Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Chớ giờ em bít tin ai trời, chẳng hiểu ra làm sao hít.Còn cái câu bên topic kia cho em hỏi lun, chớ làm sao phân biệt được H2SO4 loãng với H2SO4 đặc zậy mấy anh??

Àh mà, sẵn tiện cho em bít lun màu sắc của mấy bazơ hok tan lun nha, đang cần lắm, cho em thanks !!!

Èo, lại phải mất thời gian tám chuyện ko đâu với bác Agate này tiếp gòi :24h_015:

Do đây ko phải là chủ đề của topic bác ạh, và chắc chắn chủ đề liên kết CHT - “liên kết phức chất” em sẽ thảo luận với bác ở topic khác nhé. Còn bản chất liên kết phức chất thì em viết cũng khá nhiều trong cái 4rum này rùi.

Còn phổ quay, dao động-quay và độ dài liên kết có mối liên hệ với nhau chặt chẽ. Về lý thuyết đối với vạch phổ quay, từ tần số các vạch phổ tính được B-hằng số quay và D-hằng số ly tâm. Với B=h/(8.pi2.c.muy.r2) ta sẽ xác định được r: khoảng cách giữa hai hạt nhân. Còn đối với phổ dao động-quay, tính được tần số dao động điều hòa-Ve, từ đó tính được hằng số lực K thông qua Ve=(1/2.pi).sqrt(K/muy); có thể dùng K để nhận xét độ dài liên kết và năng lượng liên kết. Chú ý là phổ dao động luôn luôn là phổ dao động quay. IR và Raman là hai phổ thuộc loại này.

Thanks bác đã cung cấp cho em kiến thức mảng này nhé. Em thì chưa có kinh nghiệm (trong thực nghiệm lẫn lý thuyết) nghiên cứu xác định độ dài liên kết bằng phổ dao động. Nhưng thông qua các bài báo, những tài liệu em có, thì dường như anh em dùng X-ray để xác định nhiều hơn bác ạh. Bác có thể chỉ giúp em tại sao vậy ko???

Cần nhắc là bạn đang nói chuyện trên những định nghĩa và phỏng đoán, bạn đâu có đưa ra được cái gì định lượng mà nói đó có phải là liên kết cộng hóa trị hay không? và bạn cũng chẳng nói được cái gì sai trong cách giải thích của tôi, chỉ hoàn toàn là chụp mũ. Cũng vì những định nghĩa và quan điểm cố chấp và thiển cận đó nên mình sẽ không tranh luận thêm. Còn nói riêng về liên kết, bạn chưa đủ tư cách để nói chuyện với mình đâu, nói thật đấy!. Mấy thứ bạn đọc chỉ dành cho SV đại cương thôi… Buồn!.

Èo, chưa nói đến tư cách này nọ chi cho rắc rối. Chỉ cần nhìn khả năng đọc hiểu của bác, em đã thấy kém ko tưởng tượng nổi:

Ex1: Từ đầu topic bạn gì đó đã hỏi tại sao CuCl2 hay HgCl2 điện li yếu, có nghĩa theo em hiểu, bạn í đang thắc mắc khả năng phân li CuCl2 thành Cu2+ và Cl- trong dung dịch, cũng như HgCl2 phân li thành Hg2+ và Cl- trong dung dịch là ít, hay khó (weak electrolyte). –> câu trả lời của bác Agate chỉ hướng vào việc giải thích tại sao HgCl2 tồn tại trong dung dịch chủ yếu, do bác thấy Hg tạo phức với Cl- (èo, Cl- đâu ra nhiều thế), để tạo thành HgCl4, rồi phân li … thành ra HgCl2. Hix, bác nói xem câu trả lời này ăn nhập gì với câu hỏi hem. Và em cũng nói thêm, đây chỉ là suy nghĩ của bác. Vì qua Ex2 sau đây:

Ex2: Em đã lập luận cái sai của bác, chứ ko hề “chụp mũ”. Đầu tiêu em đưa ra tài liệu dẫn chứng cụ thể (bác có yêu cầu mừ), tài liệu này theo em xuất phát từ thực nghiệm rất nhiều. Em ko muốn trích lang man sợ bác chả hiểu, nên chỉ lược trích đúng trọng tâm rùi đấy.

