ra f91 nói rất chuẩn, đó là, đối với các nguyên tố ở các chu kì cao (có Z cao) thì qui tắc Klexkowski ko còn là một nữa, mà là một trời ! hix ! Mình ví dụ nhé ! Chẳng hạn khi ra đi từ chu kì 4 đến chu kì 5, có nghĩa là ta phải lướt qua thằng 3d, chính thằng orbital này làm cho 5s với 4d chênh lệch về năng lượng ko còn nhiều nữa, vì khi phân lớp 3d lúc chưa điền đủ, thì ta nói có hiệu ứng co d (hiệu ứng này làm cho các e điền vào lớp 3 ko làm căng lớp vỏ nguyên tử ra nhiều), nhưng khi e đã điền đủ vào lớp 3d thì phân lớp này lại xử sự như một thằng phân lớp s, nó có tác dụng chắn mạnh đối với hạt nhân, năng lượng của 4d đồng hướng sau đó bị “thả nổi” và coi như ko có sự khác biệt mấy với thằng 5p (có khi với cả 5s). Và “câu chuyện” này cũng sẽ được kể tương tự ở các phân lớp f. Gói gọn lại, ta có thể phát biểu tổng quát, khi e được điền lần lượt các phân lớp phân bố trong ko gian, thì nó có tác dụng chắn hướng đó, chính sự chắn nhân này, sẽ làm cho năng lượng của các phân lớp đồng hướng sau đó ít bị hạt nhân chi phối, và đủ thứ hiện tượng xảy ra khi điền e. Đến bây giờ, hầu như, BM chưa thấy có một cuốn sách nào mạnh dạn đưa ra một mô hình hoàn chỉnh để giải thích bảng hệ thống tuần hoàn mà ko đưa ra đủ thứ ngoại lệ !!! Anh em đọc rồi cho BM ý kiến nhé !!! :noel7 (

Anh bluemonster lúc nào cũng muốn đi đến cái tận cùng của sự việc. Thật khâm phục. Đúng là khi sắp xếp các electron ở các mức năng lượng cao thì qui tắc của ông Cờ-lốp-ki gì đó không còn đúng nữa, người ta đã có những bằng chứng thực nghiệm về chuyện này. Các bạn đọc cuốn Physical Chemistry (Xuất bản lần thứ 6) của P.W. Atkins thì rõ, trên mạng chắc cũng nói hà rầm rồi.

Cái chuyện cấu hình electron hay sắp xếp electron theo các mức năng lượng ở xứ mình còn đang tranh cải nhưng ở xứ Tây người ta đã ngã ngũ lâu rồi. Trong một cuộc thi cho sinh viên gần đây, đã có những chuyện về cấu hình electron và không đi đến ngã ngũ là sắp sếp như thế nào.

Anh bạn longraihoney này nói “electron nhảy từ trong ra ngoài” thì quả thật hơi mạo hiểm. Khi biểu diển cấu hình electron thì phải xem xét nguyên tử ở trạng thái cơ bản (trừ trường hợp có thêm yêu cầu xem xét trạng thái kích thích). Vả lại electron “không nhảy ra ngoài được”, chúng chỉ thay đổi trạng thái (hay quĩ đạo, mức năng lượng).

^^ THANKS HAI ANH ĐÃ GIẢI THIX CHO EM RÕ MỘT VẤN ĐỀ NỮA ^^ THỰC SỰ EM CŨNG CÒN “MỚI” TRONG LĨNH VỰC NÌ ~~ MONG CÁC ANH CHỈ GIÚP EM ÚT NHÌU HƠN :slight_smile: ĐỪNG NÓI EM LÀ BẠN VÌ EM CÒN BÉ 15 TUỔI THUI!

