Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

cái này ở thể hơi, vì phản ứng này xảy ra khi đun nóng, mà SO3 thì hóa hơi ở ngay 45 độ C thì phải

Theo mình thì SO3 ở pư trên là ở thể khí (chắc là đúng_hihi) Cho mình hỏi cái ptpu này nhé: Cu2S + HNO3 —> NO + … FeS2 + HNO3 —> NO + …

cái pứ:SO2+ NO2 => NO + SO3 có thể là đúng còn pứ: Cu2S + HNO3=>NO + CuSO4 + HNO3 + H2O hoặc=>NO + H2SO4 + Cu(NO3)2 + H2O pứ sau tươg tự

pứ SO2+ NO2 => NO + SO3 là đúng chớ có thể gì ở đây nữa!!! CÒn 2 cái pứ kia thì…đúng lun!!!

Tại sao phản ứng đầu 2 vế lại cùng có HNO3 là thế nào? Bản chất từ pt ion mà ra Cu2S + H+ + NO3- –> Cu2+ + SO42- + NO + H2O Sau khi mình cân bằng, và thêm bớt các ion vào 2 vế thì sẽ được rất nhiều PTPƯ ở dạng phân tử ( tùy vào cách cân bằng ): VD: axit còn dư, thì thêm H+ vào bên sản phẩm –> Cu2S + HNO3=>CuSO4 + NO + H2SO4 + H2O hoặc: Cu2S + HNO3=>NO + Cu(NO3)2 + H2SO4 + H2O () hoặc nếu ko dư axit: Cu2S + HNO3=>Cu(NO3)2 + CuSO4 + NO + H2O tuy nhiên, hay gặp nhất là PT () vì nó dễ cân bằng.

PP đường chéo chỉ áp dụng cho hai chất(hay nhiều chất - mà phải có cái gì đó chung trong sơ đồ chéo đó) thì mới áp dụng được.Ở đây bạn áp dụng 1 lúc cho n chất mà lại tháy chúng chỉ có số Z là giống nhau thì làm làm sao được…

Hixx!Chắc bạn ấy nhầm áh mà,mà em cũng hok để ý nữa !!!Còn cái sản phẩm thì điên nhiên là tè le rùi,nó cũng là con của cái phương trình ion thôi mà!!!

Cái bạn [b]Tung[/b] trả lời hơi…ki ki nhỉ? :24h_009:(chuyên Bắc Giang mà lại…:nguong () So với Au và Ag thi` Ba hoạt động hơn rất nhiều lần, bằng chứng là khoảng cách giữa chúng trong dãy điện hoá và dãy các kim loại hoạt động.:24h_043: Còn nếu hỏi là dạng “nguyên chất” thì có lẽ là bạn kuteboy109[b]nnes[/b] đúng nhất rồi!:24h_076:

Còn nếu cho pư với HNO3 vừa đủ thì sao nhỉ

Nếu HNO3 vừa đủ, ko dư axit, thì phản ứng: Cu2S + HNO3 –> CU(NO3)2 + CuSO4 + NO + H2O hoặc: Cu2S + HNO3 –> CuSO4 + NO + H2O

Cái pt màu đỏ mình không cân bằng được, bạn giúp mình nhé

Thế nào là vừa đủ hả bạn???Nhiều trường hợp vừa đủ lắm,tùy theo đề ra,là muối gì để mình ghi phương trình và tính toán thôi!!!Nếu giải toán,lúc đó sẽ bít là muối gì thôi,bạn đừng bận tâm,chủ yếu là cư phương trình ion,còn cái tạo muối là “phụ gia” thôi!!!

Bạn cân bằng được mình cho xiền lun,tỉ lệ Cu:S bên kia=1: 2 mà bên phải có 1: 1.Cái Này mình nghĩ phải thêm một hợp chất của đồng nữa chả hạn như sau: Cu2S + HNO3 = CuSO4 + Cu(NO3)2 + NO + H20

Theo mình,thì nếu làm bài tập thì họ sẽ cho bít sản phẩm ít nhất gồm những đặc điểm gì khác người để bạn làm (cứ yên tâm),còn cái PT thì bạn cứ dựa vào cái PT ion là biến hóa ra thêm “phụ gia” để tạo muối,đề mà kêu bạn ghi PT hok áh,bạn cứ ghi đúng cái PT ion còn mấy cái kia,bạn ghi muối gì(mấy cái thành phần hok tham gia pứ oxh-khử) là ok hít!!!:24h_043:

Vậy mình cứ theo pt ion là ok. Cho mình hỏi câu này nhé:Cho một lượng vừa đủ khí O2 vào hh khí A gồm:N2O,NO,N2 thu được hh khí B. Hỏi B gồm những khí nào và viết các ptpu xảy ra

Nếu phản ứng hoàn toàn, ko đun nóng thì B có N2O, NO2 và N2 vì O2 + NO –> NO2. (Nếu có đun nóng thì N2O bị nhiệt phân cho O2 và N2.)

Giúp mình bài tập này với:cho m1 g hh gồm Mg,Al vào m2 g dd HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hh khí X gồm NO,N2O,N2 bay ra (dktc) và dd A. Thêm một lượng vừa đủ O2 vào X, sau pu thu được hh khí Y. Dẫn Y từ từ wa dd NaOH dư có 4,48 lít hh khí Z đi ra (dktc). Tỉ khối của Z đối với H2=20.Nếu cho dd NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thu được 62,2 g kết tủa. a)Tính m1, m2 Biết lượng HNO3 lấy dư 20% so vớ lượng cần thiết. b)Tính C% các chất trong dd A

(hh Y gồm NO2,N2O,N2 nghen) PTHH: 2NO + O2=2NO2 => số mol của hỗn hợp khí Y=X =>nNO=nNO2=(8.96- 4.48)/22.4=0.2 mol =>nZ=4.48/22.4=0.2 mol =>M(Z)=202=40 Gọi x,y là số mol của N2O,N2. Áp dụng sơ đồ đường chéo,ta được: x = 3y (1) Mặt khác,theo đề,ta có: x+y=0.2 (2) Giải hệ PT từ (1) và (2),ta có: x= 0.15; y=0.05 PTHH:
Mg2+ + 2OH- =Mg(OH)2 Al3+ + 3OH- = Al(OH)3 => 58a + 78b= 62.2 (3) Gọi a,b là số mol của Mg,Al. Ta có: NO3- + 4H+ + 3e= NO + 2H2O 0.8 0.6 0.2
2NO3- + 10H+ + 8e = N2O + 5H20 1.5 1.2 0.15 2NO3- + 12H+ + 10e = N2 + 6H2O 0.6 0.5 0.05 =>nHNO3= 0.8 + 0.6 + 1.5 =2.9 mol ne = 1.2 + 0.5 + 0.6=2.3 mol =>mNHO3=2.9
63=182,7 g =>m2=182.71.2/0.24=913.5 g Mà: Al = Al3+ + 3e b 3b Mg = Mg2+ + 2e a 2a => 2a + 3b=2.3 (4) Giải hệ pt từ (3) và (4),ta được : a=0.4; b =0.5 =>m1= 0.424 +0.527=23.1 b, Ta có; mdd= 913.5 + 23.1 - (0.230 + 0.1544 +0.0528)=922.6 => C%Al(NO3)3=0.5213/922.6=11.54 % => C%Mg(NO3)2=0.4148/922.6==6.42 mHNO3 dư= 182.7*0.2=36.54 => C%HNO3 dư= 36.54/922.6=3.96 %

có câu TN này mong các bác giải dùm :slight_smile:

  1. Nơi nào thì Fe khó bị oxh nhất ?

a. sa mạc b. mặt trăng c. nước biển

(giải thích lý do chọn dùm em lun nha :slight_smile: )

  1. Khi đun nóng nước thì có hơi nước bay lên, vậy trong nước lúc đó có sủi bọt khí, khí đó là khí gì vậy :24h_035:

1, mặt trăng em ạ -vì làm gì có oxy mà oxh 2, đó là hơi nước tất nhiên nếu bạn muốn làm nước lò hay nước để tải nhiệt thi còn nhiều như co2 hay so2 thậm chí cả no2 … nhưng với em thì chỉ cần biết đó là hơi nước.

trùi em nhớ có đọc ở đâu câu TN đó có câu trả lời là H2 hay O2 gì đó ấy :batthan (

trong điều kiện nào mà mà sinh ra co2, so2, hoặc no2 nữa :24h_035: