Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

đa số là liên kết ba tâm… đôi khi tồn tại liên kết hidro… và nhiều lúc chỉ là tương tác tĩnh điện… thế thoy ! Còn anh BM đưa vd dãy boran nó là đặc trưng của lk ba tâm ! Giải thích vì sao tồn tại BF3 nhưng BH3 thì ko… nó cũng phần nào liên quan !

các kim loại nặng và nhất là Cu với Fe và các hợp chất của nó luôn có tính chất lưỡng tính trong nài chỉ là ở các tương tác thông thường hoặc điều kiện thường nó ko thể hiện rõ ra thui

Trong SGK lớp 11 có 1 dòng ghi rõ ràng là “hầu hết các muối tan đều điện ly mạnh trừ một số muối như CuCl2… là chất điện ly yếu” Cái này có thể thấy được rõ nhất là dung dịch CuCl2 tinh khiết sẽ không có màu xanh như những dung dịch khác có chứa ion Cu 2+

tớ đồng ý với quan điểm với Lemon Tea khi xét độ mạnh của chất điện ly, ta dựa vào độ điện ly ( tất nhiên là ngoài cái tiêu chuẩn cơ bản này còn những cái khác). Nhưng Lemon Tea còn chưa nắm rõ khái niệm độ điện ly thì phải: nó bằng tỉ số phân tử chất tan phân li thành ion so với tổng số phân tử chất đó tan trong dung môi. Tức ở đây: BaSO4 là chất điện li mạnh. dù nó tan ít trong nước.

hơ hơ, là H3O+ và OH-, do mấy thằng nào mạnh mạnh dzô H2O thì đều cho nhận proton với H2O cả

do LK kô dc làm bền bởi trạng thái lai hoá sp2 của B, mà ku òy, câu nài hỏi òy

pH đâu có đánh giá độ mạnh acid Độ mạnh của acid phải dựa vào hằng số phân ly acid Ka chư. Tùy thuộc vào môi trường phân ly, Ka có thể thay đôi. người ta chia thành hai loại là dung môi suy biến và không suy biến Với acid mạnh phân ly hoàn toàn trong nước thì nước có thể coi là dung môi suy biến của các acid này

cái này thì ngoctu nói đúng. pH chỉ là nồng độ H+ thôi, acid mạnh hay yếu là do khả năng phân ly quyết định

xem nào nếu chỉ là dựa vào độ phân ly có lẽ ko đúng lắm nhỉ? Có một số acid đâu có phân ly như bình thường? Thậm chí nó kết hợp với nước ấy ! và ở nhiệt độ này thua acid kia nhưng khi nâng lên xí xí lại mạnh hơn vài lần thậm chí vài chục lần… giải thích khác chứ !

em sai rồi longrai à! Khi em nâng nhiệt độ lên, Ka cũng thay đổi theo rồi, đúng không?

Vâng thưa anh !! Nhưng với các acid thông thường sự tăng Ka là nhỏ !! Không có sự BẤT THƯỜNG với một số acid đặc biệt !! Các acid này nó kết hợp với nước để thể hiện tính acid của nó và KHÔNG THEO QUI LUẬT ĐIỆN LY !!! Và cái này có lẽ cũng gần về mảng của các siêu acid !

Vậy chứ theo em đánh giá độ mạnh acid bằng thông số gì? Anh ko hiểu ý em cho lắm, có lẽ em phân tích vấn đề hơi xa với thực tế. Acid có khả năng phân ly ra H+ trên một liên kết, sau đó chuyện H+ tương tác với môi trường thế nào sẽ ảnh hưởng đến Ka và làm thay đổi giá trị Ka. Ka sẽ luôn là thước đo độ mạnh acid. ANh nói khả năng phân ly là muốn nói đến Ka, chứ không phải khả năng phân ly ra H+ trong dung dịch.

tất nhiên dùng hệ thống Ka là không đủ Nó chỉ đúng cho acid bronsted thôi, tuc là các acid dạng HA khi phân ly trong nước cho ra H+. Các dạng acid khác thì không đúng Vấn đề này có lẽ nằm ngoài box hoá học phỏ thông, nếu em thích thì cũng có thể thảo luận chi tiết hơn nhưng anh nghĩ với các bạn học sinh phổ thông thì vậy là đủ rồi Kiến thức của em tốt lắm, nhưng nên viết bài mang tính đóng góp hơn cho diễn đàn thay vì chỉ ra câu đố xuông Chúc vui!

