Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Câu hỏi này mình cũng chưa chắc là mình trả lời đúng nhưng cứ nêu ra ý kiến của mình để mọi người cùng suy ngẫm xem sao nha. Hình như là do HClO là một axit ko bền nên dễ phân hủy trong nước hơn so với HClO4. Mà chất càng dễ phân hủy thì tính oxi hóa càng mạnh thì phải. Mình ko nhớ rõ cho lém, thông cảm nha. Vì thế mà tính oxi hóa của HClO mạnh hơn của HClO4, dù rằng axit HClO4 mạnh hơn axit HClO.

Mình vửa mới làm kiểm tra trong lớp xong có một câu vô cùng thắc mắc, các bạn cho mình đáp án nhé Có bao nhiêu chất làm qùy tím đổi sang màu đỏ AlCl3, NH4Cl, (NH4)2S, (NH4)2CO3, NaH2PO4, Na2HPO3,NH4HCO3 a. 3 b. 4 c. 5 d. 6 (Các bản nhớ ghi rõ giùm mình chất nào nhé)

HClO có tính oxh mạnh nhất vì số phối tử ít nhất, độ âm điện trên ngtử trung tâm mạnh, tính oxh cao, càng về sau số phối tử càng nhiều, nhất là HClO4, oxi tạo liên hợp pi, hút mạnh, kẹp Cl, Cl lai hóa Sp3, độ âm điện bị chi phối nên sức hút giảm, hay tính oxi hóa giảm

3 chất: AlCl3, NH4Cl, NaH2PO4 NaH2PO3 là trung tính, NH4HCO3 thì thường bik đến là trung tính nhưng tính kĩ bên điện li nó qóa tính bazơ, NaH2PO4 thì Ka của H2PO4- lớn hơn nhìu so jí Kb của nó, mấy cái kia thì một nấc ko è nên pH sai lệch khỏi 7 kém nên xem như trung tính è

tinh OXH the hien khi no o trang thai nguyen tu. HClO phan ly thanh nguyen tu de hon han HClO4 do lien ket trong HClO chi toàn là liên kết đơn còn trong HClO4 thì liên kết là có cả đơn lẫn đôi, có 3 liên kết đôi với O liền nên khó phan ly hơn . Chính vì vậy mà hoạt tính OXH của HClO lớn hơn. nếu mình không nhầm thì là thế

Theo em bik thì tính oxi hóa là khả năng nhận e, ko giải thích dựa vào lk đôi hay đơn được hay độ phân hủy

tinh OXH ở cả 2 chất HClO và HClO4 đều là do Cl đúng không. khả năng nhận e của Cl có giống nhau không? chính vì vậy mà mình so sánh khả năng tạo ra Cl dễ hơn bạn à :))

bạn so sánh nữa nè: phân tử O2 với nguyên tử O thì cái nào có tình OXH mạnh hơn. O nguyên tử đúng không, do bản thân nó đã là nguyen tử rồi còn O2 muốn thể hiện tính OXH nó phải cắt đứt liên kết ra đẫ bạn có thể đọc thêm về sự giải thích tinh OXH lớn hơn Của F2 so với Cl2 nhé. Họ cũng giải thích đơn thuần dựa vào ái lực electron của F và Cl trong khi đó Cl có ái lực e lớn hơn cả F ( cái này do mật độ điện tích trên Cl ít hơn F nên nó dễ nhận e hơn vì bán kính Cl lớn hơn F nên mật độ nó giải tỏa tốt hơn, ) đấy bạn à nhưng do liên kết Cl2 bền hơn F2( do Cl có lớp 3d nên có thể có liên kết pi ) thế nên F2 thuan lợi hơn về mặt năng lương khi OXH bạn cứ xem xét kĩ có gì mình thảo luận thêm nhé

Theo cách em học được thì dựa vào lk hóa học và độ âm điện, mật độ e… Nhưng nếu anh có cách khác như trên hay hơn thì em tiếp thu, khá khá

Chài ơi, qóa ai nói trung tính lè pH = 7 đâu ku Khánh, trên thực hành thì người ta quan niệm trung tính thì ko đổi quỳ è, ngoài ra trung tính còn chỉ dùng được phân loại muối hết hay còn H linh động thoy è Na2SO4 là muối jì?

Các anh ơi em đang đọc sách về cái liên kết , có điều này muốn hỏi mọi người tí

_ Khi cho 1 hợp chất chứa 3 nguyên tố trở lên , làm cách nào có thể biết được trong hợp chất đó có liên kết gì?

Cho em hỏi trong các phản ứng oxi hóa khử nếu ta chưa gặp bao giờ thì có đoán biết được san phẩm hay không? :ungho (

đóa là dạng hoàn thành phản ứng: dựa vào sự tăng giảm số oxh, môi trường, bản chất (khả năng khử hay oxh),…

thường theo kinh nghiệm thì ta phải bik gốc hay nhóm ngtử nào mang điện, rùi quy về xét các liên kết trong nhóm hay gốc đó, dựa vào hiệu độ âm điện thì bik, ta dễ dàng nhận thấy wa cách liên kết như kim loại điễn hình, gốc axit, phi kim điển hình, phức…

Em hiện chỉ học tới liên kết ion và liên kết cộng hóa trị thui , trong sách thì họ bảo dựa vào hiệu độ âm điện để xét loại liên kết. Đối với hợp chất chỉ chứa 2 nguyên tố thì em hiểu nhưng với hợp chất chứa 3 nguyên tố trở lên thì chịu ^.^. Chẳng lẽ mình bắt buộc phải học thuộc lòng cấu tạo các hợp chất hay sao? Anh chỉ em cái ! Thanks

Điều này hơi khó đấy. Nhưng nếu gặp pư dễ thì có thể tự dự đoán được trước sản phẩm của nó, dựa vào số oxi hóa, điều kiện pư, chất tham gia pư đều có những sản phẩm riêng… Từ đó mà đoán biết được sản phẩm là gì. Nhưng mà thuộc pư vẫn là hơn cả, có gắng trau dồi thêm kiến thức bạn ạ.

Cậu phải nhớ rõ được CTCT của hợp chất đó. Sau đó dựa vào độ âm điện của 2 nguyên tố liên kết với nhau thì tìm được trong phân tử đó có những loại liên kết nào. Nhưng thường liên kết giữa KL và PK là LK ion, LK giữa PK và PK là cộng hóa trị. Từ đó biết được trong ptu có những loại LK nào. Nhưng thường thì nhìn vào CT ta có thể dự đoán được trong đó có những loại LK nào, cũng dễ thui mà bạn.

Đúng đấy câu hỏi này chung chung wá, rất khó trả lời bạn. Nhưng nếu là pư oxi hóa khử thì bạn có thể vận dụng các định luật bảo toàn như đl bảo toàn e, bảo toàn khối lượng, bảo toàn nguyên tố…Trong đó đl bảo toàn e là hay dùng nhất, rùi sau đó là đl bảo toàn nguyên tố…Mà cũng có nhìu cách giải lém, với mỗi dạng bài bạn phải vận dụng những cách giải riêng, chứ ko nói chung được.

Nick em la MrTuanAnh1992 ne , co’ gi` anh giup’ em nhe’

Cho em hỏi H2SO4 đặc nguội có phản ứng với Cu ko ne`?