Trang 1211 (Ch.29 – Chemistry of the Elements, N. N. Greenwood and A. Earnshaw): Covalency is still more pronounced in HgX2 (X = Cl, Br, I) than in the corresponding halides of Zn and Cd. These compounds are readily prepared from the elements and are low melting volatile solids, soluble in many organic solvents. Their solubilities in water, where they exist almost entirely as HgX2 molecules, decrease with increasing molecular weight, HgI2 being only slightly soluble, and they may be precipitated anhydrous from aqueous solution by metathetical reactions.

Trang 1189 (Ch. 28 – Chemistry of the Elements, N. N. Greenwood and A. Earnshaw): However, in this oxidation state it is copper which provides by far the most familiar and extensive chemistry. Simple salts are formed with most anions, except CN- and I-, which instead form covalent Cu(I) compounds which are insoluble in water.

Chỉ đọc phần em highlight nhé: Red: Tồn tại khái niệm cộng hóa trị (covalency) trong liên kết HgX2 nói riêng, và nếu đọc thêm thì khái niệm này dùng rộng rãi ở các transition metal.

Blue: HgX2 có thể tan trong nước một phần hay nhiều hơn, nhưng dạng tồn tại chủ yếu là phân tử HgX2, vì bản thân liên kết có tính cộng hóa trị nhiều, nên khả năng tách thành ion (như ionic bond) khó khăn.

Green: Ở phần lập luận trên bác Agate cũng có dẫn thêm cho anh em HgI4 phân li thành HgI2, rùi bác hỏi bản chất liên kết này là phức hay CHT. Em vẫn biết câu hỏi này lạc đề, vì đang hỏi từ HgI2 phân li ra chứ chả ai hỏi từ HgI4 phân li thành HgI2, nhưng em vẫn trả lời câu hỏi của bác: liên kết Hg-I trong phức HgI4 là liên kết ligand. Ngoài ra, trong câu Green này, tác giả có nói rõ, khả năng tan trong nước của HgI2 nhỏ, có thể kết tủa một phần. Nếu lập luận theo thông thường (like dissolves like), thì liên kết Hg-I có lưỡng cực khác xa liên kết H-O trong nước dẫn đến sự khó tan. Vậy theo bác Agate thì Hg-I mang bản chất ionic nhiều hơn hay covalent nhiều hơn???

Nếu không phải vì Hg là KLCT khả năng gặp sai số lớn nếu không có các tham số hiệu chỉnh, thì chỉ cần 30p mình có thể mô phỏng và cho bạn kết quả năng lượng liên kết cũng như khả năng phân ly của hợp chất này trong một hộp mô phỏng có HgCl2 và một số phân tử nước tương ứng với môi trường dung dịch!.

Éc, lại hù nhau nữa rùi :24h_066:. Xin thưa, nếu muốn bác cứ tính đi. Em cũng có chút kiến thức trong hóa tính toán, em sẽ ko tính, mà thừa sức search tài liệu liên quan để đánh giá bác tính đúng hay sai đấy :24h_124:

Hi vọng với những “định nghĩa trong tài liệu” cũng như “phỏng đoán qua chứng cứ tài liệu” của em đã phần nào giúp bác bớt dựa vào “mô phỏng” để dọa đời bác nhé. :24h_055: Thân ái.

Riêng cái này thì là vì ta cần xác định độ dài liên kết trong dung dịch chứ không phải là mẫu rắn. Bạn thử đi đo XRD dung dịch HgCl2 xem!???.

Bạn có cách nghiên cứu rất hay đó, mọi người thì tra bảng, bạn thì tra sách, mọi người có số liệu, còn bạn chẳng có gì BM ah ngoài mấy cái kết luận trong sách. Qua đó tớ cũng được mở rộng tầm mắt nhiều!.