Sao mình không hiểu câu hỏi long à. Acid và base mạnh nhất có khả năng tồn tại trong dung dịch nước có nghĩa là như thế nào? Cái nào mạnh vào nước mà chẳng phân li?

Trích của ku Long xem nào nếu chỉ là dựa vào độ phân ly có lẽ ko đúng lắm nhỉ? Có một số acid đâu có phân ly như bình thường? Thậm chí nó kết hợp với nước ấy ! và ở nhiệt độ này thua acid kia nhưng khi nâng lên xí xí lại mạnh hơn vài lần thậm chí vài chục lần… giải thích khác chứ !

Có thể em muốn đề cập đến trường hợp cá biệt chăng, vậy thì em nên đưa ra 1 trường hợp cụ thể và kèm theo số liệu (nhắc nhở rồi) . tuy nhiên với kiến thức cơ bản để so sánh tính acid mạnh yếu dựa vào hằng số phân ly là ổn (chú ý trong từng dung môi ở đk nhiệt độ xác định (có bản pKa trong H20, có cái trong DMSO…) Việc dựa vào giấy đo pH để xác định độ mạnh của các acid với nhau thật khó khăn. nhưng mình có suy nghĩ thế này.

yêu cầu so sánh tính acid giữa acid clohidrit và acid acetic chỉ dùng giấy pH. vậy bạn làm thế nào. ý kiến cá nhân. Pha dung dích HCl,và CH3COOH có nồng độ khỏang 10^-4 (M) và rồi dùng giấy pH để thử. lúc này sự khác biệt nồng độ H+ trong hai dung dịch này khác biệt nhau lớn, nên quan sát rõ khác biệt trên giấy pH trên giấy pH. màu càng đậm (đỏ ->hồng -> vàng nguyên gốc) thì tính acid càng mạnh và dĩ nhiên là so sánh này chỉ áp dụng khi đã lường trước 2 acid có hằng số phân lly cách xa, và thí nghiệm chỉ mang tính minh họa. Không biết ý kiến mọi người thế nào.

Đóng góp thêm vài ý kiến. Thứ nhất trong khuôn khổ Hóa Phổ Thông, tiếp xúc chủ yếu với acid bronsted: Ka và pH là đủ để so sánh, đánh giá độ mạnh của acid Thứ 2: Đối với 2 loại acid khác là siêu acid và acid lewis thì độ mạnh acid được đánh giá theo thang Hammet: H0 = pKa + log(cB/cBH+) với Ka là hằng số phân ly của BH+ đối với trường hợp của siêu acid. Còn acid lewis thì chịu, không có thang chuẩn nào hết. Còn một số trường hợp nữa, nhưng quan trọng nhất vẫn là 3 trường hợp đã nêu. Hy vọng vấn đề có thể được kết thúc. Thân!

tớ tìm hiểu thấy chỉ có 2 muối được xếp vào hạng chất điện li yếu thôi a`. Đó là: HgCl2 và Fe(SCN)3. Cũng thấy hơi kì lạ là có tài liệu nói rằng: các muối tan được thì đều là chất điện li mạnh; thế mà cái thằng HgCl2 tan được (còn Fe(SCN)3 thì tớ chưa tìm thấy). Poss lên xem ý kiến anh em thế nào?[QUOTE]

Phản ứng giữa Li và H2O xảy ra mãnh liệt hơn phản ứng giữa Na và H2O, mặc dù tính kim loại của Na mạnh hơn Na. Giải thích nào các bạn ơi (các anh để từ từ nha, cho bọn em phổ thông thảo luân đã - Are you ok?)

Có lẽ bán kính liti nhỏ quá vào trong nước nó chạy lung tung dễ dàng hơn hơn natri nên tham gia phản ứng mạnh hơn.

do năng lượng hidrat hoá và dòng trường được tạo ra theo hệ thức K nhân với q/r^2