Các bạn làm thử xem… Thêm mấy bài nữa nha: Bài 2: " Khi cho bột iôt mịn vào HNO3 đậm đặc nóng thì thấy giải phóng khí NO2. Sau một thời gian phản ứng kết thúc và khí ngừng thoát ra. Làm lạnh dung dich thu được hợp chất rắn màu trắng A kết tủa. Khi nung, A phân hủy theo nhiều bước. Tại 200 độ C nó loại nước (giảm 5.11% khối lượng) còn lại chất rắn B màu trắng. Nung tiếp B, B nóng chảy đồng thời phân hủy thành đơn chất tịa khoảng 300 độ C. Khí nâu tím thoát ra sẽ ngưng tụ khi làm lạnh, đồng thời cũng thoát ra một khí không màu giúp cho sự cháy. Tinh thể ngưng tụ có m=72,17% chất A ban đầu . Chất B có khả năng õi hóa CO ngay ở nhiệt độ phòng. Phản ứng gây ra sự chuyển màu tinh thể từ trắng sang tím, nhờ đó giúp có thể phát hiện CO trong không khí… Chất C có thể được tổng hợp bằng cách oix hóa mãnh liệt A( với Cl2 chẳn hạn). A và C chứa cùng các nguyên tố nhưng C bị phân hủy ở nhiệt độ thấp hơn( các sản phẩm phân hủy giống nhau) . Khối lượng nước bằng 19.74% khối lượng C ban đầu , còn khí giúp duy trì sự cháy bằng 24.56% khối lượng C ban đầu. Xác định các chất A,B,C và viết ptpư xảy ra."
Toán hóa thì hầu như sự sáng tạo và “thả” trí tưởng tượng bay cao bay xa bị hạn chế đến dã man và thường phải đủ kinh nghiệm mà đoán được dụng ý của người ra đề thôi. Có rất nhiều bài đánh đố tuy nhiên nó không giúp ta học được gì nhiều. Nhưng việc tạo ra topic này cũng khá hay, hi vọng các bạn trong diễn đàn ta sẽ ủng hộ và cùng nhau học hỏi. Còn với tớ thì “đã qua rồi thời chinh chiến”, thi cử cũng đã mệt rồi. Bản thân tớ là học sinh chuyên hóa và chẳng mấy có hứng thú với toán hóa, vì nó là phần dễ nhất!!! Bạn đưa ra mấy bài đó, mình đọc qua là biết nó nằm ở đâu rồi, nên mình sẽ chỉ xin quan sát box này thôi! Mọi người vào chơi đi chứ ^^
Thế àh. Mình có thể làm quen với bạn ko? :gaucon( bạn có thể cho mình số điện thoại liên lạc ko? Các bạn vào ủng hộ topic củ mình với chứ…:24h_021: Các bạn sẽ thấy được cái hay từ việc tư duy toán hóa vô cơ… :24h_030: Cố lên nào…
:010:ai cho em bit thế nào là chất phân cực hay ko phân cực nha tại sao các chất phân cực hoặc ko phân cực tan tốt trong nhau và tại sao hai chất phân cực và ko phân cực lại ko tan được trong nhau
Chất phân cực và không phân cực theo mình biết thì chủ yếu dựa vào độ âm điện của chúng.HÌnh như bạn nhầm thì phải hai chất phân cực tan tốt với nhau chứ .Ví dụ như nước và muối ăn chẳng hạn.Chất càng phân cực thì đầu âm của thằng này hút đầu dương của thằng kia .Vậy thui.
cho mình hỏi tí nếu muốn nước nhanh sôi thì mình cho muối vào nước ah? taị sao thế?
Theo mình thì không phải cho muối vào để nước nhanh sôi hơn đâu, mà mục đích là nâng nhiệt độ sôi lên mà thôi, vì dung dịch muối có nhiệt độ sôi cao hơn nước. tương tự nước đá có nhiệt độ 0C, khi cho thêm muối vào chúng ta có thể hạ xuống âm độ. Thân!
Trong nước luôn tồn tại một lượng khí(O, N…vv).Bản chất của hiện tượng sôi của một dung dịch là giải phóng những khí bị hấp thụ ở trong nó. khi đun sôi những khí đó bị tách ra khỏi các phân tử nước và tạo thành những bọt khí bay lên, nhưng khi bạn cho muối vào thì dung dịch muối kết hợp với các khí mạnh hơn… Do đó để đạt được hiện tượng sôi thì dung dịch phải đạt được nhiệt độ cao hơn… Nếu bạn muốn nước nhanh sôi hơn thì bạn có thể tìm một nơi mà áp suất môi trường thấp hơn so với bình thường ( VD: lên đỉnh Everest…)
Đây có lẽ là cách giải thích mới về hiện tượng sôi?!! Hiên tượng nước sôi tức là nước hóa hơi trong lòng chất lỏng, dẫn đến hình thành bọt khí và “sôi”. Khi cho muối vào thì làm giảm số phân tử nước trên bề mặt thoáng nên cần phải tăng nhiệt độ cao hơn nữa để áp suất hơi bão hòa bằng với áp suất bên ngoài.
Phần lớn các chất rắn khi nóng chảy có kèm theo sự tăng thể tích, còn khi đông đặc thì giảm thể tích do khoảng hở giữa các phân tử các chất tăng lên khi nóng chảy hoặc giảm lại khi đông đặc. Tuy nhiên, có một số ít chất đặc biệt như đồng, gang, nước lại tăng thể tích khi đông đặc.
Trường hợp của nước rất đặc biệt. Các phép đo chính xác cho thấy cứ 100 cm3 nước khi đông đặc ở 0oC sẽ cho 109 cm3 nước đá. Như vậy, khi nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn thì thể tích tăng lên thông thường thêm 9%. Điều này cũng lý giải cho các hiện tượng bị vỡ đường ống dẫn nước ở các vùng bị băng tuyết khi nhiệt độ xuống quá thấp, đột ngột. Chai nước để trong ngăn đá cũng có lúc bị vỡ. vậy khi nước đóng thành băng, lúc đó thể tích nước tăng lên và gây ra những lực rất lớn.
Biết là như vậy nhưng bạn có thể giải thích tại sao khi nước đông đạc thể tích của nó lại tăng lên? Nhiệt độ đông đặc lại giảm xuống?
:24h_122:
hihi chào bạn mình giải thích tạm chấp nhận như vầy nha, mọi người sẽ giải thích giúp bạn rỏ hơn ở trạng thái lỏng, cấu trúc của nước sắp xếp với nhau sao cho logic và chặc chẽ nhất, khi đông đặt, chúng không “co” lại như chất thông thường, mà các phân tử nước sắp xếp lại một cách hỗn độn, không theo trật tự cú pháp nào cả vì vậy…
Hì theo yến mới tìm hiểu thì H2O có đặc tính rất đặc biệt mà không có bất kì chất nào có được. đó là : -Dưới áp suất bình thường nước có khối lượng riêng (tỷ trọng) cao nhất là ở 4°C: 1 g/cm³ vì nước vẫn tiếp tục giãn nở khi nhiệt độ giảm xuống dưới 4°C. -Với nhiệt độ trên 4°C, nước có đặc tính giống mọi vật khác là nóng nở, lạnh co. -Với nhiệt độ dưới 4°C, nước lại lạnh nở, nóng co. Điều này giải thích được rằng khi nước đông lại thể tích của nó sẽ tăng lên. Hjhj và đây là hình ảnh phân tử H2O rời xa ra để tạo lien kết lục giác mở khi đông lạnh dưới 4°C. kì quá ah sao yến coppy hình đó vào không được ai đó chỉ giúp nha:24h_008:
ta có tách H2 ra khỏi 2 chất kia bằng cách.cho 3 khí đó vào chưng cất,sau đó đem phân đoạn,roi nén lỏng 3 khí đó ,roi đun sôi,vì H2 có nhiệt độ sôi rất bé nên tức thì sẽ bay hơi và như thế ta có thể thu dc H2.nhưng đây là cách điều chế với khối lượng lớn,chỉ sử dụng trong công nghiệp…chúc bạn học tốt…
vì sao nước lỏng lại có khối lượng riêng lớn hơn nước rắn(nước đá)…giúp mình với nghe…
công thức tính như sau: d=m/v mà bạn biết đấy, khi đóng băng, nước tăng thể tích (trathanh đã viết bài này rùi mình vô tình đọc thấy) so với dạng lỏng. v tăng kéo theo d nhỏ thân!
Bài 1 ở trên thì có trong tuyển tập đề thi các nước của Hội Hoá học mà. Hình như A là Ca còn B là Mn. Nói chung bài đó cũng hay Bài 2 thì I2 + HNO3 -> INO3 + NO2 + H2O…
A là INO3.nH2O B là I2O5.
A cũng có thể là HIO3? C là HIO4?
Cho mình hỏi 2 bài toán này nhé: 1)Ở 820oC có các cân bằng: C(r) + CO2=2CO K1=0.5 H2 + CO2=H2O + CO K2=1 Một bình chân không dung tích 22.4 l được giữ ở 820oC, cho vào bình 1 mol mỗi chất C,CO2,H2. Hãy tính thành phần của hệ lúc cân bằng!!! (Sorry các bạn vì ko cho bik rõ K ở đây là Kp hay Kc, tại đề mình làm ko ghi rõ) :24h_028:
2)Dung dịch A thu được khi trộn 10ml NH3 0.2M với 10ml hỗn hợp AgNO3 0.01M và HNO3 0.2M Dung dịch B thu được khi trộn 10ml AgNO3 0.01M và 10ml HNO3 0.2M với 20ml NH3.pH dung dịch B=9 a) Tính pH dung dịch A b)Nhúng điện cực Ag vào dung dịch A và dung dịch B rồi ghép thành pin.Biểu diễn sơ đồ pin,viết ptpư xảy ra tại mỗi điện cực và pư tổng quát khi pin hoạt động c)Biết Epin=0.262V.Tính hằng số cân bằng tạo phức theo pư: Ag+ + 2NH3=Ag(NH3)2+ Nếu coi trong dung dịch B chỉ có 1 phức duy nhất Ag(NH3)2+ được tạo thành
Các bạn giúp mình nhanh nhá!!!Mai mình thi rồi!!! :24h_048:
Hồi lâu mình đã viết bài này gửi cho Cyberchem - CLB học thuật Khoa Hóa - HCMUS. Hôm nay lục lại trong chemvn thì không thấy, có lẽ đã bị mất. Do vậy mình gửi lại ở dạng file pdf cho những bạn nào quan tâm. Thân
Admin: ChemVN không dính dáng gì đến CyberChem cả. :24h_015:
To Vo_Djch_Hoa: Rất mong được làm quen thậm chí là bạn thân với bạn ^^. nick của mình là mot_hoa_ham_tien. To NguyenQuangTrung: Bài 1 bạn nói như vậy thì mình pó chíu ^^ Bài 2 bạn ko cho các giá trị chi cả nên mình tự chọn KbNH3=4,76. Eo(Ag=/Ag)=0.799V a/pH dd A. Ta có [NH3]=0.2/2=0.1M; [H+]=0.1M;[Ag+]=0.005(M). Dễ thấy NH3 tác dụng hết H+ ra NH4+(0.1M) xét cb: NH4+ = NH3 + H+ 10^-9,24–>[H+]=7.59.10^-6->pH=5.12 b/ Với ddB pH=9 tức dd còn NH3 dư, H+ và Ag+ hết ->[NH4+]=[H+]=0.2/4=0.05(M); [Ag(NH3)2+]=[Ag+]=2.5.10^-3(M) và NH3 + H2O –> NH4+ + OH- 10^-4.76 với [OH-]=10^-5–>[NH3]=0.02877M Mặt khác E(A)=0.799+0.0592lg0.005=0.6628V->E(B)=0.4008V->[Ag(B)]=1,88.10^-7 –>K=[Ag+][NH3]^2/[Ag(NH3)2+]=10^-7.22. Thân!