có phải là cacbon nguyên chất không anh
ối! Thế thì thi làm sao… Làm ơn ai biết chỉ giùm với. Biết mỗi vài ý chính, VD nguyến tố Na tan đc hết này… Chán thật! Vẫn mong có ai giúp mình cải thiện…
Không cacbon nguyên chất thì cacbon gì =.=
Những chất hữu cơ phân tử lớn khi cháy khó mà hoàn toàn. Ngay như C6H6 thôi, cháy cũng tạo muội than :sangkhoai
có thể làm gì với đống cacbon này hả anh
Trong hiện tượng ăn mòn điện hóa, cặp kim loại nào sau sẽ bị ăn mòn nhanh nhất, chậm nhất? Giải thích tại sao? a. Al - Cu b. Al - Zn c. Al - Ag d. Al - Sn
Cho một thanh Al tiếp xúc với một thanh Zn trong d.dịch HCl, sẽ quan sát được hiện tượng gì? Giải thích.
A. Thanh Al tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Zn
B. Thanh Zn tan, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al
C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí H2 thoát ra từ cả 2 thanh.
D. Thanh Al tan trước, bọt khí H2 thoát ra từ thanh Al
:24h_058: bạn quốc bảo cẩn thận. Bạn nên tỉm hiểu phản ứng sẽ xảy ra như thế nào trước rồi hãy đi thực hiện nếu không sẽ rất nguy hiểm . Bạn nên hỏi ý kiến của thầy cô trước và đọc tài liệu trước khi làm :24h_084:.
các bạn cho mình hỏi là paraphin có CTHH là gì .Và vì sao khi đốt thành một chất lỏng ,sau đó nó tự bốc cháy mạnh .Paraphin có phản ứng với CH3COOH không ,nhưng khi đốt nó bắn ra nhiều hạt vật chất .Cuối cùng ra một chất rắn không tan trong nước .
pư Ag+ + Fe2+ —>Fe3+ + Ag còn phụ thuộc vào nồng độ của Ag+ có đủ lớn để oxy hóa Fe2+ thành Fe3+ được :24h_013::24h_013::24h_027:
sau khi bạn tách đc MnO2 bằng cách cho vào nước .bạn cho MnO2 t/d HCl thu đc Mn2+ tiếp tục cho pư với NaOH tạo Mn(OH)2 nhiệt phân hoàn toàn thu đc MnO dễ thui ma ! :24h_027::24h_027:
thi bạn cứ đọc theo gốc axit là đc mà .vd _muối phôt phát ko tan trừ Na3PO4 và K3PO4 … :rockon (:rockon (:24h_027:
bổ sung nữa: Hình học của phân tử nước
Phân tử nướcPhân tử nước bao gồm hai nguyên tử hiđrô và một nguyên tử ôxy. Về mặt hình học thì phân tử nước có góc liên kết là 104,45°. Do các cặp điện tử tự do chiếm nhiều chỗ nên góc này sai lệch đi so với góc lý tưởng của hình tứ diện. Chiều dài của liên kết O-H là 96,84 picômét
ôi bạn ơi .thí nghiệm thì lấy đâu ra HCl .Nếu có thì hay biết mấy
Mình cũng có một số lưu ý khi học bảng tính tan (chỉ dùng cho chương trình phổ thông thôi nhe): HY vọng là có thể bạn dùng đươc -Tât cả các muối có chứa ion: NO3-; CH3COO-, NO2-; muối chứa cation kim loại kiềm, muối amoni đều tan. -Hầu hết các muối chứa ion halogenua đều tan trừ : AgX (X từ Cl–> I), PbX2 là ít tan -Hầu hết các muối (SO4)2- đều tan chỉ trừ BaSO4, BbSO4 không tan, và CaSO4, AgSO4 ít tan. -Hầu hết các muối chứa ion S2-; (PO4)2-, (CO3)2-; (SiO3)2- đều ít tan học không tồn tại. -Hầu hết các hidroxit đều ít tan hoặc không tan trừ nhóm kim loại kiềm, kiềm thổ và amoni.
Chú ý cũng chỉ mang tính tương đối thôi. Tuy nhiên rất hữu ích trong giải hóa phổ thông. Chúc bạn học tốt.
