Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Chắc là 2 thèng như nhau cả vì thèng nào cũng là LK 3 tâm

Nè cu, nó là kết hợp của Fe(FeCN)6 và K2Fe(CN6) thì không ra cái chất kia thì sao. Về xem lại sách đi.

chài, cái kia ở dd keo, còn cái này ở dạng kết tủa, dzị thực nghiệm bảo 2 chất này tác dụng dzí nhau ra kết tủa thì kết tủa bác lấy ở đâu ra, chẳng lẽ bác bảo cái dd keo là kết tủa

hix, đề nghị mấy thằng hoahocpro với khanh ghi đúng các công thức phân tử chút nhé ! hix ! đọc loạn cả não !!! :nhanmat(

chài, cái kia ở dd keo, còn cái này ở dạng kết tủa, dzị thực nghiệm bảo 2 chất này tác dụng dzí nhau ra kết tủa thì kết tủa bác lấy ở đâu ra, chẳng lẽ bác bảo cái dd keo là kết tủa

khanh quan điểm dung dịch keo là như thế nào nói anh nghe xem !?? Đã bao giờ làm thí nghiệm Ba2+ + SO42- chưa !!? Cho anh cái nhận xét về kết quả thu được cái !? :cool (

Câu ni nếu ra thi thì chỉ mang tính chất đánh đố, hix, vì chẳng có gì liên hệ với nhau cả để mà so sánh định tính !!! Cần xem lại câu hỏi nhé pro !? :mohoi ( Nếu muốn câu trả lời thì… handbook ! thía thôi ! :lon (

@hoahocpro: Chú bớt nói khích tướng nhau trong diễn đàn đi nhé !!! Vì trong đây toàn lớn hơn chú (về mọi mặt), đặc biệt còn có nhiều thầy cô (từ trẻ đến già) !!! Nhắc thế để chú chỉnh lại vị trí, cũng như lời nói mình một tí ! :nhanmat( Chúc vui !

dạ cái kết tủa BaSO4 trắng nhầy thưa sp, theo em cái dd keo là 1 loại hệ dị thể fân tán cao, gồm các hạt kô tan lơ lửng trong môi trường

hix, còn anh làm thực nghiệm (thực tập phân tích 1) thì thấy BaSO4 tạo ra ở kích thước rất nhỏ, phân tán trong dung dịch, mà giới giang hồ phân tích (thầy của anh) gọi là dung dịch huyền phù với pha phân tán ở nồng độ thấp –> úi, vậy kết tủa với dung dịch keo ở đây là đồng nhất goài !!!

:doctor ( :nguong ( :hutthuoc(

anh BM nài :smiley: anh coi lại định nghĩa hệ keo giùm em một kái đi :doctor ( sai lầm trầm xờ trọng !!!

Theo tôi thì hệ mà BM nói không phải là hệ keo mà là hệ thô. Hệ keo là một trạng thái tôn tại đặc biệt của vật chất,trạng thái phân tán cao,ở đó tướng phân tán được chia nhỏ đến trạng thái tập hợp của các phân tử và được phân bố trong môi trường gọi là môi trường phân tán.Toàn bộ hệ đó gọi là hệ keo Còn kích thước hạt keo thì vào khoảng 10^-7 - 10^-5 cm. Hệ thô mà bạn nói ở trên thì kích thước hạt vào khoảng >10^-3 cm

Khi nói về NO có câu: Liên kết ba electron hay còn gọi là liên kết một electron. Nghe có vẻ vô lí nhỉ.(Hoàng Nhâm tập 2, trang 176). Giải thích hộ em với các anh ơi

1 tại sao phải khuấy dd khi điên phân 2 phải cho NO3- vào dd diện phân làm gi?

Mình nghĩ cái hoak28 nói là hệ keo điển hình. Nếu dựa vào phân loại các hệ phân tán theo độ phân tán, ta có thể chia làm 4 loại:

  • hệ phân tán thô (huyền phù, nhũ tương) - 10(-4)cm ;
  • Hệ phân tán trung bình (khói …) - 10(-4) _ 10(-5) cm ;
  • Hệ phân tán cao (hệ keo điển hình) - 10(-5) _ 10(-7) cm ;
  • Dung dịch phân tử - < 10(-7) cm ;

Mình nghĩ các hệ kết tủa tạo thành ở dạng hạt nhỏ, và phân tán trong môi trường, có khả năng phân tán ánh sáng, khuếch tán chậm, ko bền vững tập hợp (do bề mặt riêng lớn), thì có thể gọi là hệ keo, có gì sai ở đây nhỉ !!! :nghe (

Đúng là như vậy,nhưng ở dây Bm cho rằng BaSO4 tồn tại ở dạng nào mà nói là kết tủa và hệ keo là như nhau.Các kết tủa BaSO4 kết tủa với kich thước hạt rất nhỏ nhưng chưa bao giờ có ai dám nói ràng dung dịch BaSO4 là dung dịch keo cả

BaSO4 mình chưa tìm hiểu kích thước hạt của nó, nhưng mình nghĩ nó nằm ở hệ thô, thường gọi là huyền phù. Với hệ phân tán như vậy, nó cũng là một nhánh nhỏ của hệ keo, tuy ko phải hệ keo điển hình !!! :gaucon(

Bác Nhâm đang nói đến vấn đề MO giải thích sự hình thành phân tử NO, bạn có thể đọc thêm các topic review MO đã có trong diễn đàn ! (search từ khoá review hay MO đều được) ! :hiphop (

Đúng vậy,kích thước hạt của nó thì nó không nằm trong hệ keo.Tuy nhiên theo mình biết thì hệ keo không có nhánh nào hết.với kích thước hạt như mình đã nêu thì người ta xếp nó vào hệ keo điển hình.Có lẽ nhánh mà bạn đang nói đó là nhánh của hệ phân tán Nhưng dù sao chũng ta cũng làm sáng tỏ đuợc phần nào về nó Chuc các bạn vui vẽ

1/ để cho các ion dc fân bố đều trong dd 2/ kô bít là dd j` mà fải cho NO3- vào

Em thắc mắc tại sao dãy Beketop lại ghi là Na trước Ca, còn dãy trong bảng tuần hoàn (2005) lại ghi là Ca đứng trước Na ạ? Các anh chị giải thích giúp em?

ngày trước người ta nghiên cứu hoạt tính ko kĩ ~~> Na mạnh hơn Ca nhưng khi có xuất hiện thế điện cực khử chuẩn gòy thì sắp xếp cho chính xác là như bản tuần hoàn ^^ vì cái ông gì đấy cũng chỉ dựa vào thực nghiệm mà xếp thui !!!

Vậy ạ? Thank anh! Sẵn đây em hỏi anh câu nữa: Fe2(SO3)3 làm sao tạo FeS ạ?

hix, mình ko đặt ra cái nhánh nào cả, toàn là tham khảo sách thui !!! Hoá keo tạm thời mình tham khảo trong cuốn “Hoá keo” của thầy Hà Thúc Huy !!! Ở những trang đầu của sách có phân loại rất kĩ, nhiều cách phân loại ! " Cũng như trong nhiều lĩnh vực hoá học khác, trong hoá keo cũng ko thể chỉ có một cách phân loai duy nhất dựa trên một tính chất này hay tính chất khác. Sự muôn hình muôn vẻ về tính chất của hệ đòi hỏi phải sử dụng các phương pháp khác nhau để có thể hình dung một cách toàn diện các loại hệ" a. Phân loại theo độ phân tán b. Phân loại theo trạng thái tập hợp c. Phân loại theo tương tác giữa tướng phân tán và môi trường phân tán d. Phân loại theo tương tác giữa các hạt" :mohoi (

Hệ keo bạn đang đề cập là hệ keo điển hình, như ko phải chỉ có hệ keo điển hình mới là hệ keo !!! :mohoi (