Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

hix, theo BM kết quả tính toán theo cách trên chỉ phù hợp ở chỗ tất cả các liên kết có độ bội bằng nhau, chứ hoàn toàn thiếu chính xác !!! Nếu tính theo cách đó, thì nbaotoan thử tính cho butadiene xem sao !!! Như BM đã nói, nếu đã đụng đến tính toán theo lý thuyết lượng tử thì ít khi nào có bậc là số đẹp (chẳng hạn như 1.5 là số đẹp !!!) :die (

Em nhớ hình như bậc liên kết C-C trong benzen là 1,333 hay sao ấy, nói tóm lại là chả hiểu gì :biggrin:

Trong sách bác Nguyễn Đình Soa thì tính ra là 1,5 :smiley: Còn trong sách 1 số pư hữu cơ của bác Sơn thì ghi là 1,667 :mohoi ( Bó chân con kì lân ^:)^ :gaucon(

Đã nói rõ rồi cơ mà: Tuy nhiên, trong thực tế, 6 liên kết trong benzen hoàn toàn như nhau (do hiện tượng cộng hưởng, các liên kết pi di chuyển trên cả phân tử benzen). Cho nên, bậc liên kết được tạm định nghĩa bằng cách lấy trung bình :smiley:

Butadien, hệ liện hợp có tương tự như benzen ko? các liên kết có hoàn toàn giống nhau ko?

Thế nào là đẹp thế nào là không đẹp :slight_smile:

Ý BM thì cách tính trung bình trên chỉ áp dụng được đối với các hệ liên hợp hoàn hảo như benzene ! Và cách tính của nbtoan ở trên ko có gì sai cả, đó chính là luận điểm của thuyết VB !!! Nhưng BM chỉ ko đồng ý với nbtoan câu nói: “Và kết quả này khá phù hợp với kết quả các tính toán theo lý thuyết lượng tử. Chính vì vậy cách tính này được chấp nhận rộng rãi” Nếu đã dính đến lượng tử, thì ko bao giờ có con số 1.5 !!! Số đẹp là số tròn chỉnh, thay vì 1.5 , nếu tính theo MO Huckel thì con số đó là 2/3 = 1.666666666666… con số này BM định nghĩa đó là xấu !!! (những định nghĩa này của BM rất sinh viên nhé !) và ở vế sau câu nói, nbtoan cho rằng cách tính này được chấp nhận rộng rãi, BM thấy ko chính xác, chỉ dành cho các hệ liên hợp hoàn hảo như benzene thôi !!! Và một ví dụ BM đưa ra chính là butadiene, một hệ liên hợp ko hoàn hảo, bậc liên kết của hai liên kết biên cao hơn ở liên kết giữa !!! :kham (

Đã là nguyên tố hóa học thì có độ âm điện nhỉ? ( Dù lớn hay nhỏ phải không? hay là có nguyên tố nào không có độ âm điện? ) Vậy cho em hỏi… có hợp chất nào của kim loại kiểmm mà… các kim loại này được NHẬN electron không vậy :kham (

vào đây thử xem

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=1099

Vì sao SO3 dễ hoá lỏng và rắn

@BM: đọc kĩ câu hỏi và câu trả lời nhé !!! Quay lại vấn đề benzen đi ! Thứ nhì, khi trả lời phải xem người hỏi là ai !!! 15 tuổi (cùng lắm lớp 10) lấy đâu ra toán cao cấp, HOMO, LUMO,… Còn nếu BM muốn nói đưa lên quan điểm riêng để mọi người thảo luận thì nên đưa chính xáclogic. VD: muốn nói bậc liên kết là một con số 1.6, 1.4 hay những con số “không đẹp” khác… thì phải nói rõ ràng và hợp lý !!! Thuyết MO Hückel ra sao, tính bậc liên kết như thế nào? Chứ theo cách diễn giải của BM: MO Hückel -> 2/3 = 1.66666666666…??? ông Hückel chắc không dám nói 2/3=1.6666666666… đâu BM nhỉ !!!

@ tất cả những bạn có những kết quả bậc liên kết C-C trong benzene khác 1.5: mọi kết quả đều có ý nghĩa/logic của nó. Những con số đứng 1 mình thì chắc chắn không có 1 ý nghĩa gì cả ngoại trừ dùng để đếm. Những cụm từ: tôi nhớ là…, trong 1 cuốn sách jj đó (không nhớ tên) ghi là…, thầy/cô xyz nói là… v.v… thì không phải là 1 logic !!!

Trong topic này anh nbaotoan có nói đến hiện tượng cộng hưởng , anh nbaotoan có thể cho em biết rõ hơn hiện tượng cộng hưởng là như thế nào ko ạ

Theo khánh thì hiện tượng cộng hưởng để giải thích nguyên nhân của sự bằng nhau của độ dài LK đơn và LK đôi trong cùng 1 phân tử hợp chất( theo lí thuyết thì độ dài LK đôi nhỏ hơn độ dài LK đơn), các LK đôi gồm 1 LK sigma và 1 LK pi, do hiện tượng cộng hưởng nên LK pi sẽ trải đều trên toàn bộ các LK trong phân tử hợp chất Em có sai sót xin các tiền bối sửa giúp :mohoi (

Cho em hỏi , có chất nào là H2SO5 ko ạ , theo em thì chẳng có chất đó , vậy mà thầy em bắt em viết điện hóa trị của nó.Bó tay , có ai viết đc thì giúp em

hix, bác nbaotoan này, thằng em đã đọc kĩ câu trả lời của bác goài, và thằng em nghĩ, bác cũng đừng nên bảo thủ quá như rứa ! Confirm lại nhé ! BM đồng ý hết tất cả câu trả lời của nbaotoan cho một em bé 15 tuổi, tuy nhiên, câu trả lời ấy nbaotoan ko nên nói

Và kết quả này khá phù hợp với kết quả các tính toán theo lý thuyết lượng tử. Chính vì vậy cách tính này được chấp nhận rộng rãi

Nếu nbaotoan ko đồng ý thì thôi vậy, lí do tại sao ko đồng ý thì BM đã nói goài, chả nói lại nữa !

