Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Có ai có tài liều căn bản của hoá học không vì bây giờ mình mất gốc lên chẳng biết học thế nào, mà học lại thì khó vào lắm. CŨng khó nhớ T/C và CT . Nên bạn nào có tài liệu = Flash thì quá tốt còn không thì có tài liệu về t/c-CT cũng được. Thanks :danhmay (

Các bác ơi! Em đang bí một chút về ứng dụng của CaSO4! Mong các bác giúp đỡ (Tất cả các ứng dụng của CaSO4 nhé). Em cám ơn trước :mohoi (

pKa của HI lớn hơn –> nó mạnh hơn

sai rồi đó dựa vào công thức này pKa =-log Ka. nếu Ka càng lớn thì pKa càng nhỏ tinh acid càng mạnh , Nếu theo khanh nói thi pKa của HI lớn hơn HCLO4 thì suy ra HCLO4 phải manh hơn chứ

Em cũng đang bí về các tinh chất đặc trưng và ứng dụng của Na2S2O3. Bác nèo biết giúp giùm

ban phải nhớ rằng MnO2 phản ứng với HCl với diều kiện là HCl đặc, khi đó thế điện cuc se thay đổi. Nói phản ứng này là phản ứng giua ãit với bazo là ko đúng. day la pu õi hoa khư

Có ai trả lời giùm cho với! Khi Mg đang cháy nếu đưa vào bình chứa nước, khí cacbonic, khí nitơ thì xảy ra hiện tượng như thế nảo? cháy tiếp tục, bùng cháy mạnh hơn, hay cháy yếu hơn? Giải thích? Có thể dùng cát để dập tắt đám cháy Mg không? Tại sao? Rất mong các bạn quan tâm giải đáp.

Mg đang cháy mà cho nước hay CO2 vào thì rất nguy hiểm! Thứ nhất Mg sẽ cháy fùng lên do có Pứ: Mg + H2O —> MgO + H2 hay CO2 + Mg —> MgO + C

  • Thứ 2 việc Mg cháy fùng lên có thể sẽ làm cháy lan nhưngc vật xung wanh và làm đám cháy càng thêm lan rộng Việc dập tắt bằng cát hình như là được do cát làm ngăn cách giữa chất bị cháy và O2! ^^

mình thì ko nghĩ vậy,vấn đề này mình cũg từng coi, cả CO2,H2O,SiO2 ko lam` dập tắt Mg đang cháy mà làm cháy mạnh hơn Mg + H2O–> MgO+ H2 –> CHÁY 2Mg +CO2 –> 2MgO + C –>CHÁY 2Mg + SiO2–> MgO + Si –>CHÁY SIO2 THÌ KO CHÁY NHƯNG SI LẠI DỄ CHÁY NÊN MÌNH NGHĨ KO THỂ DÙNG CÁT ĐC CÓ SAI THÌ XIN ĐỪNG ĐÁNH MÌNH NHA!! :chocwe ( :it (

Cám ơn hai bạn đã quan tâm giải thich. Vấn đề ở đây là mình muốn được giải thích rõ ràng khả Mg bị oxi hóa trong không khí như thế nào so với bị oxi hóa bởi H2O, CO2, SiO2, N2 bằng lý thuyết và thực tế. Rất mong các bạn giải thích thệm

Hãy cho biết hình dạng của mỗi phân tử sau(có giải thích chi tiết dựa vào mô hình VSEPR): NH3;H2O;HF;PCL3;PH3;PF3

NH3: tháp đáy tam giác H2O: gấp khúc HF: thẳng PCl3: tháp đáy tam giác PH3: cũng dzị PF3: cũng dzị đây toàn là dạng phân tử kiểu AX3E1 kô àh ( NH3, PH3, PCl3, PF3), có 1 cặp e tự do đẩy mạnh hơn nên chiếm kô gian lớn hơn -> tháp đáy tam giác H2O là AX2E2, HF là AX giải thích tương tự

Các anh chị có thể giải thích rõ hơn được ko? Em ko hiểu gì về mấy cái cấu hình điện tử cả. Kiểu AX3E1, AX2E2 và AX có nghĩa là sao?

chài, cái đây là kiểu cấu trúc phân tử giải thix theo mô hình sự đẩy các cặp electron VSEPR ( valence shell of electron pair repulsion), A là nguyên tử trung tâm, X là fối tử và E là cặp e tự do. Mấy con số ghi ở dưới là số lượng của nguyên tử trung tâm, fối tử và e tự dọ

  1. Electron có n = 3 và l = 1 có thể nằm ỏ mức năng lượng nào và trên obitan nào? Obitan đó có dạng như thế nào?
  2. Có những trường hợp nào về số lượng electron trong 1 obitan nguyên tủ? Hãy dùng ô lượng tử trình bày cụ thể từng trường hợp đó
  3. Dùng ô lượng tủ(có chú ý thứ tự của electron), hãy trình bày các trường hợp có thể xảy ra khi phân bố 2 electron vào các obitan nguyên tử phân lớp p.
  1. Cho 3 phân tử SCl2, F2O,Cl2O. Xếp các số đo góc liên kết theo thứ tự tăng dần.
  2. Giải thích tại sao CCl4 là hợp chất trơ, không bị thủy phân trong nước, còn SiCl4 lại bị thủy phân rất mạnh trong nước.
  3. Mô tả cấu trúc phân tử của các phân tử N(CH3)3 và N(SiH3)3. So sánh góc liên kết CNC và SiNSi và tính bazơ giữa hai hợp chất trên.
  4. Tại sao có các phân tử BF3, BCl3, BBr3 nhưng không có phân tử BH3?
  5. Khi nghiên cứu cấu trúc của PCl5(r), PBr5(r) ở trạng thái tinh thể bằng tia X người ta thấy: a) PCl5 gồm các ion [PCl4]+; [PCl6]- phân bố trong tinh thể. b) PCl5 gồm các ion [PBr4]+; Br-. Hãy cho biết cấu trúc không gian của các phần tử và giải thích tại sao lại có sự khác nhau trên.

tại sao để NiS và CoS lâu trong kk thì nó khó tan trong HCl

Sp của pứ Fe3+ + K4[Fe(CN)6] là Fe4[Fe(CN)6] hay là KFe[Fe(CN)6]

có lẽ mấy câu hỏi này, đã thảo luận nhuần nhuyễn trên diễn đàn rùi nên mấy thằng cu làm biếng thui ! CHứ mấy thằng ni công nhận tụi nó đều là super ko à ! hix !

  1. Dựa vào VSEPR so sánh hai cặp: SCl2 vs Cl2O và F2O vs Cl2O

  2. Tận dụng đặc điểm của các nguyên tố trung tâm nằm ở chu kì 3, còn orbital d trống, nên dễ đóng vai trò acid mạnh.

  3. theo như suy luận, thì phối tử CH3 ko có khả năng tạo liên kết phụ (second bond) nên sẽ ở dạng chủân giống NH3. Còn SiH3 có nguyên tử trung tâm ở chu kì 3, có d trống, nên có khả năng tạo liên kết phụ với N, nên sẽ ưu tiên ở dạng phẳng. Cũng với lập luận đó giải quyết hai vấn đề góc liên kết (cấu trúc) và tính base (hoạt tính) nhé !

  4. Câu ni thảo luận quá nhiều trên chemvn luôn, em ko chịu đọc kĩ, nói tóm lại, hợp chất tạo thành sẽ ko bền vững lắm khi nó còn khả năng tạo thêm liên kết. Việc tạo thêm liên kết giúp cho năng lượng toàn bộ hệ thống an định hơn (tất nhiên là liên kết tạo ra ko bị các yếu tố lập thể chi phối). H ko tạo được liên kết pi, năng lượng các liên kết trong BH3 ko đủ bù đắp năng lượng tiêu tốn tạo liên kết của hệ thống, nên phân tử kém bền. (B ở đây chỉ có 6 electron, B ở chu kì 2, bị chi phối rất mạnh bởi qui tắc bát tử).

  5. câu ni thì dựa vào khả năng kích thích của P trong các hợp chất PCl5 và PBr5, từ đó đánh giá mức độ liên kết P-Cl hay P-Br , liên kết nào yếu nhất, trong dung dịch sẽ có khuynh hướng ra đi. PCl6 với P mang lai hoá sp3d2, là kết quả thu nhận thêm một thằng Cl trôi nổi trong dung dịch để tạo cấu trúc bát diện bền hơn. PBr6 ko tồn tại do lập thể.

thế nhé ! @mấy thằng long, khánh, hoahocpro … tụi bây thảo luận toàn trên trời ko, mà ko trả lời giúp mấy câu ni ! hix !

nhóm halogen tuy độc nhưng ko phải là ko cần thiêt ngược lại chúng rất cần cho cuộc sống này