Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Bạn này hỏi là tồn tại ở dạng nguyên chất chứ ko phải đơn chất. Theo mình nghĩ chả chất nào là nguyên chất hết, trong tự nhiên mọi kim loại đều có lẫn tạp chất. Chình vì vậy, sau khi mà thu các quặng, ng taũng phải xử lí = 1 loạt các phản ứng hóa học thì mới thu được kim loại cũng chưa phải là nguyên chất. VD: Au lẫn tạp chất sau khi hòa tan vào nước cường toan, đem điện phân dung dịch cũng chỉ thu được Au 99,99% tức là còn 0,01% tạp chất. :013: Tóm lại là chả có cái j nguyên chất.

Còn vì sao lại thế, thì chắc bạn hỏi mấy nhà khảo cổ thì chắc rõ hơn, vì trong quá trình vận động hình thành nên trái đất, các thứ còn hổ lốn và trộn lẫn với nhau mà. =))

cái nài phải dựa vào dãy điện hóa để xem chất nào pứ trc bạn à không phải có nhiều trường hợp thế đâu. :24h_122:

cứ dựa vào nguyên tắc sau :kim loại hoạt động mạnh sẽ phản ứng với muối của kim loại hoạt động yếu trc rùi tới kim loại hoạt động yếu hơn phản ứng với muối của kim loại hoạt động yếu đó nếu muối đó dư hoặc kim loại hoạt động mạnh sẽ phản ứng với muối của kim loại hoạt động yếu còn lại ,… ai muốn tìm sách về chuỗi pư thì tìm quyển Giúp trí nhớ chuỗi pư hóa học

Mình xin lỗi chứ, bạn nói phải dựa vào số mol của các chất thì sẽ có nhiều Th như vậy chứ. Còn dựa vào dãy điện hóa là để biết các phản ứng xảy ra theo thứ tự nào. Bạn nhìn kỹ đi, sẽ thấy các TH đều tuân theo dãy điện hóa.

Ngay bản thân cái đề đã thấy phởn phởn rồi.Tui không hiểu ở đây vừa đủ là sao? Ai giải thích giùm cái?

Thêm một thông tin hay là trong công nghiệp của một số nước hiện đại. Để thu kim loại như Au, Ag, Cu với hiệu suất cao, dễ thực hiện hơn khi hòa tan các kim loại vào tác nhân oxi hóa mạnhngười ta dùng muối cianua để tạo phức với các kim loại này rồi dùng các kim loại kim loại mạnh khác như Zn, Mg đẩy kim loại ra khỏi phức của chúng!!

đáp án là Bari do Au,Ag ko tồn tại đc trong không khí(hình như vậy)

Bạn Tung nói như thế không đúng rồi, Ba vẫn tồn tại dưới dạng hợp chất trong tự nhiên. Phổ biến nhất mà chúng ta biết đến là quặng barit ( chứa BaO gọi là baryta)!!

Có giề đâu. vừa đủ tức là cả Al, Fe và 2 muối cùng phải hết. ko cái nào dư.

em đang cần ví dụ về lực tương tác giữa các phân tử cho cuộc sống, ai biết chỉ em với thanks!!!:021:

lực tương tác giữa các phân tử có vai trò quan trọng trong cuộc sống.Ví dụ lực hút giúp các phân tử vật rắn dao động quanh vị trí cố định,lực đẩy giúp chúng ko va vào nhau => vật rắn có hình dạng cố định.

Câu hỏi hay, câu trả lời cũng hay.

Nếu bạn hiểu rõ về lực tương tác phân tử thì bạn sẽ tự tìm ra ví dụ được thôi. Nói một cách hoa mỹ, tương tác phân tử quyết định quyết định hình dạng của những sự vật hiện tượng xung quanh bạn đó. Cơ thể bạn không thể tồn tại được nếu thiếu lực tương tác phân tử, một trong số đó là liên kết hidro trong ADN. Cả đại dương sẽ biến thành không khí nếu không có sự níu kéo của các phân tử nước. Hoặc cây nến nhà bạn sẽ không thể tồn tại nếu thiếu lực khuếch tán London.

Một số hiện tượng sau là kết quả của tương tác phân tử:

  • Độ nhớt: chất lỏng càng nhớt nghĩa là tương tác giữa các phân tử của chúng càng mạnh
  • Sức căng bề mặt: ví dụ giọt sương đọng trên lá có hình cầu…
  • Hiện tượng mao quản

Lực ttpt cũng góp phần không nhỏ giúp bạn đọc được bài viết này :nghe (

mọi người giải thích giùm mình cái này nhé (mình đọc sách tham khảo nhưng không hiểu) Khi cation kim loại thay đổi anion tạo ra hợp chất mới, sự chênh lệch khối lượng giữa hai hợp chất bằng sự chênh lệch về khối lượng giữa các cation Sẵn cho mình hỏi cái PTPU này đúng không nhé: SO2 + NO2 –>NO + SO3

anh nào có thể vẽ giùm em sơ đồ điều chế amoni nitrat giùm em đi em chan bik làm sao hết huhuhu… :017:

Bạn chưa nói rõ là điều chế từ nguồn nào. Do đó mình sẽ đề xuất đi từ không khí và nước điều chế phân đạm 2 lá NH4NO3 trong công nghiệp : -Chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu N2 ở -196 độ C. Điện phân nước thu được H2 ở Catod. Sau đó tổng hợp theo chuỗi: N2 + H2 --xt, nhiệt độ–> NH3. NH3 + O2 --xt, nhiệt độ–>NO + H2O NO + O2 ----> NO2 NO2 + O2 + H2O----> HNO3. HNO3 + NH3 ----> NH4NO3.

hình như đề thi hs giỏi dù ở tỉnh nào cũng khó hơn đề thi Đh rất nhiều phải ko?

Hình như bạn sai hoàn toàn rồi, Ba trong kk dễ dàng bị O2 oxi hóa chứ, còn Au và Ag tồn tại đc dưới dạng gần như là nguyên chất do ko bị oxh bởi kk…đúng ko?:24h_048:

Cái PTHH của bạn thì đúng roài,còn cái hệ quả định luật bảo toàn khối lượng này thì y như khi mình làm bài tập bằng phương pháp tăng giảm khối lượng thoai! Ví dụ: PTHH : AgNO3+ NaCl= NaNO3 + AgCl Xét muối NaCl và AgCl ta thấy anion Cl- không thay đổi nhưng thay đổi cation Na+ thành Ag+ (Khi cation kim loại thay đổi ),vậy sự chênh lệch khối lượng giữa 2 muối NaCl và AgCl (sự chênh lệch khối lượng giữa hai hợp chất) sẽ bằng mAg - mNa = n(108-23)=85n g (bằng sự chênh lệch về khối lượng giữa các cation )

với bài này thì càn phải xét TH là đúng rồi. Vì nếu xảy ra phản ứng Al+ Cu(NO3)2 thì làm sao có phản ứng Fe+AgNO3. Theo tôi bài này sửa lại là " Có thể xảy ra các phản ứng nào". Nếu vậy có thể có 5 phản ứng xảy ra. Al + AgNO3 —> Al(NO3)3 + Ag ( kết tủa ) Al + CuNO3 –> Al(NO3)3 + Cu (kết tủa) Fe + AgNO3 —> Fe(NO3)2 + Ag ( kết tủa) Fe + CuNO3 –> Fe(NO3)2 + Cu Fe(NO3)2 + AgNO3 —> Fe(NO3)3 + Ag ( kết tủa)

Có cái ví dụ thấy dễ hiểu hơn nhìu. Bạn có thể post cho mình một vài bài tập dạng này làm thử không? À mà cho mình hỏi SO3 tạo thành ở phản ứng SO2 + NO2 –>NO + SO3 là thể khí hay thể lỏng vậy?