Những cái còn lại thì mình ko tranh luận thêm, cứ cho là mình đọc hiểu kém đi. Mình ko muốn làm mất thời gian vô ích của cả bạn và mình. Ok, thế nhé!.

Về tính toán, tớ đang thấy cô đơn đây!, sẽ sớm post bài liên quan, hi vọng được phản biện!.

Èo, bro càng nói càng tồ, :batthan (:24h_044: Chỉ nói đến thảo luận giữa Bluemonster vs Agate thui nhé. Bạn từ đầu chí cuối ko đưa được tài liệu trích dẫn, và cứ nhất nhất “tôi sẽ mô phỏng” này nọ. Cũng chỉ là bạn làm cả? Dù là làm thực nghiệm tui còn chả tin mấy chứ đừng nói tính toán này nọ. :24h_113:

Còn những lập luận của tui dựa nhiều vào các tài liệu tham khảo (include sách và báo quốc tế), đó là những định nghĩa, những kết quả trong cuốn Chemistry of the elements. Còn việc tui hỏi cách đo chemical bonding length, vì như tui đã nói, chưa từng thực nghiệm lẫn nghiên cứu lý thuyết về chuyện dùng IR hay Raman để đo. Tuy nhiên, tui đã từng đọc nhiều bài báo cũng như tài liệu sách liên quan đến kĩ thuật đo chemical bond length thông qua X-ray.

==> mọi người thì tra bảng, bạn thì tra sách, mọi người có số liệu, còn bạn chẳng có gì BM ah ngoài mấy cái kết luận trong sách –> Kết luận vô căn cứ.

Hi vọng những lời cuối này bác Agate đọc chầm chậm để hiểu rõ nhé.

Cuối cùng, ko biết bác Agate nhà ta có đọc báo khoa học bao giờ chưa. Nếu rồi, bác sẽ thấy, phần result luôn đi kèm với discussion. Và một tay nghiên cứu có nhiều bài báo trong một lĩnh vực, họ sẽ trải qua nhiều discussion, từ đó sẽ thu thập được kinh nghiệm, và có thể đề xướng những hypothesis, theory …

Tui rất thích đọc những theory, hypothesis được đúc kết dạng như vậy, từ đó đem nó lý giải những trường hợp tương tự. Qua những lập luận của tui xuyên suốt đều theo phương châm này, cái mà Agate gọi là “sách” và “kết luận trong sách” í. :24h_066: Chứ ko thích show những discussion của mình qua những việc “mô phỏng” cũng của mình đâu :24h_015::24h_092:

Khục khục!, tớ cũng không hơn bạn vì chẳng đưa ra được cái gì cụ thể cả, tớ chỉ đưa ra một giả thuyết thôi và các hướng có thể để giải quyết cái giả thuyết đó, có điều kiện và hứng thú có thể nghiên cứu chơi chứ không phải là cãi nhau suông như bạn!. Còn tài liệu tham khảo của bạn cũng chẳng có tí chứng minh, số liệu nào… thế mà bạn cũng tin thì không biết ai tồ hơn!?.

“Còn việc tui hỏi cách đo chemical bonding length, vì như tui đã nói, chưa từng thực nghiệm lẫn nghiên cứu lý thuyết về chuyện dùng IR hay Raman để đo. Tuy nhiên, tui đã từng đọc nhiều bài báo cũng như tài liệu sách liên quan đến kĩ thuật đo chemical bond length thông qua X-ray.” Cho bạn cái phổ XRD powder xem bạn đo liên kết kiểu gì?, mẫu dung dịch không đo đc bằng XRD; [ở ta chỉ có đo XRD bột (không biết có góc hẹp chưa?), còn phương pháp X-ray đơn tinh thể dám chắc chưa ai đo] đọc cả đoạn này thì tớ bít là bạn chưa biết nhiều về các phương pháp vật lý trong hóa học đâu, đừng ra oai nhé!.

