HClO là axit hypocloro, axit này kém bền và có tính oxi hóa rất mạnh. Nên cũng được dùng làm chất tẩy màu, diệt khuẩn. Tuy nhiên, thưc tế người ta hay dùng nước javen hơn. Vì HClO được tạo ra = cách: Cl2 + H2O <–> HCl + HClO nên dễ gây độc vì có Cl2.
Và HClO sẽ tiếp tục phân hủy ngoài kk tạo HCl và [O] phải hok ?
Bản chất oxi hóa mạnh của nước Javen chính là tạo ra HClO nhờ tác dụng của CO2(kk) - HClO là axit yếu hơn nấc 1 của H2CO3 Đúng là sau đó HClO phân hủy tạo oxi nguyên tử, lúc này hình thành cặp [O],H3O+/ H2O, có thế cao, oxi hóa rất mạnh.
Mọi người gợi ý giúp mình giải mấy bài tập dạng này nha (mình đang bị khủng hoảng dạng này lắm hichic)thân 1/Chỉ dùng 1 kim loại nhận biết các dd axit: HCl loãng, HCl đặc, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, HNO3 loãng, HNO3 đặc, H3PO4. 2/Chỉ có CO2 và H2O làm thế nào để nhận biết các chất rắn sau: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4. 3/Tách 4 kim loại Ag, Al, Cu, Mg dạng bột bằng pp hóa học. 4/Dùng thêm một thuốc thử hãy tìm cách nhận biết các dd sau: NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl và H2SO4. 5/Nhận biết các dd sau bằng cách đun nóng và cho tác dụng lẫn nhau: NaHSO4, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2SO3, Ba(HCO3)2
1/ Dùng Pb. Lưu ý các phản ứng tạo phức tan của PbCl2 và PbSO4 với HCl đặc và H2SO4 đặc. Tiếp theo tự xử!
2/ - Hoàn tan vào nước, chia được thành 2 nhóm, 1 nhóm tan, 1 nhóm không. - Sục CO2 vào nhóm không tan (trong nước), cái nào tan là CaCO3, chất còn lại trong nhóm ko tan là BaSO4. dung dịch thu được là Ca(HCO3)2 - Mang dung dịch này rót vào 2 cái ở nhóm tan, cái nào thấy tạo tủa ==> Na2CO3.
3/ - hoà tan vào NaOH dư, sau đó thu hồi Al (sục CO2, nung, đp nóng chảy-Na3AlF6) - HCl dư cho đám chất rắn còn lại, sau đó đpnc thu hồi Mg. - Hỗn hợp rắn cuối cùng là Ag và Cu đến đây có 2 cách: C1: dùng HNO3 đặc nóng dư, tiếp theo cô cạn và nung, được hỗn hợp rắn Ag và CuO, tiếp theo tự xử ;)) C2: Cho tác dụng với ddFeCl3 dư. Chất rắn ko tan gồm Ag và Fe, xử lý =HCl. Phần tan dùng NaOH làm tủa 3 ion kimloại, sau đó thế nào tự làm nhá =.=
4/ Dùng quỳ tím! lưu ý NH4HSO4 có hoá đỏ quì tím đấy nhé. Tiếp theo tự xử.
5/Bài này không cần hướng dẫn, đề đã hướng dẫn rồi! loại phân biệt ko dùng thêm thuốc thử là loại bài dễ nhất rồi!
Mọi người giải thích giúp mình câu hỏi lí thuyết này nha: *Giải thích tính bền và tính axit: HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4 *Giải thích khả năng oxi hóa: HClO>HClO2>HClO3>HClO4 Sẳn tiện cho mình hỏi bài tập này nha: Cho m(g) hh A gồm 1,08 (g) Al và hh FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe. Tiến hành nhiệt nhôm thu được hh B. Nghiền nhỏ sau đó chia làm 3 phần bằng nhau -P1 cho vào HNO3 đặc nóng, dư thu được dd C và 0,448(lít) khí NO (dktc) -P2 cho tác dụng với lượng dư NaOH thu được 0,224(lít) H2 (dktc) -P3 cho khí CO vào thu được 1,472(g) chất rắn D Tính m?
