Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Al và Fe bị thụ động hoá là do tạo lớp oxit sắt và nhôm bền vững với H2SO4 đặc nguội hay HNO3 đặc nguội. Vậy cho em hỏi điều ngược lại thực tế thì ocid sắt như FeO có tác dụng được với H2SO4 đặc nguội hay không, dạng tồn tại của nó như thế nào?:012:

Nhiệt độ của hơi nước tỷ lệ thuận với áp suất của nó. Khi ngưng tụ nó tỏa ra nhiệt lượng gọi là ẩn nhiệt ngưng tụ (chính bằng ẩn nhiệt hóa hơi). Đây chính là nguyên tắc của các thiết bị trao đổi nhiệt bằng hơi nước.

Bổ túc phản ứng Fe (nóng đỏ) +O2—>A A+HCl —> B+C+H2O B+NaOH —> D+G C+NaOH —> E D+?+?—> E

E-(t0)–> F

Fe3O4 ; FeCl2 ; FeCl3 ; Fe(OH)2 ; Fe(OH)3 ; O2 ; H2O ; Fe2O3 :nhau (

lạ thật trên kia đề chỉ cho có từ A–>G mà bạn cho 8 chất là sao? bạn viết rõ các chất dùm mình với:24h_001:

bạn ấy nòi đúng rồi A;Fe3O4 B;FeCl2 C;FeCl3 D;Fe(OH)2 G;NaCl E;Fe(OH)3 ?? la H2O va O2 F;Fe2O3

Đúng là có 9 chỗ cần điền (xấu hổ quá ra đề mà đếm thiếu) nhưng mà ý mình muốn hỏi là cái PƯ C+NaOH—>E:24h_001:

Ag không bị oxi hóa trong không khí vì không td voi o2 nhưng nó lai td voi o3(ozon)

cho Cr3+ tac dung voi 1 chat oxi hoa, kái thằng í xuống thì Cr lên, tùy môi trường mà vít sản phẩm vì ngừoi ta ko vit dang Cr +6 mà thường viết Cr+6 ở dạng CrO4 2- hoặc là Cr2O7 2-, môi trường kiềm là CrO4 2-, môi trường axit là Cr2O7 2-

cốc 2 H2 thoát ra nhiều hơn vì trong cốc 2 xảy ra ăn mòn điện hoá, tốc độ nhanh hơn ăn mòn hóa học:quyet (:24h_067:

nhân tiện nói về tính oxi hóa và phi kim cũng cho minh hỏi lun là tại sao đi theo chiều từ HClO –> HClO4 tinh oxi hóa lại giảm rõ ràng Cl+5 thì phải có xu hướng nhận e để mà xuống chứ nhở:03:

khi C tao ra E thi minh xac dinh dc la Fe(OH)3 VI san pham o phan ung 2 cho ra B ,C ta dang phan van ko biet B,C la chat nao trong 2 chat la FeCl2 hayFeCl3 ma o phan ung 4,5 thj tao ra,E,D. mat khac Dco the tao raE nen minh cop the lam duoc ke qua nhu vay ban hju chua ???

Theo tôi biết thì có nhiều giả thuyết giải thích về sự thụ động của Al và Fe trong H2SO4, HNO3 đặc nguội. Song đa số giả thuyết đều cho rằng có sự tạo thành lớp oxit với kiểu cấu trúc đặc biệt bảo vệ Al, fe không bị oxh trong 2 axit trên. Còn với các oxit như FeO thì khi tiếp xúc với các axit này thì chúng đều bị hòa tan như các oxit baz thông thường khác.

Các bạn hoặc các anh chị ơi giúp mình việc bày với. Thầy mình có cho một câu này o biết giải ai biết chỉ nha cảm ơn nhiều. Cho hỗn hợp 2 muối AgCl và AgBr làm cách nào để tách AgCl và ABr ra bằng những chất có thể dùng được trong phòng thí nghiệm.:4::4::4:

:24h_031: chào các bạn. Tớ tên là Hoàng và hiện là thành viên của một lớp chuyên hóa. Hiện Tại tớ sở hữu những bài vô cơ cấp quốc gia và quốc tế, tớ rất muốn thảo luận chia sẽ với mọi người nên tớ đã lập topic này mong mọi người ủng hộ tớ.:24h_031::24h_031: Ai yêu toán hóa xin hãy nhiệt liệt giúp topic ngày càng phát triển… Các bạn có thể liên hệ với tớ theo số điện thoại 01668621201… Mong nhân được sự giúp đỡ của các bạn…:noel7 (:noel7 (:noel7 (

