Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

:treoco ( muối của Fe(III) tan tốt nên nếu có là bị hòa tan trong nước rồi .

1 ) Fe –> Fe(Cl)3 ----> Fe(Cl)2 ----> NaCl ----> NaOH ----> CO2 ----> Ba(HCO3)2 2 ) H2 ----> HCl —> H2 ----> Cu -----> Cu(Cl)2 ----> Cu(NO3) —> Cu

Bài 1: (NaCOO)2CH2 –> CH4 –> C2H2 –> C6H6 () –> C6H5Cl –> C6H5OH –> Phenyl axetat –> C6H5ONa –> C6H5OCH3 () C6H6 –> Cumen –> Axeton Bài 2 : Hidrocacbon X –> A –> A1 –> A2 –> A3 –> A4 –> Axit Oxalic Hidrocacbon X –> B –> B1 –> Axit Oxalic

Bài 3 : Vinyl formiat –> andehit axetic –> axít axetic –> vinyl axetat –> PVA –> Polivinyl ancol –> PVC. Bài 4 : Phenol –> phenyl axetat –> natri axetat –> axit axetic –> canxi axetat –> axeton –> propanol-2 –> isopropyl axetat .

Bài 5 : C4H10 –> C4H6 –> C4H6Br2 –> C4H8O2 –> C4H10O2 –> C4H6O2 –> C4H12O4N2 –> C4H6O4 –> C4H18O4

Bài 6: Tinh bột –> Glucozơ –> axít lactic –> axít acrylic –> polime.

Bài 7 : A –> C –>D (+ AgNO3/NH3) –> E –> F A –> B (+ H2S04 đđ, to) –> G Cho biết CTPT A : C2H4Br2 và của G : C6H10O4 . Xác định CTCT của A, B, C, D, E, F, G và hoàn thành các phương trình phản ứng, mỗi mũi tên là 1 phản ứng.

Bài 8 : C4H6O2 (+O2 ) –> C4H6O4 (+Y1 , H2S04) –> C7H12O4 (+Y2, H2S04) –> (X1) (X2) C10H18O4 (+H2O, H2S04) –> X2 + Y1 + Y2 Viết các ptpu, biết rằng X1 là một andehit đa chức, mạch thẳng và Y2 là rượu bậc 2.

Bài 9: A (+NaOH) –> B –> G –> Cao su Buna A –> C –> D –> E –> Polymetyl acrylat

Bài 10: CH2O –> (CH2O)6 –> C2H5OH –> C2(H2O)2 –> CH4

Tặng Anh/Chị !

theo mình biết thì không phải như vậy, khi cho Fe,Al vô HNO3,H2So4 đặc nguội thì do tính oxi hóa của axit nguội kém nên trên bề mặt kim loại hình thành lớp oxit Fe2O3 ở dạng thù hình gama bền vững bảo vệ kim loại nên sau khi cho vào axit HNO3, H2SO4 đặc nguội rùi lấy ra thì các kim loại này dc bảo vệ khó tham gia pứng hóa học Vd Al sẽ ko td với NaOH sau khi cho vào axit HNO3,H2SO4 đăc nguội

@ anhtuan: vấn đề thụ động này chỉ có thể dừng ở mức độ tạo ra một oxit ở dạng đặc biệt và bền vững chứ không có tài liệu nào khẳng định đó là Fe2O3 ở dạng gamma cả ( các nhà KH vẫn còn chưa có kết luận cụ thể về cấu trúc thực sự của các dạng oxit này mà)

hic mới lớp 9 mà phần vô cơ đã học như này rùi sao:014: chắc em học đội tuyển ha. chịu luôn hữu cơ lớp 9 chả học j ngoài sgk bi h thì quên sạch:24h_064:

cho hon hop Al, Fe fang ung voi dung dich A chua AgNO3 va CuNO3 vua du, thi co bao nhiu phan ung

Al + AgNO3 —> Al(NO3)3 + Ag ( kết tủa ) Al + CuNO3 –> Al(NO3)3 + Cu (kết tủa) Fe + AgNO3 —> Fe(NO3)2 + Ag ( kết tủa) Fe + CuNO3 –> Fe(NO3)2 + Cu

Đề thi tỉnh một số nơi có thể có phần giống ĐH

Đề thi QG rất khác với đề thi ĐH

Đâu ra mà lắm phản ứng vậy bạn Al mà phản ứng với Cu(NO3)2 thì Fe ko đến lượt phản ứng với AgNO3 đâu nhe. Có nhiều TH, nhưng tất cả tối đa cũng chỉ có 3 Phản ứng thui TH1: Al + AgNO3 Al+ Cu(NO3)2 Fe+Cu(NO3)2

TH2: Al+AgNO3 Fe+AgNO3 Fe + Cu(NO3)2

TH3: ( có 2 phản ứng ) Al + AgNO3 Fe + Cu(NO3)2

Và trước đó phải nắm vững kiến thức SGK cái đã, lúc đó mới nói chuyện tiếp được.

Nếu học trường chuyên thì đi thi QG là đơn giản, vì ở đó học có bài bản hơn nhiều. Mình không học trường chuyên nên lúc tuy có đi thi QG nhưng lại học quá rông, nhiều phần không cần cũng học nên nhiều khi bị rối. Nếu ai có say mê theo HSG QG mà không chuyên nên chú ý điều này. Ai ở Quảng Ninh muốn có đề ôn QG của tỉnh 2 năm gần đây thì cứ liên hệ qua mình. Mình có mấy tập dày cộp mà không có đệ tử chân truyền đây!

