Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

ai có thể giải thích và mở rộng hơn chút xíu ko zay_________thank nha____________:24h_020:

Ặc!! Cái này gọi là pứ axit-bazơ hử???Cái này chỉ để chỉ khả năng cho nhận proton của các chất theo thuyết bronstest!!! Nếu như bạn nói cái pứ đầu tiên là axit-bazơ,roài!Thế cái pứ : CO32- + 2H+ = CO2 + H2O. Cái này theo bạn nói thì axit bazơ tuốt,thế bạn coi sách giáo khoa nó nói cái này là trao đổi ion hay axit-bazơ.Cái này có cho nhận prôtn hẳng hoi!!! Còn cái câu 2,thì chắc chắn rằng độ mạng yếu của axit-bazơ được so sánh theo hằng số phân ly chớ chả phải theo mấy cái pứ đó mà kêu cái này mạnh hơn cái kia được!!!

KHi nhỏ từ từ axit vào, khi đó nồng độ H+ << HCO3- và CO32-. Do đó, nó phản ứng sẽ có tính chọn lựa hơn, thằng nào có tính bazơ mạnh thì sẽ phản ứng trc, bazo yếu sẽ phản ứng sau. Khi làm ngược lại, thì H+ >> HCO3- và Co32-, khi đó, nó sẽ có xu hướng là phản ứng nhanh chóng, lúc đó thì gặp ion nào thì phản ứng ngay với ion đó –> CO2, sao cho làm giảm nồng độ H+ xuống.

Bài cuối u viết giúp mình ptpu được không

Khi cho H+ thiếu hay từ từ vào thì CO32- có tính bazơ mạnh hơn sẽ pứ trước thành HCO3-,sau đó tất cả từ HCO3- mới thành CO2 và H2O (nếu H+ dư),H+ thiếu nên sẽ pứ theo kiểu pứ axit trước.Khi cho dd CO32- và HCO3- từ từ vào dung dịch H+ thì sẽ pứ với HCO3- trước,H+ dư dễ pứ theo kiểu trung hòa trước(hixx,trình tự pứ thì đúng roài,còn cái giải thik thì em tự đút kết thoai,sai thì chỉ em với).Còn nếu như trộn 2 dung dịch này với nhau thì cả 2 pứ đều xảy ra cùng lúc với tốc độ,hiệu suất như nhau(đại khái là như cứ 50% HCO3- pứ thì cũng có 50% CO32- pứ),lúc này chả cái nào dư thiếu nên nó cứ pứ đồng lúc!!!

1/ bạn giải tuần tự dùm mình bài này nha_mình làm tiếp không được 2/OK rồi 3/OK lun 4/ Bạn giải thích giùm mình tại sao NH4HSO4 lại làm đổi màu quỳ tím không_mình muốn hỉu rõ để dễ nhớ hơn í mà với cho mình hỏi cái ptpu này đúng không: Ba(OH)2 + 2NH4HSO4 + –> Ba(HSO4)2 {tan} + 2NH3 {bay lên} + 2H2O 5/KHCO3, Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2 có nhiệt phân được không nhỉ

Ặc!!!Pb đứng trước H+ trong dãy điện hóa thì có,đứng sát trước lun!!!

Câu 4: muối NH4HSO4 phân ly trong dung dịch thành NH4+ và HSO4-.NH4+ là một axit theo thuyết bronstest tạo môi trường H+,còn cái HSO4- là axit lưỡng tính nhưng nó có khả năng phân ly ra H+ nhiều hơn là ra OH- nên môi trường ở đây là môi trường axit! Còn cái pứ thì như sau: Ba(OH)2 + NH4HSO4 = BaSO4 + NH3 + 2H2O do HSO4- + OH- = SO42- + H2O Còn câu 5: các muối HCO3- đều bị nhiệt phân,nhưng lưu ý sản phẩm thoai có thể là muối cacbonat hoặc oxit.(thường là muối cacbonat nhưng lưu ý trường hợp muôi của Ca2+ là oxit) Mg(HCO3)2 = MgCO3 + CO2 + H2O

