Giải thích tại sao năng lượng liên kết của BF3 là 646 trong khi của NF3 chỉ là 280
Ở BF3 có xuất hiện thêm 1 lk pi cho nhận, không định chỗ. NF3 không có! Cả N và F đều không còn orbital trống. Điều đó cũng giải thích tại sao chỉ tồn tại các BF3, BCl3 mà không có BH3 (cái này thường ở dạng B2H6 - dạng đime của BH3)
:014::014::014::014:em xin bổ sung thêm nguyên nhưng dễ tách H+ như anh nói là do bán kính nguyên tử tăng dần nhưng thiếu rồi anh là các độ sen phủ orbitan giữ H+ và halogen X- với nhau càng ít khi đi từ trên xuống dưới trong 1 chu kì mà độ sen phủ càng nhỏ thì ái lực ( lực hút giữ hai nguyên tử) càng bé thì nó dễ tách nhau ra hay halogen X- và H+
Các em down về theo link sau nhé : Đề : [b]http://www.mediafire.com/download.php?w2bqknintzk[/b] Đáp án : [b]http://www.mediafire.com/download.php?2mzyywnhgjm[/b]
Các em down về theo link sau nhé :
Đề : [b]http://www.mediafire.com/download.php?w2bqknintzk[/b]
Đáp án : http://www.mediafire.com/download.php?2mzyywnhgjm
Khi in các em nhớ chọn “fit to printer margins”.
Đây có thể coi như một bài tổng ôn, và xem xét lại một số vấn đề “nhạy cảm” có thể gặp trong đề thi tuyển sinh năm 2009.
Đa số các câu hỏi và bài tập được trích từ cuốn “HỆ THỐNG CÂU HỎI & BÀI TẬP TN HÓA HỌC THPT THEO CẤU TRÚC ĐỀ THI TUYỂN SINH” Chúc các em có sự chuẩn bị tốt nhất và thành công trong bài thi môn Hóa Học
Flo có độ âm điện chuẩn là 4 hay là 3,98:24h_066:
Chuẩn ở đây phải dựa trên tiêu chí nào chứ. Tùy trường hợp mà ta xét thì dùng các số liệu khác nhau sao cho hợp lý.
Độ̣ âm điện theo thang Pauling lấy F là 4 để tính cho các nguyên tố́ khác. cón theo Mulikel lấy Li là 1 để tính >> F có độ âm điện là 3,98. Theo mình độ âm điện chỉ mang tính tương đối thôi. Giống như nguòi ta gán thế khử của H bằng 0V vậy.
mấy bạn cho mình hỏi trong công thức tính độ tan của 1 chất : S= khối lượng ctan : khối lượng dd thì khối lượng chất tan ở đây là gì? giả sử trong 1 bài toán người ta bắt tính độ tan của 1 muối khi bị hoà tan vào nước mà muối vẫn còn dư thì phần muối còn dư có dc tính vào phần klượng chất tan ko? trả lời giúp mình nhá
Độ tan (S) của một chất là số gam chất đó tan được trong 100g dung môi để tạo thành dung dịch bão hoà ở một nhiệt độ xác định. khi tính ta chỉ dùng khối lượng mà muối đã tan thôi:24h_012:
năm nay em lên lớp 11, các anh chị cho em hỏi về các chuyên đề, nội dung, kiến thức Hóa mà thi HSG 12 cần phải biết, cũng như thi QUốc gia. Các anh chị nói cụ thể từng mục từng phần chi tiết cho em nha, để em có thể tự học từ bây giờ không bị lạc đề, cám ơn các anh chị trước.:24h_012:
Thi HSG lớp 12 sẽ hỏi tất cả các chương trình đã học từ năm lớp 10 đến lớp 12, không giới hạn , tuy nhiên chủ yếu vẫn là ct lớp 11 và 12. Ko có phần nào cụ thể cả, vì thi HSG cái gì người ta cũng hỏi.Nhưng chủ yếu là những câu hỏi đánh lừa, lằng nhằng…và có thể xoay quanh những nội dung sau: Lớp 10:
- Cấu tạo nguyên tử
- Phản ứng oxi hóa khử
- Động hóa học: hằng số cân bằng Lớp 11:
- Điện li: các dạng bài về pH; hằng số axit, bz; phương trình trao đổi ion
- Nitơ: phần này hỏi rất nhiều đặc biệt về HNO3 + kim loại
- HIdrocacbon.
