Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

bó tay mấy anh em hỏi về màu của “MÁU” của con người em từng xem báo noi do Fe mà máu đỏ còn do Cu mà máu xanh

Bí ẩn về những người màu xanh da trời Ảnh: Sức Khỏe & Đời Sống.

Nghe có vẻ lạ tai nhưng sự tồn tại của những người màu xanh da trời lại là sự thật, có điều số lượng rất ít. Cho tới nay, khoa học chỉ mới ghi nhận hiện tượng này trong một dòng họ.

Vào những năm 1950, các bác sĩ ở Bệnh viện khu vực Lexinton (Kentucky, Mỹ) đã rất ngạc nhiên khi cấp cứu cho một bệnh nhân có tên là Benjamin. Họ không tài nào giải thích nổi tại sao nước da của cậu bé lại có màu xanh da trời. Các bác sĩ cho rằng có thể cậu đang trong tình trạng thiếu máu nghiêm trọng, nhưng các xét nghiệm cho thấy không phải như vậy.

Các bác sĩ càng ngạc nhiên hơn khi nghe bà của Benjamin nói: “Các ông đã bao giờ nghe nói về dòng họ người xanh Fugate? Chúng tôi chính là hậu duệ đời thứ 6”. Theo những tài liệu của bà cụ cung cấp, họ đã biết đến một dòng họ kỳ lạ nhất trong lịch sử nhân loại.

Năm 1820 tại tiểu bang Kentucky, dư luận xôn xao bàn tán về một hiện tượng chưa từng có: Một gia đình có những người màu xanh da trời. Ông Martin Fugate, một người nhập cư gốc Pháp đến lập nghiệp tại khu đồi Troublesome Creek và lập gia đình với bà Elizabet Smith. Họ có 7 người con, trong đó 4 người có nước da màu của bầu trời. Những đứa trẻ lục nhân nhà Fugate đều phát triển hoàn toàn bình thường về trí tuệ và sức khỏe, hầu như không mắc bệnh tật gì. Sau này họ cũng lập gia đình, sinh con cái và sống khá thọ (80-90 tuổi). Các nhà nghiên cứu thời đó dự đoán rằng, hiện tượng người xanh có thể liên quan đến bệnh tim mạch hoặc rối loạn máu, nhưng không ai chỉ rõ được.

Đi tìm lời giải đáp

Vào những năm 1960, Madison Cawein, một nhà huyết học trẻ thuộc Học viện Ketucky đã quyết định đi tìm lời giải cho hiện tượng hiếm có này. Ông đã tới khu vực Troublesome Creek để lật lại hồ sơ và ghép nối những câu chuyện về dòng họ người xanh.

Cawein đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của một nữ y tá có tên là Ruth Pendergrass, người nhiều năm trực tiếp theo dõi lục nhân. Bà đã vô tình phát hiện ra một phụ nữ xanh sống ở khu vực và thuyết phục người này đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm phục vụ việc nghiên cứu.

Cawein đã gặp được ngườii phụ nữ đó - một người trong dòng họ của Fugate. Ông phát hiện ra một điều thú vị, bà ta không hề mắc bệnh về tim mạch và rối loạn phổi như nhiều người đã nhận định.

Sau khi đã loại bỏ sự liên quan giữa bệnh tim mạch, phổi… đối với màu da của người này, Cawein quyết định tập trung theo hướng rối loạn di truyền về máu. Ông bắt đầu cuộc tìm kiếm bằng cách xây dựng lại gia phả của dòng họ Fugate và phát hiện đời thứ 6 của dòng họ Fugate có tới 13 người da xanh.

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy lượng methemoglobin (MetHb) cao là nguyên nhân tạo nên màu xanh cho da (vì methemoglobin có màu xanh). Hồng cầu là tế bào chứa nhiều ôxy nên cấu trúc của nó thường xuyên có nguy cơ bị ôxy hóa và rất nhạy cảm với các quá trình ôxy hóa. Do đó, hồng cầu rất dễ bị hủy hoại. Để tránh hiện tượng này, hồng cầu thường xuyên có quá trình tạo thành MetHb, đồng thời cũng thường xuyên khử MetHb thành Hb. Điều này bảo đảm cho lượng Methb máu ngoại vi luôn ở mức thấp. Một ngày, thường có khoảng 3% lượng Hemoglobin tự ôxy hóa thành Methb. Nhưng nồng độ Methb trong máu chỉ dưới 1%.

