Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Hòa tan hạt I2 vào H2O thì sẽ thu được dung dịch I2 màu đỏ nâu hoặc đỏ. Tùy vào đk thí nghiệm và hệ phản ứng ( vô cơ , hữu cơ, trạng thái…) thì mới kết luận là I2 tồn tại như thế nào chứ. Đâu phải bao giờ phản ứng tạo ra I2 cũng ở dạng rắn nguyên chất!

Em có chút ý kiến. Em nghĩ rằng sự tạo thành oxit kim loại khi tác dụng với axit đặc (HNO3, H2SO4) là không có căn cứ. [O] sẽ lấy từ đâu ra, trong khi “tâm” oxi hóa lại nằm ở S và N trong hai axit như trên? Có ý kiến cho rằng trừ khi xét đến vai trò của oxi trong không khí, vì rất có thể ở trong dung dịch axit lúc này tồn tại một lượng oxi nhỏ nào đó, nó được “hoạt hóa” và có khả năng tương tác với kim loại, sau đó phản ứng với oxit sẽ xảy ra. Tuy nhiên nếu vậy thì KHÍ bay ra được hình thành như thế nào? ( Vô lí ). Cái bachlam đề cập, theo chủ quan của em thì hình như nó có trong các sách Trung Học cơ sở, lưu ý ở đây các tác giả chỉ muốn mở rộng tư duy trừu tượng cho học sinh nên mới có dạng bài tập như thế. (thực tế phải sục oxi liên tục thì mới may ra). Còn nếu như đó là kiến thức của một cuốn sách vô cơ có chất lượng nào đó, xin vui lòng cho biết tên sách, tác giả để tiện tra cứu. Còn về màu đen đó, em cũng đã thực nghiệm thử, và đã thực nghiệm thì lí do theo em nghĩ là do Cu không còn nguyên chất, nó đã có một lớp oxit rất mỏng bao bọc bên ngoài (bằng chứng là Cu tan rất chậm trong H2SO4 đặc, có lẽ vì phải phá vỡ lớp oxit đó trước), và màu đen đó chiếu vào mắt ra có thể do hiệu ứng quang học thông thường thôi!:24h_105: ( có gì xin pm cho em để thảo luận tiếp )

Về chuyện xuất hiện S kết tủa (vàng hơi đen) thì chỉ từ Zn mới có khả năng ấy thôi ( Về lí thuyết ) chứ thực tình em chưa làm bao giờ :020:

Mặc dù phần oxi hóa theo bạn nói là tâm N hay tâm S. Nhưng vai trò của chất oxi hóa chỉ là đưa Cu lên Cu2+, còn Cu2+ tồn tại ở dạng oxit hay muối đâu có liên quan gì đến chất oxi hóa? Trường hợp ở đây mình nghĩ cũng giống như sự thụ động hóa của Fe, Al… với các axit đặc nguội thôi. Nếu mình viết phương trình phản ứng là Cu + NO3- + H2O –> CuO + NO2 + H+ thì có gì sai? Khi mà giả thiết tinh thể CuO bền và bị thụ động trong môi trường axit!

Trước đưa ý kiến thì xin “chỉnh” lại bài viết của anh một chút (gọi anh vì thấy anh about me của anh thể hiện anh đang học đại học). Nếu tạo CuO, và nếu là muối CuSO4trong môi trường axt rất đặc (>80% với H2SO4) thì nó đều không phải là chất tan (chưa xét với tương tác nước của muối) thì chỉ có thể ghi là từ Cu lên Cu+2 mà thôi! Cái thứ hai là “phương trình” : Cu + NO3- + H2O –> CuO + NO2 + H+ Liệu có thể cân bằng được không? ( Theo em là không ) nên giả thuyết đó là không chính xác! Mà ý tưởng của anh giống em ở chỗ có nhắc đến vai trò của CuO, nhưng lưu ý em đã ghi là :“về màu đen đó, em cũng đã thực nghiệm thử, và đã thực nghiệm thì lí do theo em nghĩ là do Cu không còn nguyên chất, nó đã có một lớp oxit rất mỏng bao bọc bên ngoài (bằng chứng là Cu tan rất chậm trong H2SO4 đặc”. Như thế hợp lí hơn chứ ạ, vì anh đã giả thuyết CuO thụ động trong axit đấy thôi. Vả lại “thụ động” ở đây chỉ là tạm thời, vì thực nghiệm nó vẫn tan ra, dù chậm. Có thể kết luận rằng CuO không đủ bền vững trước sự tấn công của axit trong trường hợp này, và tiếp theo sự oxi hóa xảy ra giữa Cu và tâm oxi hóa S(N) xảy ra bình thường! :24h_027: Mà vấn đề này có nhất thiết phải làm rùm cả một box không nhỉ?