Theo mình biết thì các đề hóa học quốc gia hay quốc tế rất ngại chạm đến những bài toán hoá, có chăng cũng chỉ là những câu để “xóa đói giảm nghèo” và thường nó không khó khăn gì để giải quyết! Không biết bạn kiếm nguồn toán hóa đề quốc tế ở đâu ra, theo như mình quan sát thì các năm chẳng có bài toán hóa nào cả :smiley: (Có lơ đễnh thì xin bỏ qua). Còn nếu đề cập đến lý thuyết hóa học thì đó là một khoảng trời mênh mông đó bạn à, nếu tiện thì cứ nêu vấn đề, các thành viên cùng nhau thảo luận cũng thú vị.

Nhưng lưu ý bạn nên tìm lại những bài viết mà số views với reply “khổng lồ” ngày xưa nhé, nó đã có cả một cái “kho” câu hỏi hay trong ấy ^^ Chú vui

Bạn à đúng ra thì ở các đấu trường tầm cỡ quốc gia và quốc tế thì rất ít khi đụng chạm đến các bài toán hóa vô cơ. Nhưng ở đây-topic này tớ muốn giới thiệu để các bạn thảo luận về các bài toán hóa vô cơ “hay và khó” dùng cho các bạn luyện trí thông minh “tư duy và sáng tạo”…:bachma ( Chẳng hạn như bài toán sau: " 83.3(g) một hỗn hợp hai nitrat A(NO3)2 và B(NO3)2 (A là kim loại kiềm thổ còn B là kim loại d) được nung tới tạo thành những oxit. Thể tích của hỗn hơp khí thu được gồm NO2 và 02 là 26.281(tại 0^C và 1 atm). Sau khi cho hỗn hợp khi này qua dung dịch NaOH dư thì thể tích của hỗn hơp khí giảm 6 lần. A và B là những kim loại nào? Tính thành phần của hỗn hợp nitrat. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Nếu nung ở nhiệt độ cao hơn nữa thì có thể thu được những muối gì? " Bạn nghĩ sao về bài toán trên hãy thử giải nó… Đây là một trong những bài toán của mình tuyển tập… Nó chưa phải là dạng khó đâu - trong tuyển tập của mình… Các bạn làm nha… Đáp án và thảo luận sẽ được bắt đầu vào 3h ngày 20/3:24h_021:

theo minh thi nen dung NH3(NH4Cl+NaOH) vi chi co AgCl tan dc con AgBr ko tan—>tach AgBr,sau do cho axit vao thu AgCl.ok

cách giải thich trên theo mình vẫn còn thiếu. Cu bám trên Zn tạo pin điện hoá thì đúng,wá trình nhưòng e cũng đúng nhưng thực chất Zn pu với HCl cũng là wá trình nhưòng e,pin điện hoá cũng là wá trình nhường e,hon thế nữa khi Cu bam trên Zn ngăn cản sự tiếp xúc của Zn, bọt khí sinh ra cũng bám vào bề mặt kloại ngăn cản sự tiếp xúc giữa kloại và HCl vậy thì tại sao pu lại nhanh hơn? Theo mình(cũng chưa chắc)việc tạo pin điện hoá trong TH này có thể làm pu nhanh hơn bởi vì: +cả 2 TH Zn đều pu với HCl +TH2:lớp Cu bám ngoài bề mặt Zn ko đồng đều dẫn tới làm bề mặt KL gồ ghề ko bằng phẳng —>khí bám vào dễ thoát ra hơn(hiện tượng vật li)—>H+ sẽ txúc với e nhìêu và dễ hơn—>bọt khí thoát ra nhiều và mịn hơn(nhỏ hơn)—>pu nhanh hơn

Đây là bài toán khá quen thuộc, nguyên dạng của nó là tách AgCl, AgBr và AgI. Để tách ta sử dụng NH3 như bạn hoang đã nêu AgCl + NH3 <-> [Ag(NH3)2]Cl có K=0.018 AgBr + NH3 <-> [Ag(NH3)2]Br có K=0.00005 AgI + NH3 <-> [Ag(NH3)2]I có K=0.0000000083

Như vậy AgCl tan được trong NH3, AgBr tan 1 phần và AgI không tan. Cứ làm từng phần một sẽ tách được 3 thằng này ra thôi :bachma (