Câu 1 thì anh làm ơn viết giùm cho em cái PT mà tạo phức tan đi anh!!!(hixx,Anh nói em mới bít nó tạp phức tan áh:24h_061:)!Còn cái NaHSO4 thì nung tạo thành Na2SO4,SO4 và H2O phải hok anh(pứ thì có,nhưng mà có phải là nhiệt độ hok quá cao ngất hok???)!!!
ôkê
Phân biệt HCl loãng và đặc, lấy thanh Pb nhúng vào, ở dd HCl loãng, phần PbCl2 ít tan, bám vào mặt kim loại, chẳng mấy chốc phản ứng dừng lại, còn ở HCl đặc, PbCl2 tan ngay, thanh Pb tan đến hết thì thôi :))
PbCl2 + 2Cl- –> [PbCl4]2- (phức tan)
Bài cuối thì đừng nung vội, cho các dd tác dụng lần lượt trước đã, tìm ngay được NaHSO4 vì nó luôn tạo khí với các cái khác, đặc bịêt 1 khí có mùi hắc và 1 trường hợp tạo BaSO4 tủa xuống - nhận ra được Na2SO3,Ba(HCO3)2 và NaHSO4. Lúc này mới dùng đến con đường đun các dung dịch
KHCO3 đun chỉ tạo khí. Mg(HCO3)2 đun 1 lúc thấy có tủa MgCO3.
mình nhĩ như thế này , ko biết có đúng ko ,bạn có thấy các liên kết H_ClOx ko , với x có giá trị từ 1 đến 4 do số lượng nguyên tử oxi trong phân tử lần lượt tăng dần nên tạo lực hút với Hidro sẽ mạnh hơn –> mức độ phân cực cũng lớn dần –> liên kết đó yếu dần –>dễ bị bẻ gãy nên độ bền sẽ giảm dần còn nữa, axit càng kém bền thì khả năng tham gia pứ sẽ càng cao nên tính axit càng mạnh
mình đánh giá khá cao bài viết của bạn đúng là trong công nghệ có dùng loại khí công nghệ là CO và nó cho nhiệt trị cao thực ra đây là quá trình oxi hóa ko hoàn toàn của các bon ưu điểm của nó co nhiều như cho nhiệt trị cao gần như ko tạo sản phẩm xỉ là cái lấy đi rất nhiều nhiệt quá trình đốt cháy than ,không tạo ra các khí thải ô nhiễm , tro bay hay các khí độc hại ăn mòn mạnh. hay như nó là nguồn nguyên liệu quy trong tổng hợp gần như bạn có thể tổng hợp moi thứ từ nó. nói về nó thì quả thật với khả năng của mình có lẽ tự nhận ko đủ, tuy nhiên cũng có nhiều vấn đề phụ trợ nhưng nhìn chung nó là tuyệt với đấy bạn. ở nauy đã có công nghệ điên khí hóa than siêu sạch từ than graphit tuy chỉ là đang nghiên cứu. trong đời sống mình ko am tường nắm nếu bạn nào co thể xin hay viết một bài cho anh em học hỏi và trao đổi thân!
Theo em được biết thì quan điểm hình thành [O] nguyên tử có tính oxi hóa mạnh đã được thay thế bằng một quan niệm mới về Cl+.
theo em thì S cũng có cấu hình là 3s2p4 và nó lai hóa sp3 nên còn lại 2 cặp e, do S có độ âm điện nhỏ hơn O nên góc liên kết nhỏ hơn có lẽ là vậy
cho em hỏi thêm làm sao có thể mô tả liên kết trong các phân tử bất kỳ
đọc lại các điều kiện để có 1 cấu trúc lai hóa bền nào. S ở đây gần như không có sự tham gia của orbital s vào liên kết =.=
Theo chương trình phổ thông thì H2S không lai hóa đâu bạn ạ!