Cawein cho rằng ở người xanh, sự rối loạn chuyển hóa này tạo ra tỷ lệ MetHb không bình thường. Cawein đã sử dụng phương pháp khác để điều chỉnh lại chuyển hóa MetHb. Ông đã tiêm methylene vào ven của một người xanh có tên là Patrick. Điều kỳ lạ đã xảy ra, chỉ sau vài phút, nước da màu xanh da trời của Patrick đã trở thành hồng hào như thường. 13 người tương tự của dòng họ Fugate đã được uống viên nhộng methylene và sau một thời gian, da của họ đã đổi màu.

Bí ẩn về người xanh da trời đã được nhà huyết học Cawein khám phá là do rối loạn chuyển hóa MetHb và Hb trong máu. Đây là một rối loạn có tính di truyền, những người mắc chứng này hoàn toàn bình thường.

Bà Luna Pacy, mẹ của cậu bé Benjamine kể trên, thuộc đời thứ 5 của dòng họ Fugate. Bà sống tới năm 84 tuổi và sinh được 13 người con có nước da màu xanh, trong đó người xanh cuối cùng là cậu bé Benjamine. Câu chuyện về những người xanh da trời từng được đưa lên show truyền hình đắt khách về những điều kỳ lạ của con người. Bí ẩn về dòng họ Fugate có nước da màu xanh da trời đã khép lại sau hơn một thế kỷ tồn tại.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Nguon: http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/04/3B9F506D/

cảm ơn anh em đã hiểu và lấy làm kinh ngạc vì “không phải báo nào cũng đúng”

nếu muối iot độc đến thế thì trong cơ thể con người chúng ta có đặc điểm gì mà lại có thể sử dụng các chất trên thành chất có ích cho cơ thể nhỉ???(hình như liên quan đến sinh hơi nhìu .)

Muối này một hàm lượng nhỏ cần cho cơ thể cũng giống như các chất khác như muối ăn vậy thôi.Em đọc cho kĩ nhé còn vì sao thì em phải học thêm nhiều sẽ hiểu thôi OK chứ

Các hợp chất của Halogen cần thiết cho cơ thể. Cl2 độc nhưng Cl- thì không thể thiếu. Tương tự như vậy, I- rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp. Anh nói cơ chế tác dụng ngắn gọn như sau: Phân tử thyroxin chứa 4 nguyên tử I, chúng sẽ bị lấy đi 1 I và trở thành triiodothyroxin rồi vào trong nhân của tế bào. Tại đó chúng gắn vào các thụ thể trên các gen nhất định và hoạt hoá quá trình sao mã các mARN, rARN,… cần cho quá trình sinh tổng hợp protein. Do vậy, quá trình tổng hợp các chất cần thiết cho cấu trúc của cơ thể được tăng cường. Người thiếu iot thường gầy yếu, chậm lớn, giảm trí tuệ là do không có sự tổng hợp các protein cần thiết cho cơ thể.

ủa cái nì minh f thấy có đâu đó rồi mà cả sách giáo khoa nữa .nó có mỗi nguyên tử được liên kết với 4 nguyên tử khác theo kiểu tứ diện, tạo thành các lưới 3 chiều gồm các vòng 6 thành viên. còn hình minh họa thì khó cho tớ wá hic!

Vậy là KI KIO3 chứ không phải NaI à. Có chắc ko vậy ? Em sợ thi đại học hỏi câu này !

chắc là do cấu tạo không gian khác với C thôi

Với cách dạy và học bậc phổ thông ở nước mình thì chắc sẽ không bao giờ hỏi những câu như vậy. Tuy nhiên chắc chắn muối iot là hồn hợp NaCl, KIO3. Trích nguyên văn từ văn bản của Tiêu chuẩn Việt Nam về muối Iot: “Hợp chất Kali iodat (KIO3) dùng để sản xuất muối iot phải có hàm lượng Kali iodat (KIO3) không nhỏ hơn 99.5%, hàm lượng chì Pb không quá 0.002%, hàm lượng các tạp chất khác không quá 0.5%”