- Tất cả phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức: ancol, phenol, axit… Lớp 12:
- Nếu thi HSG thành phố thì có lẽ chỉ thi toàn bộ phần hợp chất hữu cơ có nhóm chức: este, amin…( vì thi vào khoảng tháng 2,3 j đó )
- Nếu thi đạt HSG thành phố, sẽ được chọn học theo chương trình thi Quốc gia và quốc tế, lúc đó ko chỉ có ct phổ thông, mà còn được học rất nhiều kiến thức ngoài do các thầy cô hướng dẫn.
hình như phần hữu cơ mình còn phải học về cơ chế phản ứng nữa phải ko ta?
Muốn thi HSG thì việc nắm vững cơ chế phản ứng là điều BẮT BUỘC, chứ không có hình như được.
Căn bản chú mày muốn làm đại diện của tỉnh nào, tùy từng tỉnh mà có “cách chơi” phù hợp. Với các tỉnh vùng sâu vùng xa đề thi lập đội tuyển thường không quá khó, đề thi chủ yếu chỉ là nâng cao hơn SGK một chút, nhưng với các tỉnh thành cỡ bự như Đà Nẵng hay Sài Gòn thì đừng có trông gì vào cái gọi là “khung chương trình” cả, đề thi các tỉnh này ra rất móc họng.
Chân thành khuyên chú mày đừng có học tủ, chẳng có trường hợp nào trúng tủ đâu. Tốt nhất là học đến đâu chắc đến đó, chắc từng chương mục một. Và mọi việc bắt đầu từ việc nắm vững sách giáo khoa, nếu như bây giờ chú mày học được cuốn sách giáo khoa Hóa 12, giải đề thi ĐH được tàm tạm thì lúc đó hãy mơ cao. Còn không thì đừng có mất quá nhiều sức vào cuộc chơi “chưa đánh đã thua” này
Cái này là chắc chắn phải cực kì hiểu, ko thể học vẹt đc. Hóa cũng như các môn tự nhiên khác, phải hiểu bản chất thì khi làm bài, người ta đánh lừa kiểu j cũng làm đc. Để hiểu cơ chế các phản ứng hữu cơ, có thể tham khảo quyển sách Tài liệu giáo khoa Hóa chuyên ban 11-12, phần hữu cơ.
mấy anh có bài tâp (có giải thì càng tốt) hay chuyên đề về cái này có thể gửi cho em và mọi ngưiơì cùng học dc hông .Chố em ở Quảng Ninh mua sách về vấn đề này thì hiếm lắm. Thanks mọi người nhiều!!!
vậy thì để em lấy đề ĐH làm thử, vì nói chung là đam mê và thích nữa…cám ơn những lời dặn của anh nha
các bác có ai biết thi chọn hsg của tỉnh diễn ra như thế nào không?,.em năm nay lên 12 mà mù tịt à.ai biết chỉ em với.à mà em làm dề đh đc khoảng 8-9 điểm có ổn không ạ:24h_067:
Tùy tỉnh mà đề nó khác nhau bạn ạ. Theo kinh nghiệm thì bạn phải học thật vững cơ bản như anh Zero nói đó, có căn bản thì mới mong nâng cao được chứ không có " nền" sao mà “xây tháp” cho cao được chứ!! -Đừng quá cố nhồi nhét những thứ có vẻ như cao siêu, học phải hiểu thấu đáo từng vấn đề chứ đừng có làm thật nhiều đề mà cuối cùng làm lại chả được vì không hiểu cái bản chất. -Thường thì đề Tỉnh có rất nhiều phần thi đại học. QG thì nó cao hơn, đòi hỏi vững là điều đầu tiên, sau đó là suy luận nâng cao. -Nên cân bằng giữa vô cơ và hữu cơ vì đa phần rất dễ bị hổng về một phần nào đó, rất đáng tiếc trong khi điểm được chia đều.
- Tóm lại là chỉ cần chăm chỉ và có phương pháp hợp lý thì đã nắm chắc khuyến khích trở lên rồi. PS: Cuốn Tài liệu giáo khoa chuyên cũng nên tùy phần mà học, mấy cái Hóa lượng tử, phổ thì bỏ tay, nên nhớ là không nên ôm đồm. Một vài ý kiến cá nhân thôi!!!
các bạn ơi mình mún tìm các bài tập về chuỗi phản ứng hoá học vô cơ. bạn nào biết bài nào pót len cho minh duoc ko? ai biết sách nào chuyên về loại bài tập này thì chỉ cho mình với, mình dang rất cần. cảm ơn các bạn rất nhiù.
xin lỗi nha néu nói axit dac tạo lớp màng oxit thì mình thấy hơi vô lí,dáng lẽ phải tạo ra muối chứ tại sao lại có õít trong đó