Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

1/ Trang 46, cuốn “pp giải bt Hóa Học 11 tự luận và trắc nghiệm” , tác giả Cao cự giác 3/ theo như anh nói thì trong phản ứng : HCl + NaOH , tại sao NaOH ko hút luôn cái ion H+ của HCl luôn đi mà lại trao đổi chéo cho nhau mong anh giải thích giùm

Bản chất của 1 phản ứng trao đổi ion trong dung dịch là gì? Tạo ra sản phẩm kém điện ly trong dung dịch. Và ở đây nó tạo ra nước, còn lại các ion khác trong dung dịch là Na+ và Cl-. Chả có ai hút ai cả!

Còn cái phản ứng Mg(OH)2 với NH4+ có lẽ mình đã làm thí nghiệm rồi, ko nhớ rõ lắm, nhưng nó không tan được. Tính axit của NH4+ quá thấp, khả năng điện ly trong nước của Mg(OH)2 để tạo OH- cũng thấp lắm! Nói chung phản ứng đấy không có đâu =.=

Trao đổi chéo là cái thứ gì áh???ý nói là nó hoán đổi chỗ trong hợp chất cho nhau áh hả???:24h_019:!Theo mình,chả có khi nào mà pứ trao đổi chéo gì hít,cứ tuân thủ theo quy tắc để xảy ra pứ trao đổi ion là tạo ra chất điện ly yếu,hoặc kết tủa hoặc bay hơi,mấy cái ion hok tham pứ nếu mà viết ở dạng phân tử thì ghép lại với nhau thui!Còn “Cả 2 pứ trên đều có axit và base tham gia” thì đã theo thuyết bronstest thì có bít bao nhiu pứ có axit,bazơ tham gia pứ!!!

đó là cách diễn đạt riêng của mình cho dễ hiểu nên hoàn toàn ko có trong sách

Bạn diễn đạt cho mình bạn dễ hiểu thì có,còn lại người khác khó hiểu chớ dễ hiểu chít liền lun!!Cứ tuân thủ theo điều kiện để xảy ra pứ trao đổi ion mà làm!!

Khi cho H+ vào hỗn hợp HCO3(-) và CO3(2-), 1 giot dung dịch chứa H+ rơi xuống gặp dung dịch hỗn hợp trên, ion H+ “đụng” ion baz (bicarbonate hay carbonate) nào trước thì sẽ phản ứng trước. Nếu ion H+ gặp ion bicarbonate thì sẽ phản ứng sinh ra acid carbonic tan trong dung dịch. Nếu ion H+ gặp ion carbonate thì sẽ sinh ra ion bicarbonate. Đây gọi là phản ứng cục bộ trong dung dịch. Tùy thuộc vào mức độ khuấy trộn dung dịch mà sẽ có những phản ứng tiếp theo, ví dụ 1 phân tử acid carbonic vừa hình thành nếu gặp ion carbonate bên cạnh thì liền phản ứng sinh ra 2 ion bicarbonate. Như vậy tùy theo thao tác khuấy trộn dung dịch mà ta có thể thấy các hiện tượng khác nhau. Nếu có sự khuấy trộn mạnh, acid carbonic hình thành trong dung dịch sẽ “kịp” phản ứng với ion carbonate sinh ra ion bicarbonate. Nếu khuấy trộn không tốt hoặc không khuấy trộn thì H+ sẽ phản ứng cục bộ với ion carbonate sinh ra ion bicarbonate, H+ cũng phản ứng với ion bicarbonate sinh ra acid carbonic, lượng acid carbonic sinh ra đủ lớn, vượt quá nồng độ bão hòa cục bộ sẽ thoát ra khỏi dung dịch duới dạng các bọt khí. Trường hợp khuấy trộn tốt, dung dịch H+ không quá đậm đặc và cho từ từ thì sẽ có cân bằng giũa các ion và dung dịch lúc đạt cân bằng sẽ chứa những ion nào đó tùy thuộc vào tỷ lệ mol của H+ và hai ion bicarbonate và carbonate trong dung dịch cũng như hằng số cân bằng hệ. Thân ái

Tất cả các ý kiến mọi người đã bàn trên em đều nhất trí và em xin có thêm chút ý kiến nữa ạ. Theo em thì chuyện thứ tự phản ứng trong trường hợp này còn phụ thuộc vào linh độ ion và lực hút tĩnh điện nữa ạ.

Linh độ ion của chú carbonate nào lớn hơn thì chú ấy sẽ nhanh chân nhanh tay chụp lấy H+ hơn Lực hút tĩnh điện sẽ kéo 2 chú trái dấu lại gần nhau mạnh hơn —> phản ứng nhanh hơn

1 vài ý kiến gà con :mohoi (

mình không giởi hóa lý cũng ít tìm hiểu mấy thằng này nhưng ở đây mà nói đến linh độ và lực hút tĩnh điện thì ko được đặc chưng và cũng ko chắc đã là cái nói lên bản chất. vi:độ linh động của thằng H2 chắc là lớn. thêm nữa đây là phản ứng acid -bazo . phải nói thật mình rất kết bài của bác giotnuoctrongbienca. bác phân tích rất hay về khả năng ảnh hưởng của khuấy trộn tới phản ứng thật bái phục, mặc dù mình cũng hay có tìm hiểu các phản ứng theo hướng đó nhưng để nói được như bác quá siêu!