mỗi nt C trong phân tử kc lai hóa sp2 sắp xếp với độ đặc khít hơn 90% chính vì vậy tinh thể được hình thành từ rất nhiều các nt cacbon với thứ tự như trên ~~> tính trong suốt như pha lê còn trường hợp ngược lại nếu nguyên tử cacbon sắp xếp một cách không có trật tự hoặc năng lượng ko được phân bố đều bằng ht lai hóa thì sẽ thành các mẩu than chì mềm…

cách dạy ở phổ thông nước mình còn nhiều bất cập nhất là trong môn hóa em nào có ý tưởng mới về cách dạy nội dung thì cứ post lên biết đâu sẽ có ngày nhìn thấy một cách dạy hiệu qur hơn và thiết thực hơn

chác chắn là hai muối đó không sai đâu em àh biết để đi nói với người chưa biết không nhất thiết thi đại học chúng ta mới để ý chủ yếu học để biết học để sống mà phải không hi vọng các em học với tinh thần đó

Nếu nói đến lai hóa, C trong kim cương lai hoá sp2 à longrai !?? Vậy nó sẽ có cấu trúc layer, và nó sẽ dễ bị tước ra như graphite !!! :xuong ( tiêu goài ! Xem lại nhé !

Có một vài vấn đề hay xoay quanh diamond như sau: Tại sao diamond có bề mặt cực kì cứng, trong khi graphite thì lại mềm, tại sao diamond trong suốt trong khi graphite mờ đục và màu đen? điều gì đã làm nên những thuộc tính này của diamond. Câu trả lời ở đây chỉ xoay quanh bài toán cấu trúc tinh thể - đặc trưng cơ bản nhất khi xét đến tính chất căn bản của vật liệu. Ko dài dòng nữa, trả lời hết luôn !

  • Trong graphite, mỗi nguyên tử carbon dùng 3 electron hoá trị liên kết với 3 carbon lân cận, hình thành cấu trúc phẳng khít. Sự liên kết trong mỗi layer là mạnh, nhưng giữa các layers với nhau thì yếu ! chính vì thế, graphite dễ tách ra từng lớp.
  • Trong khi đó với diamond, mỗi carbon liên kết với 4 carbon lân cận, tạo thành những đơn vị tứ diện. Chính những cấu trúc tứ diện chặt khít gây nên tính strongest của liên kết, và tạo nên nhiều superlative properties khác !

Sự lặp đi lặp lại cấu trúc đơn vị qua 8 nguyên tử (như hình trên) hình thành một hình lập phương đơn vị cơ bản. Ngoài cấu trúc hình lập phương, diamond còn được biết tới nhiều cấu trúc khác được xem là crystal habit của diamond như octahedron, dodecahedra …

Nhưng một điều cũng khá lý thú, thực chất, bề mặt cấu trúc của diamond ko hoàn toàn phẳng:

Trigon (khó định nghĩa thật): Trigons are triangular growths that reflect subtle changes in height on a diamond’s face. The trigons shown here are slight indentations that were most likely produced by a natural etching of the crystal. However, raised trigons, which point in the same direction as the crystal face, may also occur from etching, dissolution, or as part of the natural growth of the crystal

  • Diamond là một substance cứng nhất được biết tới. Thang đo Mohs là thang đo được phát triển năm 1822 bởi Austrian Friedreich Mohs như một tiêu chuẩn để đánh giá độ cứng của khoáng vật (vật liệu).

  • Mặc dù diamond ko dễ vỡ, hay bị breaking apart, nhưng có thể khẳng định, tất cả các substances bao gồm cả diamond đều có thể rạn nứt (fracture) hay shatter. Do đó, trong cấu trúc diamond cũng sẽ có một mặt phẳng ýêu nhất có thể bị split. Diamond có thể bị chia ra hoàn toàn trên bốn hướng, bởi vì cấu trúc tinh thể của diamond có một vài liên kết định hướng theo mặt bát diện nhiều hơn ở các hướng khác.

+Về màu sắc, như đã biết về lý thuyết, diamond ko màu, trong suốt. Nhưng trong thực tế, bề mặt của diamond có vô số màu, vì đơn giản, diamond trong thực tế impurity, trong cấu trúc luôn có lẫn một phần nitrogen, hydrogen…

Nếu ta thêm một lượng nhỏ nitrogen vào trong cấu trúc diamond, tinh thể sẽ có màu vàng. Nếu ta thêm boron vào, tinh thể sẽ có màu xanh da trời, và nhiều màu khác là kết quả của sự lẫn tạp chất trong cấu trúc của diamond. Sở dĩ pure-diamond ko màu, do phần năng lượng visible light được hấp thụ ko đủ lớn để kích thích các electron, vốn được định vị trong những liên kết bền vững. Nhưng khi add thêm tạp chất vào, cấu trúc của diamond tưởng tượng như bị rạn nứt (tưởng tượng thôi nhé), và các electron ở những defective site ấy sẽ nhận năng lượng của photon, màu sinh ra.

