Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Cái thuyết VSEPR này longraihoney có nói trong topic : hỏi thuyết lai hóa đó. Chị vào phần đó thì sẽ thấy ( ở topic đó tranh luận kich liệt lắm )

Sorry nhầm ko phải viết điện hóa trị mà viết số oxi hóa. Đúng là hóa học hay thiệt có nhiều chất chẳng biết là chất gì hehehe

ah mà wên , anh MK có thể nói cho em biết tính chất hóa hoc của H2SO5 đc ko ạ

Bậc liênb kết đơn > 1 và bậc liên kết đôi < 2 là sao ạ. Em dốt mà lại chậm hiểu nữa nên anh BM giải thích rõ giùm em

khi xảy ra sự cộng hưởng, chẳng hạn như butadiene CH2=CH-CH=CH2, nhìn vào công thức thì rõ ràng là những nối đơn (bậc 1) và nối đôi cộng (bậc 2) hóa trị, nhưng chính do sự cộng hưởng, nên lúc này liên kết đơn và liên kết đôi ko rõ ràng nữa, vẽ những mũi tên cong mô tả sự cộng hưởng sẽ thấy ngay ! liên kết đơn lúc này mang một phần liên kết bội (bậc >1) và liên kết đôi lúc này do electron pi lan tỏa ra khắp mạch, làm cho liên kết đôi mang một phần liên kết đơn (hix, hơi thô !) và bậc của nó xem như <2 Giải thích hết cỡ rùi đấy ! ko hiểu thì chỉ có nước đọc sách thêm thôi em ạ !!! chúc em học tốt nhé ! :gaucon(

Em xem trong quyển Hoá học vô cơ (Hoàng Nhâm) tập 2 ấy, anh cũng vừa đá đểu qua nó, hehehe :ot (

Các bác làm ơn chứng minh giùm em làm răng mà độ đặc khít của mạng lục phương lại bằng 0.74.Trong sách “Kim loại” của thầy Nguyễn Trọng Thọ chứng minh hai tên lập phương tâm khối và tâm diện ổn rồi, nhưng ngay phần xương nhất thầy lai kêu chứng minh tương tự, giờ em chả biết đường nào mà lần!

Thì… tính số hạt nhân có trong một ô rùi tính thế tích của tụi nó… tính thể tích hình lục phương ra (bằng diện tích đáy nhân cho chiều cao) cái này phải có số liệu sẵn mới tính ra được…

XeO4 lai hoá gì nhỉ… trả lời đi nèo cho topic xôm tụ ^ ^

xin giúp mình giải thích tại sao các phức Cu(NH3)4 (2+) và Zn(NH3)4 (2+) có dạng hình học vuông phẳng. Nếu theo thuyết lai hóa thì cấu hình e của các ion Cu (2+ ) [Ar]3d9 Zn (2+ ) [Ar]3d10 Rõ ràng các phức Cu(NH3)4 (2+) và Zn(NH3)4 (2+) đều có ion Cu(2+) và Zn(2+) lai hóa sp3 thì phải có dạng hình học là tứ diện đều mới đúng

==========================

[b]Em muốn biết định nghĩa về : Tinh thể , đơn tinh thể , đa tinh thể , vi tinh thể .

Ví dụ ? Cách phân biệt ? Khi nào thu được đơn tinh thể , đa tinh thể ?

Những phương pháp điều chế đơn tinh thể , đa tinh thể ? [/b]

@BM: Ừừ anh sợ mấy cái phương trình tích phân, vi phân của em lắm lắm !!! mà sao trong đó anh vẫn không thấy chổ nào ghi 2/3=1.6666 nhỉ ??? :D:D:D

Thứ 2 anh góp ý là ai đưa ra con số nào phải hiểu nó từ đâu có, chịu trách nhiệm về con số đó. Không có nói không không rồi chạy !!! Ai nói kết quả là bao nhiêu cũng được, chỉ cần có logic thì anh sẵn sàng nghe thôi !!! chứ mà cứ đem sách/thầy ra dọa nhau thì hãi lắm :smiley: Nhỡ hôm í thầy… nói không đúng hay em nghe nhầm thì sao :D:D:D học là cho em, chứ có phải để trả bài cho thầy đâu mà cứ phải đúng như thầy nhỉ :smiley:

Thôi để anh kể chuyện vui cho nghe Ngày xửa ngày xưa, người ta thường phân ra 2 loại reader: 1 loại gọi là sponge và 1 loại gọi là critical thinker :slight_smile: Anh lấy vd vui thôi nhá khi thầy nói hiện tượng cộng hưởng là “sự lan tỏa electron” (delocalization). 1 sinh viên “ngoan” sẽ ghi vào vở “hiện tượng cộng hưởng là… (delocalization)” sau đó post lên diễn đàn y chang như vậy :smiley: Anh thì không chịu cái câu đấy đâu ngay lập tức sẽ tự đặt cho mình câu hỏi: 1. delocalization = bất định xứ, không định xứ cơ mà, sao lại là “lan tỏa”??? new term??? 2. Tại sao các electrone lại “lan tỏa”??? tự nhiên nó thế à ??? “lan tỏa” như thế được cái j ???

Hixhix các em lớp 10 bây giờ học gì mà lắm thế không biết !!!

hix… theo em biết với lại cũng có hỏi thì phức Cu lai hoá sp3 dạng thứ diện mà?

Chị có thể đưa trực tiếp vấn đề cần hỏi để mọi người có thể giải đáp còn nếu muốn xem lý thuyết của nó thì cũng đơn giản thôi… mà em đã post một lần rồi… tìmvậy ^ ^

Cô em bảo… CO lai hoá sp dạng đường thẳng và giải thích cũng dựa vào cái này… em thấy lạ… nhưng mà bả là Thạc Sĩ Hoá chẵng lẽ bả nói sai? :chabit ( Rồi Còn sẵn tiện cho em hỏi luôn… Chu trình born-haiber có thể được rút gọn lại đối với các hợp chất như CaSO4 hay gì gì đó không :nghe ( nếu có tính thế nào cho đúng :treoco (

Zn (2+ ) [Ar]3d10

có một số trường hợp dùng VSEPR cũng không đúng hoặc là cách tính bị sai như SO3 2- và SO4 2- S đều lai hoá sp3 cả (tính sao cho hợp lý đây?) lên đại học sẽ có một phương pháp mới thì phải… theo em biết thì thầy Soa có viết phần này ( có một qui tắc là lấy tổng số e hoá trị của các nguyên tử các nguyên tố cộng số e tự do tất cả trừ cho số e bảo hoà của phối từ… dư bao nhiêu chia cho hai ra cặp e chưa chia rồi cộng số lk xích ma vào bằng bao nhiêu ~~> VSEPR)… anh có thể mua về nghiên cứu. với lại nó thường hay sắp xếp sao cho năng lượng là thấp nhất tức là hệ bền nhất… các mối liên kết cách xa nhau nhất có thể. :noel7 (

Muốn xác định số oxi hoá đầu tiên phải giả định tất cả các mối lk là liên kết ion (các nguyên tố nào đồng hạch thì đừng tính số oxi hoá chỗ đó) và nhất là trong các hợp chất vô cơ phức tạp (chỉ là với người không biết thui ^ ^ hay là lạ lạ) thì phải viết được công thức cấu tạo thì sẽ thấy được có vài nguyên tử oxi có số oxi hoá là -1. Và nên nhớ một điều quan trọng các nguyên tố ở nhóm mấy thì số oxi hoá cao nhất có trị tuyệt đối bằng số nhóm

Có học bao nhiêu đâu là lắm hả anh… Cho em hỏi liên kết pi không định chỗ chính xác xuất hiện khi nào thế ạ… vì em có dùng nó để giải thích nhiều bài tập tuy nhiên cũng còn mù mờ nhiều chỗ lắm lắm Vd giải thích sự không tồn tại của BH3 (Trừ trường hợp tạo phức của nó) ~~> B2H6 thì giải thích là do không có liên kết pi không định chỗ như BF3 BCl3 nên nó không thể bù trừ năng lượng vì vậy không tồn tại.

 Sẵn cho em hỏi... khi trùng hợp thì nó liên kết với nhau như thế nào.. hai phân tử BH3 BH3 ấy (nếu nói phối trí thì lại không đúng... nghe anh trai cùng trường... anh GOLD ấy đọc sách nói là người ta cũng tranh luận chuyện nì nhiều) và kết luận không phải dùng liên kết phối trí... thế tóm lại nó chỉ có liên kết ba nhân... e đâu nữa mà dime đây... nếu không phối trí?

oh no cái đó thì mình biết rùi , cái mình hỏi bây giờ là tc của H2SO5 cơ