Câu1: Nhiệt tạo thành của HF là -268 kj/mol. Tính năng lượng liên kết của HF biết năng lượng liên kết của H2, F2 lần lượt là 436 và 159 (Kj/mol). Mấy pác cho em hỏi năng lượng liên kết là ji ạ? công thức tính như thế nào? Câu2: so sánh độ bền và tính oxi hóa của các ion: ClO-, ClO2-,ClO3-,ClO4-. Giải thích vắn tắt và tìm 2 VD minh họa kết quả so sánh về tính oxi hóa của 4 ion trên. mấy pác jai nhanh jup em nhá_thanks_ :24h_084::sangkhoai:it (

Năng lượng liên kết là năng lượng cần cung cấp để phá vỡ 1 mol phân tử về nguyên tử ở thể khí. Nhiệt tạo thành bằng tổng nlkl kèm hệ số( là cái số cân bằng pt đó) vế trái trừ nlkl kèm hệ số vế phải. Độ bền tăng dần theo chiều bạn nêu và điều đó cho ta tính oxi hóa giảm dần theo chiều đó. vd sgk 10 NC :))

theo mình nghĩ thì độ bền giảm dần và tình oxi hóa tăng dần

:020: Có lẽ anh nhầm lẫn rồi. Về cả lí thuyết lẫn thực nghiệm. Anh suy nghĩ lại thêm chút xem sao ^^

Trong axit đặc thì có thể, với lại em chưa kiểm nghiệm chuyện này bao giờ, nhưng có thể lắm chứ :D:sangkhoai Nhưng mà tinh thể CuO thì cũng chỉ dám nói có lẽ thế :smiley: chứ vì theo những gì em biết thì cái lớp “oxit” bao bộc vẫn chưa đc khám phá thực tế nó là thế nào! ( kiểu cấu tạo ấy, có giả thuyết là “màng oxi” nhưng chưa khẳng định được bằng thực nghiệm).

Cậu không thấy đã trả lời rồi à? Diễn đàn không phải là nơi dâng tận họng tất cả những gì cậu cần đâu. Người ta nêu hướng suy nghĩ, kiến thức cần thiết rồi thì hãy tự chịu động não mà tìm hiểu lấy. Đây là qui tắc chung của diễn đàn học thuật!

:24h_013::020: uhm! nhưng mà tớ suy nghĩ mãi mà ho ra. Mới nhờ mấy you jai jum đó. Thui vậy để mình động não thim!!! ____CẢM ƠN CÂU TRẢ LỜI CỦA MẤY YOU :24h_047::24h_047::24h_047::24h_047::24h_047::24h_047::24h_047::24h_047:

1/2f2 + 1/2h2 = hf -286 = 1/2(436) + 1/2(159) - e(hf) ----> e(hf) = 1/2(436) + 1/2(159) + 286

câuI: dung dịch 0,1M của 1 monoaxit có độ điện li a bằng 5%.Hãy xác định hằng số cân bằng Ka của a xit này.
câuII: phát biểu nào sau đây là đúng:(nhớ giải thik nhe) a) Luộc khoai ở vùng cao sẽ lâu chín hơn vì xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. b) Luộc khoai gần đỉnh núi Everest sẽ mau chín hơn vì nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn. c) nước lỏng có thể đc đun nóng lên ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi của nước nên độ cao ko ảnh hưởng gì. d) Sự sụt giảm áp suất khi lên cao làm cho nước sơi ở nhiệt độ cao hơn nhiều .
:bole (:24h_047::24h_027:

câu 1: monoacid đó được cho là HA có anpha là 0.05 là một mono acid yếu. HA -> H+ + A- Ka = (0.1 x 5%)^2 / 0.1(1-5%) câu 2: “a) Luộc khoai ở vùng cao sẽ lâu chín hơn vì xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn.” là đúng. khi càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm, kéo theo nhiệt độ sôi của nước sẽ giảm so với ở mặt đất (100 độ). vậy luột khoai trên vùng cao, tuy là nước cũng sôi, nhưng nhiệt độ của nước lúc bấy giờ là thấp không đủ sức làm chín khoai. các câu còn lại sai vì trái quy luật của câu a

giúp mình câu này nhá: Nếu cho NH3 và H2O2, Br2 và I2 vào nước Javel thì có phản ứng xảy ra không? Nếu có viết PTPƯ. :danhnguoi:ngap (:24h_047::24h_047:

Cùng mình thảo luận bài này nào!!!:ngap (:24h_047: Có phản ứng A + B —> C .Biết rằng nếu nồng độ ban đầu của chất A là 0,01M, của chất B là 0,002M thì sau 25 phút lượng chất C hình thành là 10% khối lượng của hỗn hợp. Nếu nồng độ của chất A vẫn như cũ, nồng độ của chất B là 0,01M thì sau bao lâu lượng chất C thu dược cũng là 10%?
:24h_047::24h_047::24h_047:

PCl5 phân li theo phương trình: PCl5(k) <—> PCl3(k) + Cl2(k). Cho n mol PCl5 vào một bình kín (không có không khí). Hệ lúc cân bằng có áp suất P, nhiệt độ 500K, độ phân li a Câu hỏi: a)Thiết lập mối liên hệ giữa hằng số cân bằng Kp với n,a,p. b)Ở 500K, Kp= 1/3 Tính độ phân li của PCl5 ở áp suất 1atm và 8atm. Các kết quả đó có phù hợp với nguyên lí chuyển dịch cân bằng không?
__mọi người cùng tích cực thảo luận nhé:it (

Các bạn giúp mình vấn đề này với! Mình gặp bài toán: “Xác định các tính chất của hơi nước bão hòa ở các áp suất khác nhau ở: 4 bars, 12 bars, 25 bars, 45 bars”. Mong được mấy bạn giúp đỡ.

ai bik sơ đồ đường chéo có thể giúp em với cần gấp chuẩn bị thi rùi

Dung dịch đường chéo áp dụng cho tính nồng độ phần trăm : dd1 : C1% …/ C2 - C3 / (m dd1 ) …dd3:C3%
dd2 : C2%…/ C1 - C3 / (m dd2) => mdd1 : mdd2 = /C2-C3/ : /C1-C3/