Hi hi thế cái gì phản úng với Ag làm cho nó đen lại trong không khí có H2S vậy.Đố các bác đấy.

Tại sao MnO2 lại phản ứng với HCl trong khi thế điện cực nhỏ hơn? Bài này em dùng PT Nec với Hcl đặc thì ra nhưng phải cho nồng độ MnCl2 là một số nào đó.Nếu phản ứng vừa xảy ra, nồng độ MnCl2 bằng 0 thì không thể tính được. Bác nào giỏi điện hóa học giúp em với.

H2S + Ag + O2 –> Ag2S + H2O

MnO2 pứ với Hcl theo loại bazo và axit mà, vậy bạn muốn hỏi gì

vậy đố các huynh Hi và HCLo4 thằng nào mạnh hơn thằng nào

Chào các bạn , mình là thành viên mới của trang này, mình mong học hỏi được nhiều điều

Nước là một hợp chất hóa học của ôxy và hiđrô, có công thức hóa học là H2O. Với các tính chất lý hóa đặc biệt (ví dụ như tính lưỡng cực, liên kết hiđrô và tính bất thường của khối lượng riêng) nước là một chất rất quan trọng trong nhiều ngành khoa học và trong đời sống. 70% diện tích của Trái Đất được nước che phủ nhưng chỉ 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống.

Bên cạnh nước “thông thường” còn có nước nặng và nước siêu nặng. Ở các loại nước này, các nguyên tử hiđrô bình thường được thay thế bởi các đồng vị đơteri và triti. Nước nặng có tính chất vật lý (điểm nóng chảy cao hơn, nhiệt độ sôi cao hơn, khối lượng riêng cao hơn) và hóa học khác với nước thường.

[sửa] Hình học của phân tử nước

Phân tử nướcPhân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 96,84 picômét.

[sửa] Tính lưỡng cực

Tính lưỡng cựcÔxy có độ âm điện cao hơn hiđrô. Việc cấu tạo thành hình ba góc và việc tích điện từng phần khác nhau của các nguyên tử đã dẫn đến cực tính dương ở các nguyên tử hiđrô và cực tính âm ở nguyên tử ôxy, gây ra sự lưỡng cực. Dựa trên hai cặp điện tử đơn độc của nguyên tử ôxy, lý thuyết VSEPR đã giải thích sự sắp xếp thành góc của hai nguyên tử hiđrô, việc tạo thành moment lưỡng cực và vì vậy mà nước có các tính chất đặc biệt. Vì phân tử nước có tích điện từng phần khác nhau nên một số sóng điện từ nhất định như sóng cực ngắn có khả năng làm cho các phân tử nước dao động, dẫn đến việc nước được đun nóng. Hiện tượng này được áp dụng để chế tạo lò vi sóng.

[sửa] Liên kết hiđrô

Liên kết hiđrôCác phân tử nước tương tác lẫn nhau thông qua liên kết hiđrô và nhờ vậy có lực hút phân tử lớn. Đây không phải là một liên kết bền vững. Liên kết của các phân tử nước thông qua liên kết hiđrô chỉ tồn tại trong một phần nhỏ của một giây, sau đó các phân tử nước tách ra khỏi liên kết này và liên kết với các phân tử nước khác.

Đường kính nhỏ của nguyên tử hiđrô đóng vai trò quan trọng cho việc tạo thành các liên kết hiđrô, bởi vì chỉ có như vậy nguyên tử hiđrô mới có thể đến gần nguyên tử ôxy một chừng mực đầy đủ. Các chất tương đương của nước, thí dụ như đihiđrô sulfua (H2S), không tạo thành các liên kết tương tự vì hiệu số điện tính quá nhỏ giữa các phần liên kết. Việc tạo chuỗi của các phân tử nước thông qua liên kết cầu nối hiđrô là nguyên nhân cho nhiều tính chất đặc biệt của nước, thí dụ như nước mặc dù có khối lượng mol nhỏ vào khoảng 18 g/mol vẫn ở thể lỏng trong điều kiện tiêu chuẩn. Ngược lại, H2S tồn tại ở dạng khí cùng ở trong những điều kiện này. Nước có khối lượng riêng cao nhất ở 4 độ Celcius và nhờ vào đó mà băng đá có thể nổi lên trên mặt nước; hiện tượng này được giải thích nhờ vào liên kết cầu nối hiđrô.