Thứ nhì, khi trả lời phải xem người hỏi là ai !!! 15 tuổi (cùng lắm lớp 10) lấy đâu ra toán cao cấp, HOMO, LUMO,… Còn nếu BM muốn nói đưa lên quan điểm riêng để mọi người thảo luận thì nên đưa chính xáclogic. VD: muốn nói bậc liên kết là một con số 1.6, 1.4 hay những con số “không đẹp” khác… thì phải nói rõ ràng và hợp lý !!! Thuyết MO Hückel ra sao, tính bậc liên kết như thế nào? Chứ theo cách diễn giải của BM: MO Hückel -> 2/3 = 1.66666666666…??? ông Hückel chắc không dám nói 2/3=1.6666666666… đâu BM nhỉ !!!

hix, thế nào là chính xác và logic, nbaotoan tưởng rằng BM nói xuông thôi sao !? xin thưa với bạn, nếu chỉ dùng cách tính MO Huckel (là phép tính cổ điển nhất dùng trong các chương trình tính toán) thì cũng đã ra kết quả giống BM, nbaotoan hình như thấy ko logic ở những con số “ko đẹp” BM đưa ra, thế thì bạn xem thêm bài này rùi thảo luận tiếp nhé:

http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=770

Còn nếu muốn thêm thì nhờ mấy đại ca atbu hay quanph, ncson cho ra bản tính bằng hyperchem cái !!! thanks mấy đại ca !

@ tất cả những bạn có những kết quả bậc liên kết C-C trong benzene khác 1.5: mọi kết quả đều có ý nghĩa/logic của nó. Những con số đứng 1 mình thì chắc chắn không có 1 ý nghĩa gì cả ngoại trừ dùng để đếm. Những cụm từ: tôi nhớ là…, trong 1 cuốn sách jj đó (không nhớ tên) ghi là…, thầy/cô xyz nói là… v.v… thì không phải là 1 logic !!!

Tới đây thì BM khuyên anh nên đọc kĩ những topic có trong diễn đàn trước khi thảo luận !!!

cái bạn đang nói là sự cộng hưởng chuẩn (giống như trong benzene) ! Nếu chỉ hỏi định nghĩa hiện tưởng cộng hưởng thì ta chỉ đơợc nói đó là sự lan tỏa electron (delocalization) ra khắp mạch liên hợp. Kết quả của sự lan tỏa này làm cho bậc liên kết đơn > 1 và bậc liên kết đôi <2 ! ngắn gọn thế thôi ! Có gì ko rõ ràng hay ko logic thì thảo luận nhé ! :ngu9 (

Có chứ, nó là axit peroximonosunfuric: HO-O-SO2-OH

Thực sự thì thằng lưu hùynh này còn có nhiều acid lắm cơ ^ ^ vd HSO2 H2SO5(có rồi nhỉ) H2SO2 nữa còn về tên thì có thể tham khảo trong sách của Hoàng Nhâm hoặc một số vấn đề chọn lọc.

Ủa… mà nghe đồn điện hoá trị chỉ xài cho các hợp chất ion mà ta…

Câu này dễ mà không ai trả lời hả trời?

   Lý do là nó dễ bị trùng hợp thôi  :ngu ( 

Ở dạng lỏng thì là (SO3)3 còn dạng rắn là (SO3)n :sangkhoai

Thì nói chung lấy CO3 ra làm ví dụ… thì theo mô hình lewis thì thấy nó có liên kết đơn đôi hay là phối trí gì đó , tuy nhên thực nghiệm nó lại giống nhau vì thế người ta cho một công thức chuẩn là CO3 2- với toàn nối đơn rùi sau đó xoay theo thứ tự để ra các công thức có liên kết đôi thay thế từng liên kết đơn đó ( dấu điện tích nhớ ghi dúng) là khái niệm cơ bản và từ công thức cộng hưởng cũng tính được bậc liên kết (bằng tổng số cặp e liên kết chia cho số công thức cộng hưởng có thể có… hình như thằng này là 4/3 thì phải)

Còn anh Toàn trỉ trích anh BM thì em cũng không có ý kiến… Tuy nhiên đây là vấn đề về khoa học nên phải nói chính xác để lưu ý những người có nhu cầu cũng không sai đâu ạ. Em cũng 15 tuổi đây nè… cũng học qua FMO rồi hay một số khái niệm về hucken rùi… cũng hiểu chứ seo không… mà Người hỏi đó bạn ý cũng không phải tay vừa đâu ạ…

Các anh chị và các bạn ơi, có ai biết về mô hình sự đẩy giữa các cặp electrong vỏ hóa trị không hay thuyết VSEPR cũng đươc ??? Chỉ giúp giùm với nha, đang gặp khó khăn ngay chỗ này rồi vì không có tư liệu tham khảo.