  CÁCH XẤP XẾP E Ở CÁC NGUYÊN TỐ CAO KO THEO QUI TẮC ĐÓ NỮA ~~ NHƯNG TRÊN LÝ THUYẾT (THÊ EM) VẪN CÓ THỂ DỰA VÀO NÓ MÀ XÁC ĐỊNH CHU KÌ ~ NHÓM MỘT CÁCH NHANH NHÓNG NHỜ PP MỨC NĂNG LƯỢNG HOẶC DÙNG QUI LUẬT ^__^ RÙI SAU ĐÓ XEM XÉT MÀ CHĨNH SỮA LẠI CHO ĐÚNG VỚI CẤU HÌNH THỰC TIỄN  ^__^ VD Z= CỠ 80 HAY 90 GÌ ĐÓ ^__^! ci:)

Trên diễn đàn thì mọi người bình bẳng, điều này càng cần thiết khi thảo luận khoa học. Mình không chắc lắm là có thể lập được qui luật sắp xếp electron cho các nguyên tố có Z lớn hay không. Tuy nhiên đã có dữ liệu thực nghiệm về các mức năng lượng rồi nên không cần phải tìm các qui luật rắc rối thêm nữa, sau này con cháu nó học mệt lắm.

Các bạn vào cái link này: http://artsandscience.concordia.ca/facstaff/a-c/bird/c241/notes_ch2-cwp.html xem cái hình đầu tiên từ dưới đếm lên thì sẽ thấy nó “lộn xộn” như thế nào.

Còn cái hình trong sách Physical Chemistry thì tui không scan gửi lên được, tiếc quá, các bạn tìm đọc vậy.

Có ai có hứng thú tìm hiểu tại vì răng mà tầng ozone lại bị thủng ở Nam cực (hay Bắc cực gì đó), mà không bị thủng ở những nơi thải ra nhiều tác nhân làm phân hủy ozon không vậy?

Nguyên nhân nằm ở các đám mây PSCs (polar stratospheric clouds). Các đám mây này hình thành từ các hạt băng hay HNO3 khi nhiệt độ xuống rất thấp (mùa đông ở Nam cực). Các pư diễn ra trên bề mặt các hạt này nhanh hơn rất nhiều lần so với pha khí. ClONO2 phân huỷ thành gốc tự do ClO và NO2 trên bề mặt. Bình thường các hạt này dễ kết hợp lại với nhau, nhưng trên bề mặt các hạt băng, NO2 bị giữ lại tạo HNO3, ClO giải phóng là tác nhân hoạt động rất mạnh kết hợp với O3.

Nam cực rất lạnh hơn Bắc cực nên PSCs hình thành nhiều hơn, dẫn tới tầng ozon bị phá huỷ nhiều hơn. Mùa đông ở Nam cực các PSCs hình thành rất nhiều, nhưng chưa phá huỷ tầng ozon do chưa có ánh sáng mặt trời. Chỉ khi đến mùa xuân thì tầng ozon bắt đầu bị phá huỷ mạnh. Khi kết thúc mùa xuân, ánh sáng mặt trời phá huỷ các PSCs, quá trình phá huỷ tầng ozon kết thúc.

Mình đoán là cái này sẽ giúp bạn hiểu thêm một chút về “steady state”

Cái này tui bổ sung 2 điểm, thứ nhất là mô hình của điều aqhl nói cho các bạn dễ hình dung

Điều thứ 2 là nguyên nhân tích tụ nhiều Ozone và các tác nhân phá hủy ozone ở Nam và Bắc Cực. Cái này thuộc về địa lý

Giải thích vậy chắc cũng ok rùi hén Thân!

Tại sao các phân tử Halogen và Hydro chỉ được tạo thành từ tối đa là 2 nguyên tử vậy ? Ai biết xin giải đáp dùm nha, thanks !!!

Cái này Thịnh hỏi chung chung quá. Nếu giải thích đơn giản nhất là dùng kiến thức phổ thông, hic, thuyết về 8 electron đó, liên kết cộng hóa trị bền rồi. Thịnh muốn hỏi cụ thể về thuyết nào, nói thêm nhé.