Còn bài báo thì thưa thế này, xu hướng nghiên cứu bây giờ không còn là mấy cái cũ rích bạn đang trang luận mà như là cãi nhau với tớ đâu. Mấy ông viết sách ấy đảm bảo cũng chẳng nghiên cứu cái thứ ấy mà có kinh nghiệm xướng lên mấy từ theory và hypothesis đâu. Mấy từ ấy quá to tát để nói thật, khi phát biểu họ tự thấy ngượng!. Nói về bài báo thì bạn đừng tự tin là bạn đọc nhiều nhé, tớ mà nói câu ấy với người khác cũng cảm thấy ngượng đấy, vì mình chưa nắm vững kiến thức cơ bản mà đòi đọc này đọc nọ thì chỉ được cái nổ to thôi :24h_010:, còn căn bản thì chẳng có gì!?

Tớ chưa bao giờ gặp một người tranh luận mà không đưa ra được phản biện gì hợp lý, không chứng minh, không số liệu chỉ chăm chăm khoe là ta đọc được ở chỗ này chỗ nọ, đọc nhiều báo quốc tế lắm… rồi bảo người khác là kém, là tồ… Tớ tự ngượng thay cho bạn!.

Lời cuối là mới có ý tưởng thế này, bạn nói đến muối NaCl là chất điện ly, còn đường thì chỉ là hòa tan thôi. NaCl là tinh thể ion, đường là tinh thể phân tử. Nếu HgCl2 là tinh thể phân tử thì tớ xin nhận là tớ sai, còn nếu nó là tinh thể ion, chỉ khi trong dung dịch mới ở dạng HgCl2 thì mình nghĩ bạn nên nhìn nhận lại mọi thứ đấy?. Tớ mới tìm được HgCl2 tinh thể kiểu mặt thoi (Rhombohedral), có 4 phân tử/unit… vẫn chưa tìm được thứ cần tìm nhưng với kiểu tinh thể đó mà có 4 phân tử/unit cell thì tớ khó nghĩ là tinh thể phân tử lắm… vài dòng ngốc nghếch thế thôi!.

Xin chấm dứt tranh luận kiểu này tại đây!?, tớ không chấp nhận đc sao diễn đàn lại có admin như bạn nhỉ, tớ chưa nói gì là bạn kém hay tồ đâu nhé mà bạn xúc phạm tớ đây là lần thứ 2 đấy!.

H2SO4 đăc thường bốc khói trong không khí còn loãng thì không. một số bazo không tan như: Ca(OH)2 và Al(OH)3 màu trắng,Fe(OH)2 trắng xanh,Fe(OH)3 nâu đỏ,Cr(OH)3 màu lục nhạt, Mo(OH)3 nâu đen,Ni(OH)3 đen, Cu(OH)2 màu lam

Hix, vẫn biết nói bạn tồ là hơi quá, nhưng đọc xong bài post này, mình phải phân tích cho bạn thấy cái “tồ tập 3”:

Khục khục!, tớ cũng không hơn bạn vì chẳng đưa ra được cái gì cụ thể cả, tớ chỉ đưa ra một giả thuyết thôi và các hướng có thể để giải quyết cái giả thuyết đó, có điều kiện và hứng thú có thể nghiên cứu chơi chứ không phải là cãi nhau suông như bạn!. Còn tài liệu tham khảo của bạn cũng chẳng có tí chứng minh, số liệu nào… thế mà bạn cũng tin thì không biết ai tồ hơn!?.

Giữa một cái giả thuyết do bạn xướng lên, với các lý thuyết tui lược trích đã được công nhận qua hàng trăm sách vở (mà theo bạn là tui cãi nhau suông). Hơn nữa tài liệu tham khảo của tui (“Chemistry of the elements”, N. N. Greenwood, A. Earnshaw và nhiều website là homepage của các Prof nổi tiếng sẽ được lược trích sau) chắc chắn đủ uy tín, và chắc chắn các giáo sư phải làm thực nghiệm, tổng hợp số liệu và chứng minh vấn đề. Một cuốn sách được nhiều tạp chí trích dẫn như “Chemistry of the elements” mà không đủ thuyết phục Agate thì chắc CV bạn cũng cao cường lắm. haha. :24h_124:

Cho bạn cái phổ XRD powder xem bạn đo liên kết kiểu gì?, mẫu dung dịch không đo đc bằng XRD; [ở ta chỉ có đo XRD bột (không biết có góc hẹp chưa?), còn phương pháp X-ray đơn tinh thể dám chắc chưa ai đo] đọc cả đoạn này thì tớ bít là bạn chưa biết nhiều về các phương pháp vật lý trong hóa học đâu, đừng ra oai nhé!.

Có nghĩa chú Agate đang lập luận ko thể dùng phương pháp X-ray (X-ray nói chung nhé, vì có nhiều phương pháp chứ ko chỉ XRD đâu tồ ạh), để đo chemical bond length. Còn từ đầu tới giờ tui vẫn chưa nói đo ở điều kiện mẫu như thế nào đâu nhé.

Một số trích dẫn google đơn giản bằng từ khóa “measure covalent bond length by x ray”:

http://www3.interscience.wiley.com/journal/112454858/abstract?CRETRY=1&SRETRY=0

Còn về các kĩ thuật đo, đừng bao giờ nhìn vào môi trường nghiên cứu VN mà phán nhé.

Còn bài báo thì thưa thế này, xu hướng nghiên cứu bây giờ không còn là mấy cái cũ rích bạn đang trang luận mà như là cãi nhau với tớ đâu. Mấy ông viết sách ấy đảm bảo cũng chẳng nghiên cứu cái thứ ấy mà có kinh nghiệm xướng lên mấy từ theory và hypothesis đâu. Mấy từ ấy quá to tát để nói thật, khi phát biểu họ tự thấy ngượng!. Nói về bài báo thì bạn đừng tự tin là bạn đọc nhiều nhé, tớ mà nói câu ấy với người khác cũng cảm thấy ngượng đấy, vì mình chưa nắm vững kiến thức cơ bản mà đòi đọc này đọc nọ thì chỉ được cái nổ to thôi, còn căn bản thì chẳng có gì!?

Red: Đương nhiên chủ đề đang thảo luận xưa như trái đất, ai đời lại so với “xu hướng nghiên cứu bây giờ nhỉ”. :24h_066: Blue: “Mấy ông viết sách” bạn đang nói tới CV họ khiếp lắm, nên tui thấy thật nực cười khi đọc câu “khi phát biểu họ tự thấy ngượng”. Bạn là ai thế Agate, đừng lơ lửng nữa, xuống gấp, xuống gấp :24h_015: Green: Đúng đấy, tui nghĩ Agate nên đọc thêm nhiều để chắc căn bản đã, vội vàng mần gì mà đi tới mô phỏng này nọ to tát thế. :batthan (

Tớ chưa bao giờ gặp một người tranh luận mà không đưa ra được phản biện gì hợp lý, không chứng minh, không số liệu chỉ chăm chăm khoe là ta đọc được ở chỗ này chỗ nọ, đọc nhiều báo quốc tế lắm… rồi bảo người khác là kém, là tồ… Tớ tự ngượng thay cho bạn!.

Lập luận này ko căn cứ, vì bản thân tui luôn kèm theo tài liệu tham khảo, và lập luận rõ ràng điều bạn sai dựa vào tài liệu tui tham khảo. Đó là những phản biện có căn cứ. :24h_092:

Và đặc biệt, tui ko đưa ra bất kì giả thuyết nào của mình, rùi lại còn đưa ra các hướng giải quyết giả thuyết đó để anh em rãnh nghiên cứu nữa :24h_066:

Lời cuối là mới có ý tưởng thế này, bạn nói đến muối NaCl là chất điện ly, còn đường thì chỉ là hòa tan thôi. NaCl là tinh thể ion, đường là tinh thể phân tử. Nếu HgCl2 là tinh thể phân tử thì tớ xin nhận là tớ sai, còn nếu nó là tinh thể ion, chỉ khi trong dung dịch mới ở dạng HgCl2 thì mình nghĩ bạn nên nhìn nhận lại mọi thứ đấy?. Tớ mới tìm được HgCl2 tinh thể kiểu mặt thoi (Rhombohedral), có 4 phân tử/unit… vẫn chưa tìm được thứ cần tìm nhưng với kiểu tinh thể đó mà có 4 phân tử/unit cell thì tớ khó nghĩ là tinh thể phân tử lắm… vài dòng ngốc nghếch thế thôi!.

Đoạn này thực sự không hiểu ý bro mấy, nhưng cái câu tui highlight í, coi lại nhé. Ở dạng rắn thì mức độ lưỡng cực của liên kết chắc chắn không thể bằng trong dung dịch với tương tác lưỡng cực của dung môi phân cực (như nước) hỗ trợ.

:danhmay (

@Anh Teppi: Sorry anh teppi và anh em nhé. Em vẫn biết mình đang làm sai, nhưng thật bực mình khi một gã CV nghiên cứu chẳng tới đâu mà cứ chê bai những tài liệu của các Prof có tiếng trên thế giới. Ngượng chết được :chui ( Nói là thảo luận, nhưng thực ra em muốn chỉ cho gã biết “gã chả là gì, và giả thuyết của gã ko phải luôn chuẩn, hãy lập luận trên cơ sở tài liệu nhiều hơn” :24h_015:

Khi nào xong topic này, em chấp nhận bị ban một thời gian cho thỏa đáng. :ngu (

H2SO4 đăc rất sánh có độ nhớt cao, cầm bình đựng thủy tinh lắc là biết liền. Hoặc lấy 1 vài giọt nhỏ lên tờ giấy khô, nếu giấy bị đen là đặc lắm. thiendongduc giải thích giống lãnh đạo quá >.<

Có xúc tác thì sẽ có thêm các quá trình:

  • hấp phụ tác chất A lên bề mặt xt
  • hấp phụ tác chất B lên bề mặt xt …
  • tạo thành sản phẩm trên xt
  • giải hấp sản phẩm khỏi bề mặt xt

mỗi quá trình sẽ có 1 Ea, lúc đó Ea phản ứng là tổng các Ea của các quá trình. gọi là Ea hiệu dụng đã thay đổi so với Ea ban đầu. xúc tác làm thay đổi con đường đi từ tc đến sp. “Hóa đại cương” và “động hóa học” có giải thích hết mà, cố gắng tìm đọc và ghi nhớ…

Xin lỗi vì đã hứa với Teppi sẽ giữ cái đầu lạnh!. Nhưng càng đọc mình càng thấy phải viết nốt mấy dòng này. Mặc dù không liên quan tới nội dung thread nhưng nó liên quan tới những bài viết (ít nhất của tôi và BM) ở thread này.

  1. Nói về phương pháp X-ray và các phương pháp vật lý trong hóa học, không có lí do gì để tranh luận với BM. Khi nào BM ít nhất hiểu về lý thuyết nhóm và đối xứng, biết X-ray có bao nhiêu phương pháp, nhiễu xạ bột cho được những thông tin gì, mẫu như thế nào thì phải dùng nhiễu xạ góc hẹp. X-ray đơn tinh thể là gì, xử lý số liệu ra sao, cho được những thông tin gì…; phương trình CHLT nào được áp dụng cho phổ quay, dao động, sự lượng tử hóa năng lượng ra sao? Khi đó BM muốn tranh luận thì pm riêng!. Còn hiện tại với kiến thức nền của BM, có nói BM cũng ko hiểu!?

  2. Đối với một nội dung khoa học được đặt ra (cụ thể là nội dung được hỏi trong luồng này), cho phép được giả thiết và tìm cách giải thích giả thiết đó. Nếu phản biện thì cần chứng minh bằng số liệu lập luận cụ thể trong phạm vi nội dung khoa học để tất cả cùng thống nhất. Áp đặt bằng một vài câu kết luận viết trong một cuốn sách nào đó e không phải là phản biện!.