Còn câu 1: thì khi cho Pb vào thì HNO3 đặc có khí màu nâu bay ra(NO2),còn HNO3 loãng thì có không màu dễ bị hóa nâu ngoài không khí (NO),H2SO4 đặc thì có khí màu hắc bay ra,HCl đặc thì như anh minhduy nói roài,HCl loãng thì pứ bị dừng lại nhưng mà nếu lấy cái PbCl2 đi đun nóng thì tạo phức tan như HCl đặc,cái PbSO4 và Pb3(PO4)2 thì có kết tủa nhưng mà hok biết nhận biết sao nưuã hít,chắc dùng màu sắc nhưng mà mình mù màu dụ này,hok bít!!!

Trước khi thảo luận tiếp thì bạn quocbao nên xem lại sách giáo khoa và các tài liệu về điện ly cho chắc lý thuyết cái đã. Bạn đưa ra hàng loạt thắc mắc nhưng mình thấy không hề ăn nhập với nhau, thậm chí có thể nói là thiếu cơ sở lý thuyết và căn bản. Cụ thể, phản ứng HCl+ NaOH mà bạn cho là trao đổi ion thì cũng không biết phải nói thế nào nữa, ngay cả học sinh lớp 8 cũng biết đây là phản ứng trung hòa.

  1. Đã là axit thì làm gì có lưỡng tính. Với chương trình phổ thông, thì HSO4- ko có tính lưỡng tính, mà nó có tính axit, vì hằng số axit của nó cũng tương đối ( khoảng 10^-2), còn mạnh hơn khối thằng axit vô cơ khác.
  2. HCO3- ở đây đang trong dung dịch, thì chỉ thu được muối CO32- thui, làm sao thu được oxit được. Vì chỉ cần khoảng 80-90 độ C là có thể xảy ra phản ứng nhiệt phân rùi, lúc đó, nước chưa bay hơi. Nếu muốn có phản ứng thu được oxit thì phải nung ở nhiệt độ rất cao. MgCO3 ở 400-500 độ, CaCO3 ở 900 độ, BaCO3 khoảng hơn 1000 độ. Nếu để nhận biết mà nung đến nhiệt độ này thì…he he với lại sao lại có câu này: “(thường là muối cacbonat nhưng lưu ý trường hợp muôi của Ca2+ là oxit)” nếu có Mg2+ và Ca2+ thì MgCO3 phải dễ tạo oxit hơn chứ vì nhiệt độ nung thấp hơn CaCO3 mà.
  1. NH4HSO4 tạo bởi 2 ion là NH4+ và HSO4-, 2 ion này đều có tính axit ( xem lại thuyết Bronsted_Lowry) nên làm quỳ hóa đỏ.
  2. Ko có chất nào là Ba(HSO4)2 đâu, vì nếu tồn tại 2 ion Ba2+ và HSO4- thì lập tức có ngay kết tủa. Vì HSO4- vẫn còn điện ly khá tốt –> H+ + SO42- Mà tích số tan của BaSO4 khá nhỏ ( khoảng 10^-10) –> chỉ cần nồng độ 2 ion này rất nhỏ cũng có thể tạo kết tủa được rùi.
  3. các ion HCO3- đều bị nhiệt phân tạo CO32- + CO2 + H2O

HCl + NaOH chính là phản ứng axit-bazơ ( trung hòa ) Nhưng phản ứng axit bazơ chính là 1 dạng của phản ứng trao đổi ion mà. Phản ứng ax-bz là phản ứng TĐ ion thì đúng, nhưng pứ TĐ ion chưa chắc là phản ứng ax-bz. Như vậy nói HCl + NaOH là phản ứng trao đổi ion cũng ko sai. Sao bạn lại bảo ko đúng? Cụ thể thì HCl + NaOH có thể coi là phản ứng TĐ ion trong trường hợp tạo chất chất điện lý yếu ( ở đây là nước )

Em cũgn thấy đề nói là dung dịch roài,nhưng mà nói thêm nếu nung ngoài thui,chớ trong dung dịch thì thành muối khan!!!Còn cái HSO4- thì nó là chất lưỡng tính mà anh,mặc dù nó còn điện ly ra H+ còn rất tốt!Anh nói lun cách nhận bít 2 cái muối còn lại em nói ở bài 1 lun đi!!!