Câu 1: Thật ra khả năng ăn mòn điện hóa của các cặp điện cực phụ thuộc chủ yếu vào: Suất điện động của pin điện tạo thành giữa 2 điện cực; diện tích tiếp xúc; hoạt độ của ion dẫn trong dung dịch. Do bạn ko nói rỏ các yếu tố còn lại nên theo mình bài này cặp Al-Ag là mạnh nhất vì E0 chuẩn lớn nhất.
Câu 2: Đáp án A. Vì Al có tính khử yếu hơn nên thể hiện tính khử, bị tan ra thành ion Al3+, còn tại thanh Zn thì H+ sẽ nhận e để tạo thành H2, vì vậy khí thoát ra tại thanh Zn.
Chúc bạn thành công.
đây là những các nhận biết do em đọc trên sách và đc các anh chị chỉ nên cho phép em tổng hợp lại để các anh chị cần sử dụng dể tìm kiếm .
- trạng thái, màu sắc của các đơn chất và hợp chất : Cr(OH)2: Vàng Cr(OH)3:Xanh K2Cr2O7: đỏ da cam Zn: trắng hơi xanh Zn(OH)2: kết tủa trắng Hg:Lỏng, trắng bạc HgO:vàng hoặc đỏ Mn:trắng bạc MnO: xám lục nhạt MnS:hồng nhạt ( để dể biết nó là màu hồng thit) MnO2:màu đen H2S: khí không màu mùi trứng thối SO2: khí không màu mùi hắc SO3: lỏng, không màu, sôi 45độ C Br2: lỏng nâu đỏ hay vàng nâu I2: tím , rắn , có hiện tượng thăng hoa CdS: kết tủa vàng HgS: kết tủa đỏ AgF: tan AgI :kết tủa vàng đậm CuS,FeS, NiS, PbS… kết tủa đen
to be continous … nhớ cho em cái thanks nếu thấy hay nha !
C: rắn đen ở nhiều dạng thù hình S: rắn vàng P: rắn , trắng , đỏ , đen Fe: trắng xám FeO: rắn đen Fe3O4:rắn đen Fe2O3: nâu đỏ Fe(OH)2:rắn trắng xanh hay xanh rêu Fe(OH)3:rắn màu nâu đỏ Cu: rắn đỏ Cu2O:rắn da cam hay đỏ CuO: rắn màu đen Cu(OH)2:xanh CuCl2,Cu(NO3)2…Cu2+ và muối ngậm nước của Cu : xanh CuSO4:khan trắng - CuSO4.5H2O:xanh FeCl3: vàng CrO:rắn đen Cr2O3 rắn xanh thẫm AgCl: kết tủa trắng AgBr: kết tủa vằng nhạt HgI2: đỏ CrO3: rắn đỏ thẩm.
và còn nữa
Ai có làm ơn cho mình xin bảng màu của các muối Silicate với
Cảm ơn nhiều!
Cái này mình cũng đã gặp rồi, khi cho kim loại Cu tác dụng với acid H2SO4 hay HNO3 đặc nóng thì đầu tiên các mảnh kim loại Cu sẽ hóa đen trước và rất khó tan, sau đó đun lâu hơn các mảnh đen sẽ tan và cho dung dịch màu xanh đặc trưng của nguyên tố Cu. Mình tra lại một sách về kim loại tác dụng với acid có tính oxi hóa bởi anion của acid thì thấy người ta viết 2 phản ứng thay vì 1 phản ứng mà mình vẫn hay viết. Phản ừng đầu tiên là phản ứng oxi hóa Cu bởi acid thành CuO cùng sản phẩm khử của acid với nước và phản ứng thứ hai là phản ứng acid-bazo giữa CuO và acid tạo ra muối và nước. Nếu cộng gộp 2 phản ứng này lại sẽ được phản ứng với hệ số cân bằng giống với phản ứng tổng mà mình hay viết (chỉ 1 phản ứng). Khi viết 2 phản ứng, mình sẽ thấy được tương tự như cơ chế và cũng đúng với thực nghiệm (màu đen là CuO).
I2 là chất rắn màu tím, nhưng tại sao bọn em làm TN lại được dd màu đỏ? Có phải do I2 khuyếch tán trong nước nên mới thế?