Cũng có người bảo là lai hóa p2, cũng chẳng sai, nhưng mình không thích quan niệm như thế
Anh minhduy và kuteboy nói đúng rồi đó.Sách giáo khoa lớp 10 ban nâng cao Hóa học trang 75.Bạn phải phân biệt được hai khái niệm lai hóa và xen phủ rồi xét tiếp.Vậy ha.Thân!!!
các bạn giải thích giùm mình mấy câu hỏi này nhá mình nghĩ mãi ko ra 1* Mg(OH)2 + 2NH4+ –> Mg2+ + 2NH3 + H20
- Đây chắc hẳn là 1 pứ axit/ base
- Nếu là pứ a/b thì tại sao ko lấy Mg(OH)2 làm base luôn mà lại để cho Mg(OH)2 phân li rồi mới lấy OH- làm base và pứ với NH4+ biết rằng Mg(OH)2 là base yếu nên sẽ ko phân li toàn bộ 2* Al(OH)3 + OH- –> AlO2- + H20
- Đây cũng là là pứ a/b và Al(OH)3 là axit và OH- là base phải ko
- Nêu phải thì ko lẽ OH- có tính base mạnh hơn Al(OH)3 rất nhiều, đúng ko? 3* Giả sử trong 1 pứ mà có có axit base cùng tham gia pứ mà cả 2 đều dưới dạng phân tử thì khi nào xảy ra pứ trao đổi ion , khi nào xảy ra pứ axit/base? VD: pư HCl + NaOH –> NaCl + H2O đây là pứ trao đổi ion trong dd tại sao lại xảy ra pứ trao đổi ion mà ko phải là pư a/b :liduc (
Cái pứ axit/bazơ mình hay họi là pứ trung hòa,mà pứ trung hòa cũng là pứ trao đổi ion chớ ở đâu ra!!! 1/ pứ trao đổi ion : OH- + NH4+ = NH3 + H2O Khi mà cho Mg(OH)2 vào thì nó phân ly thành OH-,cái này tham gia pứ với NH4+,chớ cái Mg2+ chả có liên quan gì ở đây hết,pứ ở đây là pứ với OH- thoai,chớ hok pứ với toàn bộ Mg(OH)2. 2/axit,bazơ được đánh giá là mạnh hay yếu là dựa vào hắng số phân ly K chớ hok liên quan gì ở đây! 3/Hixx,như đã nói thì đây cũng là pứ trung hòa,ion.HCl,NaOH trong dung dịch điện ly phân ly thành Na+,Cl-,OH-,H+ .Na+ và Cl- là chất trung tính,H+ + OH- pứ tạo thành H2O là chất điện ly yếu!!!
này nhá, đây là 1 pứ a/b theo thuyết bromtet KOH + H2O –>[K(H2O)]+ + OH- với KOH là base, H2O là axit bạn có thấy ion OH- của KOH có bị lấy mất đi đâu mà KOH còn lấy thêm 1 ion H+ để tạo ra axit liên hợp Còn pứ trao đổi ion là pứ mà các ion đựoc phân li từ các phân tử và kết hợp chéo với nhau và ko có sự cho hay nhận H+ cũng như ko có axit hay base liên hợp Vì vậy mà nó mới có tên là pứ trao đổi ion bạn phân biệt 2 pứ như vậy là ko đúng rồi như mình đã nêu lên ví dụ về pứ trao đổi ion ở trên rồi đấy: HCl + NaOH pứ này đâu có tạo axit hay base liên hợp đâu vì bạn hiểu sai ý mình nên bạn vẫn chưa giải thích dc thắc mắc của mình(:nhanmat( :cuoimim (