Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

um mình nghĩ là có nó chỉ ko pư với Al và Fe đúng ko?

Minh` đọc trong tài liệu thì họ ghi là ko phản ứng đó Mình hỏi lại cho chắc

Cho em hỏi làm sao để xác định được kiểu lai hóa trong 1 phân tử ? :lon ( Các anh chỉ em chi tiết tí nha , dùng kiến thức thấp 1 chút vì em mới lớp 10 a` :mohoi (

Em có nghe là trong nguyên tử thực tế ko chỉ gồm 3 loại hạt ( proton ,notron,electron) mà có tận 7 loại hạt. Anh nào bít nói qua cho em nghe để mở rộng hiểu biết tí ! Thanks

Để xác định chính xác cần tiến hành:

  1. Viết công thức cấu tạo của từng chất, nếu phân tử có từ 3 nguyên tử trở lên thì phải ghi đầy đủ số electron chưa tham gia liên kết (nếu có).

  2. Dựa vào công thức cấu tạo xác định:

  • Số cặp electron chưa tham gia liên kết (đặt là n)
  • Số liên kết xm:) (đặt là m)
  • Lập tổng n + m (lớn hơn hoặc bằng 2)
  1. Dự kiến cấu trúc dựa trên tổng n + m

Tuy nhiên, còn có rất nhiều kiểu lai hóa khác như dsp^3, d^2sp^3… (dựa vào cấu hình obitan nguyên tử). Đó mới là trên lý thuyết, còn trên thực tế thì người ta chỉ tìm được vài loại.

Các này chỉ dùng trong trắc nghiệm và cũng là phương pháp để bạn định hướng khi lý luận trong tự luận.

Nếu muốn tìm hiểu kĩ thì cũng ko phải là 7 đâu ! hix !

Làm gì có những 7 loại hạt nhỉ. Mình chưa nghe đến bao giờ cả, ai có thông tin gì thì post lên cho mọi người cùng tham khảo nha. Ở trên lớp chỉ có 3 loại hạt cơ bản đó là proton, electron, nơtron thui.

Mình đã học qua về lai hóa nhưng còn hiểu mù mờ lắm. Mọi người ai hiểu rõ hay có tài liệu nào hay hướng dẫn chi tiết cách xác định kiểu lai hóa thì post lên cho mình tìm hiểu nha. Thank mọi người trước.

Các bác cho em hỏi tại sao cấu hình e của CR là [Ar]3d5 4s1, em có đọc 1 số sách thì đều có cấu hình như thế, nhưng em thắc mắc là tại sao nó lại ko tuân theo nguyên lí vững bền? mong các bác giải đáp giúp, với lại cho em biết 1 số dạng bt thường gặp ở fần cấu tạo nguyên tử này

Câu này dễ thui bạn ạ. Có phải theo nguyên lí vững bền thì cấu hình của Cr là [Ar] 3d4 4s2 đúng không, nhưng mà 1e ở phân lớp s sẽ nhảy vào trong phân lớp d để tạo ra trạng thái bán bão hòa 3d5 4s1. Như ta đã biết ở quy tắc bát tử thì các nguyên tố luôn luôn tạo thành liên kết để đạt tới trạng thái bão hòa thì bền vững. Nhưng sau bão hòa là trạng thái bán bão hòa, độ bền vững đứng sau bão hòa nên ở Cr 1e ở phân lớp s nhảy sang phân lớp d bên trong để tạo ra bán bão hòa, giúp Cr ở trạng thái bền vững hơn so với ở trạng thái bình thường. Và các e ở phân lớp 4s và 3d đều là e độc thân cả. Tương tự điều trên cho các trường hợp như của Cu: [Ar] 3d10 4s1 e của phân lớp 4s nhảy vào bên trong để phân lớp bên trong bão hòa còn phân lớp 4s thì bán bão hòa => trạng thái bền vững hơn. Từ đó giải thích vì sao Cu cũng còn có 1 hóa trị khác ngoài II là I (mất 1 e lớp ngoài cùng ). Bây giờ bạn hiểu rùi chứ.

Trong thực tế Cu pư rất khó khăn với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc nguội gần như là ko phản ứng.

ủa vậy mọi người có thể cho em bít ngoài Al, Fe ra còn kl nào ko tác dụng với H2SO4 , HNO3 đặc nguội được ko?

àh quên tiện thể nhơ mọi người lí giải dùm tại sao Al , Fe ko tác dụng với H2SO4 , HNO3 đặc nguội nhé

Theo tài liệu mình được đọc thì do nó tạo nên trên bề mặt Al & Fe 1 lớp oxit bền vững. Xin lỗi vì mình đã xen vào.

theo em được bít thì ngoài Al va Fe ra còn có Cr và Mn cung không pu voi H2SO4 và HNO3 đặc nguội , do nó tạo 1 màng oxit khá bền vững khi tiếp xúc !

do chúng được tạo một lớp oxit bền vững bên ngoài nên axit sunfuric và nitrit ko thể hòa tan nó, Cr, Mn, Mo cũng bị thụ động tương tự như Al, Fe Cu, Ag tác dụng được khỏe re trong axit đặc nguội, một số bài định lượng hay cho phản ứng đó

ak, cái nài khánh đã hỏi goài, và nhận dc câu trả lời là hiện nay cái nài còn đang dc bàn cãi, cái chiện lớp vỏ oxyde thì chỉ là 1 giả thuyết. Thế nếu nói lớp vỏ oxyde, thì tại sao nó kô tan, trong khi cho Al2O3 hoặc Fe2O3 vào H+ thì nó tan khỏe re, mà tại sao chỉ có 1 số KL tạo dc lớp màng oxyde, lớp khác thì kô, tại sao màng oxyde mỏng lại kô tan,…vv và còn nhiều câu hỏi khác nữa. Cho nên, để kết luận thì còn fải chờ dài dài

Oạch, vậy tại sao không có sự co d với cặp Si và Ge? Em ko nghĩ như vậy.Lí do khác

hix, Si và Ge vị trí ở IVA sau IIIA thì chịu quái j` ảnh hưởng của co d

su co d chi xảy ra trong nhóm phụ thôi còn tới nhóm chính thì wi luất lại diên biến bình thường :liemkem (