Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Nhưng lưu ý anh chút… trong các bài tập tính toán thì NGƯỜI TA KHÔNG CHẤP NHẬN CÁC PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC QUÁ ĐẶC BIỆT vì nó chỉ xảy ra trong các lò luyện công nghiệp thôi :danhnguoi không thì bị trừ điểm oan uổng :hun (

Ku Long vào olym xem đi(top hỏi đáp hoá học!!),toàn trùm nói về vấn đề này ko!! (có cả sư phụ ted của em!!) Ko hẳn đơn thuần như em nói là nó ra FeO đâu!!

Thực tế là ion clorua có tạo phức với ion Cu2+, trong đó tồn tại phức phân từ CuCl2 nên người ta xem như CuCl2 điện ly không hòan tòan. Còn trong chương trình bình thường thì người ta xem như hễ muối tan là điện ly mạnh thui. @zero: chuyện clo thoát ra ở anod thì đâu có liên quan gì đến điện ly mạnh hay yếu đâu, nếu yếu vẫn được mừ. Bữa nào làm lại TN đó, em cho thêm NH3 vào thử tạo phức [Cu(NH3)4]Cl2, sau đó điều chỉnh thế lại xem thử có Cu kết tủa ở catod ko?

Ah, sẵn hỏi lun, vậy BaSO4 là chất điện ly mạnh hay yếu?

Nếu ko có pt đó thì ko làm được bài mà.

BaSO4 là 1 chất điện ly rất mạnh , cho dù nó ít tan nhưng hễ nó tan 1 ít nào là nó điện ly hết

:leuleu ( Nghe anh nói vậy chắc là anh học lớp chuyên hoá rồi ^^ em chỉ nói khái quát cho phổ thông thôi… vì xem sách giáo khoa có nhiều bài nếu viết pt này ra sẽ bị sai mà ^ ^ em chỉ rút kinh nghiệm cho đa số :nhau (

Các trạng thái ôxi hóa chung của sắt bao gồm:

Trạng thái sắt(II), Fe2+, ferrous rất phổ biến. Trạng thái sắt(III), Fe3+, ferric, cũng rất phổ biến, ví dụ trong gỉ sắt. Trạng thái sắt(IV), Fe4+, ferryl, ổn định trong các enzym (ví dụ perôxidas). Sắt(VI) cũng được biết tới, nó hiếm hơn, có trong ferrat kali. cacbua sắt Fe3C được biết đến như là cementit.

   Ngoài ra hiện nay đã có Fe8+ rồi...  :danhnguoi

Sắt có bốn đồng vị tự nhiên ổn định là Fe54, Fe56, Fe57 và Fe58. Sự phổ biến tương đối của các đồng vị sắt trong tự nhiên là: Fe54 (5,8%), Fe56 (91,7%), Fe57 (2,2%) và Fe58 (0,3%).

Fe60 là đồng vị phóng xạ đã biến mất, nó có chu kỳ bán rã dài (1,5 triệu năm). Phần lớn các công việc trong quá khứ để đo thành phần đồng vị của sắt tập trung vào việc xác định các biến thể của Fe60 vì các quá trình kèm theo sự tổng hợp hạt nhân (ví dụ nghiên cứu thiên thạch) và sự hình thành khoáng sản. Đồng vị Fe56 cũng gây ra sự đặc biệt chú ý của các nhà khoa học vì nó có thể là hạt nhân ổn định nhất. Không thể thực hiện các phản ứng phân hạch hay nhiệt hạch trên Fe56 mà có thể giải phóng năng lượng. Điều này thì lại không đúng với các nguyên tố khác.

Trong số các đồng vị ổn định, chỉ có Fe57 có spin −1/2. Vì lý do này, Fe57 có ứng dụng như là đồng vị spin trong hóa học và hóa sinh học.

Trong các pha của các thiên thạch Semarkona và Chervony Kut mối tương quan giữa mật độ của Ni60 (sản phẩm sinh ra của Fe60) và sự phổ biến của các đồng vị ổn định của sắt có thể được tìm thấy, nó chứng tỏ sự tồn tại của Fe60 trong thời gian hình thành của hệ Mặt Trời. Có khả năng là năng lượng giải phóng bởi sự phân rã của Fe60 góp phần cùng với năng lượng giải phóng bởi sự phân rã của hạt nhân phóng xạ Al26, để nung chảy lại và làm phân biệt các tiểu hành tinh sau sự hình thành của chúng trước đây 4,6 tỷ năm. Sự phổ biến của Ni60 hiện diện trong các vật chất ngoài Trái Đất có thể cung cấp thông tin để nhìn sâu hơn nữa vào nguồn gốc của hệ Mặt Trời cũng như lịch sử sơ kỳ của nó.

Để AgCl ngoài không khí có phản ứng hoá học xảy ra mà? AgCl----> Ag + 1/2Cl2 hoá đen là do tác dụng ngay với H2S trong không khí tạo ra AgS. Còn ứng dụng của các hợp chất Ag mình đã post trong box hoá học ứng dụng rồi…

CuCL2 la chất điện ly điện ly yếu vỉ ion Cu (II) cực hóa mạnh ion Cl- nên khả năng phân ly của nó kém, Sở dĩ người ta viết ptđly dấu = là một cách tương đối xem muối tan là điện ly mạnh hết đó thôi. Còn các chất ko tan hay it tan trong chương trình phổ thông ko đề cập tới bởi chúng là những chất điện ly mạnh cạ Dù chúng ko tan nhưng trong dd loãng thi phần tan được đèu đly hoàn toàn

Hic hic, nhìn kinh qué. Cám ơn cậu đã chia sẻ tài liệu, nhưng tớ học chuyên Toán, ko phải Hóa, cho nên cũng ko cần tìm hiểu sâu như thế. Chỉ muốn biết được là có cái phản ứng nhiệt phân sắt III oxit cho sắt II oxit không thôi mà. Cái sắt IV mới lại VI đó tớ chưa nghe nói bao giờ. Cái Fe3C đó, cô giáo Hóa tớ bảo đó là trường hợp đặc biệt, số oxi hóa của sắt và cacbon trong hợp chất đó đều bằng 0, cân bằng PƯ cũng theo số oxh đó ???

Cho em hỏi nhé !

  1. Tại sao trong dạng hình học phân tử là AX5E thì liên kết trục lại ngắn hơn lk ngang Cụ thể trường hợp BrF5 thì : + Độ dài lk ngang là 177 pm + Độ dài lk trục chỉ là 169 pm Why ???
  2. Tại sao trong hình học phân tử là AX3E2 thì 2 cặp e lk tại sao lại chiếm vị trí biên mà không phải trục ??? Why??? Trong khi nếu là AX4E chỉ có 1 cặp e không lk thì e đó lại nằm ở vị trí trục

THỨ NHẤT với BrF5 thì nó còn một cặp e chưa liên kết … và VỊ TRÍ CỦA cặp e này nằm ở mặt ngang (hay còn gọi là mặt xích đạo) và chính nó hút hạt nhân về phía nó … và tiếp tục xét cái liên kết ở phía đối xứng kia … cặp e ở đó lại bị các cặp e liên kết neo giữ lại … nên có thể bị xít xê không lớn lắm về phía hạt nhân nên sinh ra sự GIÃN độ dài liên kết . Còn liên kết trục thì nó tương đối ổn định hơn . THỨ HAI đáng lý câu hai phải hỏi trước câu 1 nữa … vì từ hai mới suy ra được 1 (quan trọng phải vẽ cho đúng hình) vì ở vị trí nằm ngang này tác động tương tác của cặp e này đến các cặp e khác là ít nhất … THEO NGUYÊN LÝ NĂNG LƯỢNG CỰC TIỂU mà nói thôi ?

Trong khi nếu là AX4E chỉ có 1 cặp e không lk thì e đó lại nằm ở vị trí trục… hix bạn thử đi mà xoay nó tứ phương tám hướng lật không gian lung tung xem… nó có khác nhau đâu??? chẵng qua là xoay thôi mà ////

tại sao liên kết trục lại dài hơn liên kết biên em có thể tổng hợp vecto như những quả cầu mang điện tích vậy còn AX4E đôi e không liên kết vẫn nằm trên mặt phẳng đấy chứ phân tử nó là hình bập bênh mà

Còn nếu như Chấp nhận cặp e đó ở vị trí trục thì cũng đơn giản thôi… giống như hiện tượng tránh bão ấy… các liên kết kia sẽ làm thế nào cho xa cặp e đó nhất và thế là… nó dài thêm một tí tẹo… vậy thôi

Anh nói rõ hơn được không

hix… hôm nay mình nói cho bạn rõ cái này… cặp e đó nếu mà ở vị trí trục thì nó sẽ bị tác động của đến ba cặp e liên kết còn nếu nằm ở xích đạo nó chỉ bị tác động của hai cặp e liên kêt thôi… vì vậy nó sẽ ưu tiên nằm ở xích đạo hơn là ở trục…

Cho em hỏi tại sao bậc liên kết của cacbon trong Benzen=1/1/2.Các anh chị giải thích cụ thể giùm.Cảm ơn

Cho biết electron hóa trị trong nguyên tử Na đang ở trạng thái kích thích 4p.Hãy cho biết những vạch phổ tương ứng với những bước chuyển mức năng lượng nào khi electron chuyển về trạng thái có chỉ số lượng tử n=3.Trường hợp nếu có tác spin ? (chỉ ra độ biến thiên các chỉ số lượng tử). Mong được chỉ giáo !!! :it ( :noel4 (

cái này là kiến thức đại học về phần lượng tử phổ… :sep ( không phải là phổ thông… ngoài mục đích phục vụ…

              e hoá trị bị kích lên đến tận 4p thì phổ sẽ bị nhiễu loạn lắm... mức năng lượng lớn hơn bình thường vậy thì nguyên tử sẽ mất e đó ngay rồi vì năng lượng ion hoá là rất nhỏ... nó thành ion ngay... nhưng nếu còn có thể trở về trạng thái n=3 như bình thường chắc là...

Hiệu ứng Kondo là sự kết cặp đơn tuyến giữa điện tử dẫn và tạp từ. Có thể sử dụng mô hình Kondo hay mô hình Anderson để nghiên cứu. Mô hình Kondo gồm điện tử dẫn và tương tác spin của điện tử dẫn và spin của tạp. Mô hình Anderson gồm điện tử dẫn, lai hóa giữa điện tử dẫn và tạp, và tương tác Coulomb (kiểu Hubbard) của tạp. Mô hình Kondo có thể thu được từ mô hình Anderson khi tương tác Coulomb lớn bằng phép biến đổi chính tắc Wolff-Schrieffer. Có thể mô hình hóa một chấm lượng tử liên kết với bể nguồn và hút bằng mô hình Anderson và có thể thấy hiệu ứng Kondo qua conductance. :sep (

cái này đề nghị đưa lên box đại học đi… em bó tay :tinh (

Nên nhớ, bậc liên kết nếu theo các thuyết liên kết hiện đại, cũng như các mô hình tính tóan cấp cao thì ko bao giờ có những con số tròn chỉnh như trên cả !!! Nhưng ở cấp độ phổ thông, bậc liên kết như trên có thể chấp nhận được, vì nó phần nào lột tả được bản chất liên kết của hệ liên hợp. tổng số bậc của liên kết trong benzene = 1(bậc sigma bond) + 3/6 (bậc pi bond) = 1/1/2 Còn nếu bạn muốn biết thêm một chút về bậc hơi hơi chính xác, hãy view topic fundamental HMO. Thế nhé !!! http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=770 Chúc vui !!!

Thế này nhé, bậc liên kết giữa 2 nguyên tử được định nghĩa đơn giản là số cặp electron tạo nên liên kết giữa 2 nguyên tử đó. Ví dụ: giữa 2 nguyên tử N trong phân tử N2 là 3 cặp electron nên bậc liên kết của N trong N2 là 3. Giữa O và H trong H2O có 1 cặp electron nên bậc liên kết của O và H trong H2O là 1.

Tương tự với phân tử benzen: trong benzen có 6 liên kết C và C, trong đó có 3 liên kết bậc 2 và 3 liên kết bậc 1. Tuy nhiên, trong thực tế, 6 liên kết trong benzen hoàn toàn như nhau (do hiện tượng cộng hưởng, các liên kết pi di chuyển trên cả phân tử benzen). Cho nên, bậc liên kết được tạm định nghĩa bằng cách lấy trung bình :smiley:

(3x2 (3 liên kết đôi) + 3x1 (liên kết đơn))/6 (tổng liên kết) = 1.5

Và kết quả này khá phù hợp với kết quả các tính toán theo lý thuyết lượng tử. Chính vì vậy cách tính này được chấp nhận rộng rãi.