Uây anh HoahocPro có em đây! Anh quên rồi à? Em dân Quảng Ninh chính hiệu đây. Nick của em là Kingunit79 đó .Anh nhớ chưa?

trong cuốn giải toán hóa học 11 có 1 câu ví dụ cho 1 mol Ca vào 1 lít nước . thì dc bao nhiu gam chât kết tủa pt: Ca+ 2H20 -> Ca(OH)2+H2 1mol->2mol mà ta dc bik thì 1 số avogaro dc gọi là 1 mol và có thể tích 22,4 lit vậy cho mình hỏi là ta có thể nhân 2 mol H20 đã tham gia pư cho 22,4lit = 44,8lit có dc ko? nếu dc thì rất vô lí vì đề bài cho có 1 lit nước ? còn nếu ko dc thì tại sao lại ko? ai bik giải thích dùm mình nhá cám ơn trước

Bạn định nghĩa sai về số Avogadro rùi, ông này mà biết thì chắc đội mồ sống lại.:24h_060: Avogadro: 1 mol bất kì chất nào cũng chứa 6,022.10^23 các hạt vi mô ( ở đây là các phân tử, nguyên tử, ion…) 22,4 lil chỉ dành cho chất khí hoặc hơi thui nha, nước làm sao mà x22,4 được bạn. Với bài này. muốn tìm m kết tủa. thì phải cho độ tan của Ca(OH)2 mới làm được, vì Ca(OH)2 thực tế là chất ít tan. Với lại, bài này ko liên quan j hết đến số Avogadro. Người ta cho 1 lit nước để bạn tính khối lượng của nước = 1000 g luôn ( vì khối lượng riêng của H2O là 1 g/ml mà )

Tại sao ion HSO4- là 1 axit mà ko phải là lưỡng tính theo bronsted. H2O + HSO4(-) —>H2SO4+ OH(-) H2O + HSO4(-) —>SO4(2-) + H3O+ cái phương trình dưới đúng rồi nhưng cái trên chắc là sai nhưng tại sao lại sai, các bạn giúp mình với mình mới họpc về phần này nên chưa rõ! cảm ơn!:24h_092:

mình chỉ thử có ý kiến thế này nếu bạn nói phương trình thứ 1 bạn đúng thì nó nhận một H+ từ nước tạo ra một axit mạnh H2SO4, axit này trong môi trường nước sẽ lập tính phân li ra 2 ion H+, một ion sẽ trung hòa OH- ở trên, một sẽ còn lại tạo môi trường axit. Do đó xem như cơ chế lại trở về phương trình thứ 2.

bạn quocbao93 coi kỹ lại lý thuyết đi nghen, cái này là cơ bản của hóa mà bạn định nghĩa kiểu này là chết đó, 1mol chất chiếm 1 thể tích là 22.4l chỉ áp dụng cho chất khí, còn số avogadro là nói 1 mol chất bất kỳ chứa 6.03*10^23 hạt, 2 cái hoàn toàn khác nhau. Một cái là chỉ áp dụng cho chất khí và đề cập tới thể tích, một cái là áp dụng cho mọi chất và nói về … số hạt.

cái này ko phải là điện phần mà là điện ly H2SO4 là một axit mạnh dưới td của H2O nó bị phân ly H2SO4 +2H2O —> 2H3O+ + SO42- (H2SO4 + H2O —>H3O+ + HSO4- HSO4- + H2O <—> H3O+ + SO42-) quá trình 2 một số sách nói là thuận nghịch nhưng có thể xem là phân ly hoàn toàn

Xin lỗi ,bạn sai rồi suy nghĩ lại xem…:24h_025:

Thực tế quá trình điện li diễn ra 2 nấc, nấc 1 rất mạnh, gần như hoàn toàn, nấc 2 yếu hơn nhưng cũng khá mạnh ( có thể coi là hoàn toàn cũng được ) H2SO4 + H2O —>H3O+ + HSO4- HSO4- + H2O <—> H3O+ + SO42-

ion HSO4- ko phải là lưỡng tính như các anion gốc axit yếu có H như HCO3-, HS-, HSO3-, HPO42-…vì do trong cấu tạo của H2SO4 cũng như HSO4-, liên kết H-O phân cực rất mạnh về phía O. Nên trong nước liên kết này rất dễ bị 1 phân tử nước hidrat hóa H+ làm đứt ra. Còn nguyên tử oxi sau điện ly H+ ở nấc 1 (-O-SO3H) cũng ko thể nhận H+ từ nước ( cũng bởi lí do trên ), nên ko thể có tính bazo Còn các ion khác, do liên kết H-O hay H-X yếu, nên có 2 phản ứng:

  • tách H+ –> tính axit
  • Nhận H+ vào O hay X –> tính bazo

Còn về lực axit của HSO4- cũng kha khá: nó có thể phản ứng được với các chất như H2SO4 vậy VD: KHSO4 + các kim loại trước H, các oxit bazo, các bazo tan và ko tan, các muối của axit yếu hơn Thậm chí trong dung dịch có NO3-, nó cũng xảy ra phản ứng oxi hóa khử VD: KHSO4 + NaNO3 + Cu –> K2SO4 + Na2SO4 + CuSO4 + NO + H2O