Tớ cũng nghĩ là 3 chất đó hok có chất nào là nguyên chất hết, kòn vàng và bạc hok phải là nguyên chất trong tự nhiên. nó có lẫn tạp chất. Bari thì chắc là tồn tại dưới dạng hơp chất hok bik đúng hem ta.?

mình nghĩ thế này ko bik đúng hay sai? CO2 + H2O <–> HCO3- + H+ K1 HCO3- <–> CO3 2- + H+ K2 mà hằng số K của 1 chất điện li là đại lượng đặc trưng cho khả năng phân li của 1 chất điện li K càng lớn thì chất điện li càng mạnh, mà K1 luôn > K2 có nghĩa là (CO2 + H20) sẽ phân li mạnh hơn HCO3- mà phân li càng mạnh bao nhiêu thì tái hợp cũng mạnh bấy nhiêu (do quá trình điện li xảy ra thuận nghịch) Có nghĩa là sự tái kết hợp của HCO3- và H+ sẽ mạnh hơn của CO3 2- và H+ nên HCO3- sẽ cần H+ hơn CO3 2- cái nào cần hơn thì pứ với cái đó trước:24h_092:

Ặc! Phân ly mạnh bao nhiu thì “tái hợp” yếu nhiu thì có,xét cái K1 nghen, K1=Ka1 mà trong dung dịch điện ly ta luôn có : Ka1.Kb1=10^(-14) (Xét ở nhiệt độ gần gần 25 độ C) dậy thì ka1 càng lớn,Kb1 càng bé,mà Kb1=[CO2]/([HCO3-][H3O+] => độ “tái hợp” yếu hơn!!!

MgO+CO----->?

chào bạn theo mình dược biết chỉ có õ của những kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động của kim loại thì có khả năng bị H2 và CO khử vì vậy pứ MgO + CO ----> không pứ mà thậm chí Mg + CO2 —(nhiet do)----> MgO + C chính vì vậy mà không thể dùng bình chữa cháy để dập tắt ngọn lửa Mg đang cháy

Cho e hỏi cái ptpu Pb + H2SO4 đặc Pb3(PO4)2 + HNO3 loãng

Pb + H2SO4= PbSO4 (hoặc Pb(HSO4)2) + SO2 + H2O Pb3(PO4)2 + HNO3 = Pb(NO3)2 + H3PO4

theo mình thì phân li bao nhiêu thì sẽ tái hợp bấy nhiêu chứ?:24h_125: giả như nếu phân li nhiều mà tái hợp ít thì chẳng mấy chốc chất đó sẽ tan hết sao?:24h_091: đấy chỉ là thắc mắc của mình thôi ,hiểu biết của mình vẫn còn hạn hẹp , có gì mong các bạn chỉ giáo thêm :24h_081:

Phân ly bao nhiu roài tái hợp bấy nhiu thì rốt cuộc cuối cuộc chỉ có chất ban đầu=>chả phân ly,chả pứ gì hít!!Hằng số phân ly chỉ thể hiện độ phân ly,chớ hok phải là tốc độ phân ly,nó được tính bằng nồng độ lúc cân bằng của các chất,mà đã là lúc cân bằng thì nồng độ các chất xem như hok thay đổi được(thực ra vì vẫn pứ nhưng nồng độ vẫn như nhau,nên được gọi là cân bằng động),lúc này luôn diễn ra 2 quá tình phân ly và tái hợp cùng lúc,nên hok có chuyện là K phân ly lớn thì nó sẽ phân ly hết!!!

-ko, ý mình ko phải vậy, " phân li bao nhiêu, tái hợp bấy nhiêu" xảy ra như thế này: Khi thả vô nước, nó phân li ra, phân li bao nhiêu thì tái hợp bấy nhiu, nhưng trong khoảng thời gian mà nó vừa kịp tái hợp tất cả những ion mà nó vừa phân li thì nó đã phân li thêm một miếng nữa rồi. Vậy là vẫn có thể " phân li bao nhiêu, tái hợp bấy nhiêu" mà vẫn ko xảy ra hiện tượng “nồng độ ko thay đổi " như bạn nói Nếu phân li mà nhiều hơn tái hợp hoặc ngược lại thì hằng số K sẽ ko còn là hằng số nữa :24h_120: Như vậy thì có phải phân li càng nhiều thì tái hợp cũng càng nhiều bấy nhiêu ? -Còn nữa, nếu gthiết " phân li bao nhiêu, tái hợp bấy nhiêu” của mình đúng thì hằng số nồng độ ion dc phân li trong dung dịch cao là do tốc độ phân li lớn vậy có phải độ điện li mạnh là do tốc độ phân li lớn?:cool (

Ặc!!!bạn coi lại giùm mình sách giáo khoa lớp 10 phần cân bằng hóa học với!Hixx.Từ 1 cái sai,giờ bạn dẫn tới 2 cái sai lun,nói nhiều chắc thành sai 1 bầy con nhện lun quá.Mình chịu,bạn cố chấp quá,nói nhìu bức xúc nhìu thêm!

quá trình phân li là 1 qt thuận nghịch, ban đầu khi cho chất đl vào pu theo chiều thuận, cho đến khi Cb thiết lập thì tốc độ pu thuận = nghịch, lúc này có bao nhiêu pt phân li thì cũng có bấy nhiêu pt tạo thành. điều này cũng chính là vấn đề của sự ply cuả CO32-, HCO3-. nên bạn quocbao93 nói có lẽ là ý này?