[sửa] Các tính chất hóa lý của nước Cấu tạo của phân tử nước tạo nên các các liên kết hiđrô giữa các phân tử là cơ sở cho nhiều tính chất của nước. Cho đến nay một số tính chất của nước vẫn còn là câu đố cho các nhà nghiên cứu mặc dù nước đã được nghiên cứu từ lâu.

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước đã được Anders Celsius dùng làm hai điểm mốc cho độ bách phân Celcius. Cụ thể, nhiệt độ nóng chảy của nước là 0 độ Celcius, còn nhiệt độ sôi bằng 100 độ Celcius. Nước đóng băng được gọi là nước đá. Nước đã hóa hơi được gọi là hơi nước. Nước có nhiệt độ sôi tương đối cao nhờ liên kết hiđrô

Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4°C: 1 g/cm³ đó là vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4°C. Điều này không được quan sát ở bất kỳ một chất nào khác. Điều này có nghĩa là: Với nhiệt độ trên 4°C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co; nhưng với nhiệt độ dưới 4°C, nước lại lạnh nở, nóng co. Do hình thể đặc biệt của phân tử nước (với góc liên kết 104,45°), khi bị làm lạnh các phân tử phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Vì vậy mà tỉ trọng của nước đá nhẹ hơn nước thể lỏng. [1]

Khi đông lạnh dưới 4°C, các phân tử nước phải dời xa ra để tạo liên kết tinh thể lục giác mở. Nước là một dung môi tốt nhờ vào tính lưỡng cực. Các hợp chất phân cực hoặc có tính ion như axít, rượu và muối đều dễ tan trong nước. Tính hòa tan của nước đóng vai trò rất quan trọng trong sinh học vì nhiều phản ứng hóa sinh chỉ xẩy ra trong dung dịch nước.

Nước tinh khiết không dẫn điện. Mặc dù vậy, do có tính hòa tan tốt, nước hay có tạp chất pha lẫn, thường là các muối, tạo ra các ion tự do trong dung dịch nước cho phép dòng điện chạy qua.

Về mặt hóa học, nước là một chất lưỡng tính, có thể phản ứng như một axit hay bazơ. Ở 7 pH (trung tính) hàm lượng các ion hydroxyt (OH-) cân bằng với hàm lượng của hydronium (H3O+). Khi phản ứng với một axit mạnh hơn thí dụ như HCl, nước phản ứng như một chất kiềm:

HCl + H2O ↔ H3O+ + Cl- Với ammoniac nước lại phản ứng như một axit:

NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-

[sửa] Nước trong đời sống Cuộc sống trên Trái Đất bắt nguồn từ trong nước. Tất cả các sự sống trên Trái Đất đều phụ thuộc vào nước và vòng tuần hoàn nước.

Nước có ảnh hưởng quyết định đến khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Năng lượng mặt trời sưởi ấm không đồng đều các đại dương đã tạo nên các dòng hải lưu trên toàn cầu. Dòng hải lưu Gulf Stream vận chuyển nước ấm từ vùng Vịnh Mexico đến Bắc Đại Tây Dương làm ảnh hưởng đến khí hậu của vài vùng châu Âu.

Nước là thành phần quan trọng của các tế bào sinh học và là môi trường của các quá trình sinh hóa cơ bản như quang hợp.

Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây. Nguồn nước cũng đã là nguyên nhân gây ra một trong những cuộc chiến tranh ở Trung Cận Đông.

Nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như là nguồn nhiên liệu (cối xay nước, máy hơi nước, nhà máy thủy điện), là chất trao đổi nhiệt.

Nhà triết học người Hy Lạp Empedocles đã coi nước là một trong bốn nguồn gốc tạo ra vật chất (bên cạnh lửa, đất và không khí). Nước cũng nằm trong Ngũ Hành của triết học cổ Trung Hoa.