Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

bạn dựa trên độ bền của các ion âm liên hợp ấy. bán kính Te> Se> S do đó nếu các nguyên tử này tích điện âm thì HS- kém bền nhất, kế đó là HSe- và rồi HTe-, –> tính axit tỉ lệ thuận vs độ bền ion âm liên hợp này.

Với các axit có oxi, điện tích âm của ion âm ko còn nằm trên S,Se,Te nữa mà là nằm luân phiên trên các oxi. Do đó, nguyên tử trung tâm càng âm điện, càng hút e của oxi làm tăng độ bền ion âm đó. ta thấy HSO4- bền hơn HSe- bền hơn HTe- –> tính axit ngược lại là đúng rồi.

Hi vọng cách lý giải này chuẩn :010:

Để bữa sau em post đề lên lun, giờ cho em hỏi:HF có liên kết hidro là không bàn cãi nhưng theo SGK thì HCl không có liên kết hidro trong khi em tham khảo thêm nhiều sách khác thì rõ ràng HCl có liên kết hidro và còn nói các nguyên tố có thể tạo liên kết hidro là F,Cl,N,O. Vậy rốt cuộc là HCl có liên kết hidro hay không và nếu có thì tại sao nó lại có nhiệt độ sôi thấp hơn của HBr,HI những chất không có liên kết hidro?Thanks !!!

HCl của bạn phân ly gần như hoàn toàn thì ko có lk hidro đâu.

Do đó so sánh với 3 đứa còn lại chỉ dùng M để so sánh thôi.

Clo đúng là có tạo lk hydro yếu, nhưng là ở trong những hợp chất kém phân ly hydro, chứ như HCl, hidro bay đi mất rồi còn đâu mà lk hydro :smiley:

cho mìh hỏi là p.ứ nì tạo ra chất j I2 + Cl2 + H20 và I2 + Br2 + H20 giúp mìh nha. cám ơn trước

vì B và Al đều thuộc nhóm IIIA nen hợp chất của nó thiếu cặp e nên có khả năng nhị hợp BF3 vì F không lớn hơn B nên khả năng nhị hợp còn Cl lớn hơn nhiều cản trở sự nhị hợp. CÒn nguyên tử Al có thể tích lớn nên khả năng nhị hợp 2 phân tử với hợp chất của nó với Cl và I :bole (

Tùy vào số mol CO2 và NaOH có sản phẩm NaHCO3, NàCO3 hay cả hai.

NO2: cho ra NaNO2 + NaNO3 + H2O (nếu quá trình phản ứng không có oxi)

No No, câu trả lời nằm ở bán kính nguyên tử trung tâm. Bo nhỏ hơn so với Al, do đó nếu tạo thêm liên kết với Cl,Br hay I là khó so với Al. Ta tưởng tượng như bề mặt của Bo ko đủ chỗ cho 4 nguyên tử Clo hay Br, I.

sorry =.= chưa đọc bài bạn bên trên, viết xong đọc lại thấy giống y hệt :)) :24h_058:

Để chứng minh tốt nhất là làm như sau:

  • Nếu dùng pư với Kloai thì chỉ nói chung chung: Flo oxh tất cả các KL, Clo oxh hầu hết KL,…
  • Nên dùng pư với H2 vì điều kiện và hiện tượng đều rõ và dễ nhớ.
  • Hoặc cũng có thể sd pư với nước cũng giống với H2.

chuyên đề 1: cấu tạo nguyên tử tác giả : Phạm Đức Bình [HIDE]http://www.mediafire.com/?yyugjinztmm[/HIDE]

Các bác cho mình hỏi nhá:Lần trước mình có làm thí nghiệm trong lab,có thấy 1 lọ chứa Fe(OH)3,mình bèn lấy 1 ít cho vào ống nghiệm chứa 1 ít dd HCl đặc,nhưng mình lắc mãi mà ko thấy Fe(OH)3 tan,các bác cho mình hỏi vì sao???:24h_074:

:24h_120: Nếu cả đám bạn cho vào ko tan tí nào thì là dán nhầm nhãn, còn nếu tan gần hết còn sót lại 1 ít thì là lẫn tạp chất :nhau (

bạn ơi bạn nên xem lại hạn sử dụng của các hóa chất.Vì sau một thời gian rất có thể hóa chất bị hỏng

Bạn chưa xem sách giáo khoa àh, cái này có mà tương tự như Br2 + Cl2+ H20. PTHH: I2 +5Cl2 + 6H2O = 10HCl + 2HIO3 I2 + 5Br2 + 6H2O = 10HBr + 2HIO3

Về câu hỏi tính aixt của bạn thì mình thấy đối với axit có oxi mình có thể lí giải như sau.Nguyên tử trung tâm của H2SO4 là S hút e của các nguyên tử O xung quanh,khiến ohân tử có tính phân tử.Hido trong gốc oxit dễ bị tách ra khỏi nguyên tử nên tính axit mạnh.Đi từ trên xuống ưới ở nhóm VI độ âm điện giảm nên lực hút o của các nguyên tử giảm nên tính axit giảm dần. Đây chỉ là í kiến của mình,hi vọng đúng!!!:4:

cho 11,36 g hỗn hợp Feo,Fe,Fe2O3,Fe3O4 phản ứng hết với dung dich HNO3 laongx dư thì thu được 1.344 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất,đktc) và dung dịch x.Dung dịch X có thể hào tan được tố đa 12.88 g Fe.Số mol HNO3 ban đầu là bao nhiêu A 0.64 B 0.94 C 0.88 D 1.04 cần gấp :24h_054::24h_054::24h_054::24h_054:

Mình có một số thắc mắc về Halogen mong mọi người giải đáp:

  1. Có thể điều chế Cl2 (Br2, I2) theo ptpư: MnO2 + HCL -> MnCl2 + Cl2 + H2O K2Cr2O7 + HCL -> KCl + CrCl3 + Cl2 + H2O Tại sao không thể điều chế F2 theo pt trên?
  2. Cl2 + 2NaBr -> 2NaCl + Br2 NaCl trong PT trên là muối khan or dung dịch? Br2 (I2) tạo thành trong pt trên là chất khí or lỏng? Các bạn giải thích giúp mình trong phạm vi lớp 10 thôi nhé. Nếu các bạn có những bt chuỗi PƯ của Halogen thì post lên cho mình nhé. Tháng sau là minh đi thi HSG rồi :smiley:

Câu 1 : F2 là thằng ôxi hóa đầu bảng, MnO2/H+ với Cr2O72-/ H+ còn phải gọi nó là đại ca :24h_007: Thích thì nó cho MnO2 thành MnO4- luôn :))

Câu 2 : phản ứng đẩy trong dung dịch, sục khí clo vào. Br2 tách ra dưới dạng lỏng, I2 dưới dạng kết tủa thì phải :leuleu (

to nghi I2 bi hoa tan ->dd I2 chu

Hix, ngày hôm qua vừa làm bài kiểm tra 15 phút xong, đề dễ hết sức nhưng có một chuyện lạ đời xảy ra ở đây là thầy ra cái hoàn thành phương trình như sau: KCl + MnO2 + H2SO4 = Cl2 +H20 + K2SO4 +MnCl2 Mấy huynh coi thử lạ đời hok chứ MnCl2 sinh ra sẽ tác dụng với H2SO4 sinh ra MnSO4 chớ, cái là em máu lên em đổi đề lun, bỏ MnCl2 thế MnSO4 zô lun, sai bữa sau lên hỏi.Giải thích giùm em !!!

Theo mình thì I2 tan trong dd làm dd sẫm màu lại(tùy theo lượng I2 sinh ra mà dd sẫm màu nhiều hay ít), còn Br2 làm dd vàng lại!