ở diễn đàn này, cũng có 1 topic nói về HSO4- đấy, anh ko nhớ ở đâu, nhưng mọi ng đều thống nhất là nó có tính axit là chủ yếu. Chỉ trong những TH đặc biệt thì nó mới nhận H+. Còn nhận biết PbSO4 và Pb3(PO4)2, 2 chất này ít gặp nên chả nhớ màu của Pb3(PO4)2, nhưng chắc 2 chất đều màu trắng. Do đó ta nhận biết chúng bằng cách cho vào 2 muối này HNO3 loãng, cái nào tan ra là Pb3(PO4)2. ko tan là còn lại.

Acid-Base có thể xem là dạng đặc biệt của trao đổi ion thôi chứ bản chất của nó vẫn là cho nhận proton nên em nghĩ nên có sự phân biệt rõ ràng, tránh dẫn đến hiểu mập mờ các khái niệm. Nếu cứ chấp nhận như thế thì giả dụ như thi đại học người ta hỏi phản ứng nào sau đây là acid-base thì lại cho rằng HCl+ NaOH là trao đổi ion, lúc đó thì không đúng tí nào. Thân!!

Trao đổi H+ thì cũng chính là trao đổi ion mà. Trong SGK nâng cao lớp 11, ở bài phản ứng trao đổi ion, phần tạo ra chất điện ly yếu. Người ta có đưa ra VD là HCl + NaOH là phản ứng trao đổi ion ở dạng này. Bạn thử mở sách ra xem lại xem. Tất nhiên nếu thi ĐH hỏi thì HCl + NaOH là phản ứng axit baz thì đúng , hay nếu ng ta hỏi là phản ứng TĐ thì cũng đúng. Phản ứng TĐ axit-baz là phản ứng TĐ ion thì đúng, nhưng ngược lại thì chưa chắc đúng.

nhưng như vậy thì O cũng có sự xen phủ của 2 AO p giống như S để tạo ra phân tử H2S chứ. em vẫn chưa hiểu cho rõ lắm

Xin lỗi mấy bạn vì cách gọi của mình ko rõ ràng, mình đã sửa lại bài viết, mấy bạn giải thích giùm mình nhá 1* Mg(OH)2 + 2NH4+ –> Mg2+ + 2NH3 + H20 Tại sao ko lấy Mg(OH)2 làm base luôn mà lại để cho Mg(OH)2 phân li rồi mới lấy OH- làm base và pứ với NH4+ biết rằng Mg(OH)2 là base yếu nên sẽ ko phân li toàn bộ Nói tóm lại, tại sao Mg(OH)2 ko pứ với NH4+ 2* Al(OH)3 + OH- –> AlO2- + H20

  • Trong pứ này, OH- đã nhận H+ từ Al(OH)3 , nếu pứ này đúng thì ko lẽ OH- có tính base mạnh hơn Al(OH)3 rất nhiều? 3*HCl + NaOH –> NaCl + H2O Đây là 1 pứ trao đổi chéo ion KOH + H2O <–> K[H20]+ + OH- Đây là pứ cho- nhận ion H+ Cả 2 pứ trên đều có axit và base tham gia Vậy giả sử trong 1 pứ mà có axit base cùng tham gia pứ mà cả 2 đều dưới dạng phân tử thì khi nào xảy ra pứ trao đổi chéo ion cho nhau , khi nào xảy ra pứ cho - nhận H+

1/ bạn lấy phản ứng đó ở sách nào ra? 2/ Coi lại tính lưỡng tính của Al(OH)3, không có mạnh yếu gì như bạn nói cả. Người ta coi là HAlO2.H2O 3/ Phản ứng acid base - phản ứng trung hoà - là 1 dạng của phản ứng trao đổi ion, cũng chẳng phải dạng đặc biệt gì cả, chỉ đơn thuần là 1 dạng thôi, điều này khỏi bàn cãi đi =.=