  3. Không chấp nhận tài liệu tham khảo là các webpage, trích dẫn nên viết đúng quy tắc viết tài liệu tham khảo, nếu nói đến tác giả là ai đó thì nên biết tác giả đó ở đâu, hoạt động khoa học thế nào. Không phải cứ viết thành sách thì là chân lý. Nội dung trong sách nên hiểu là viết phù hợp với đối tượng và mức độ nào. Chẳng hạn đối với liên kết, xây dựng trên khái niệm orbital nguyên tử, lai hóa, MO-LCAO là đúng và được áp dụng đối với vô cơ, hữu cơ… để giải thích hầu hết các hiện tượng liên kết trong các ngành học này. Nhưng đối với Hóa lượng tử, khi tính chính xác bài toán này thì không thể sử dụng nguyên những khái niệm đã đề cập, chúng sai lệch và bị thay đổi nhiều.

  4. Mình làm về hóa tính toán, theo đuổi ngành này cũng như nhiều ngành khác, phải học một khối lượng kiến thức nền nhất định. Mô phỏng không phải là cái gì đó xa vời, này nọ, to tát. Nó là kết quả của những kiến thức nền giống như tất cả các ngành học khác. Nếu cần tra vấn kiến thức nền của Agate thì xin mời!. Nó bao gồm cả phần lượng tử mà đa phần sinh viên nắm không vững nên có suy nghĩ không đúng đối với phương pháp nghiên cứu này, cho nó là lý thuyết, thiếu chính xác và xa rời thực nghiệm. Xin nhắc lại là bất cứ thứ gì thuộc kiến thức nền và định nghĩa trong hai phần học QuantumChem và CompChem cần tra vấn Agate xin tự nhiên. Agate rất tôn trọng các ngành học khác và xin các ngành khác tôn trọng ngành học của Agate.

  5. Về thái độ trong tranh luận, nếu bạn (BM) giỏi hơn xin hãy sử dụng kiến thức và lập luận để chứng minh. Đừng gọi người khác là gà, tồ, kém này nọ. Mình không biết là tại sao bạn lại có thái độ như vậy ngay từ đầu. Mọi người cõ lẽ cũng không tôn trọng bạn với cách ứng xử ấy!.

  6. Mình đã đọc lại các bài viết của riêng mình trong luồng này và thấy rằng mình đưa ra một giả thuyết, cho rằng nó đúng nhưng chưa bao giờ nói nó là chân lý, bằng chứng là mình đề cập nhiều hướng để kiểm chứng. Còn các bài viết của BM mình không thấy có số liệu cụ thể hay chứng minh gì, trích dẫn là chỉ các kết luận thiếu dẫn giải. Đọng lại chính là một thái độ post bài thiếu nghiêm túc và xây dựng!.

Hix, điều bạn nói là mình cũng biết, nhưng vấn đề là k của phản ứng có xúc tác với phản ứng ko có xúc tác có khác nhau hay không thôi? Vì mình thấy Ea thay đổi ko lẽ k lại không đổi?

Cho em xin một số hợp chất phức vs…e ko bik nhìu,và nhớ ghi dùm e ptpư để tạp được các phức đó,và màu của nó nữa nha.Em xin cám ơn nhìu.

_Mà cho e hỏi vs,trog cách điều chế clo trog fòng TN.Trên hình vẽ thí nghiệm đó,có ở bình tam giác cúi cùng,cho e hỏi vì sao ở đó ng` ta fãi để miếng bông tẩm xút vậy?(Sgk lớp 9/trag 79).Giúp dùm e vs ná!Em cảm ơn nhìu nhìu…:smiley:

hằng số tốc độ phản ứng có phụ thuộc vào áp suất hay không?

Để chứng minh tính oxi hóa của Flo>Clo>Brom>Iot em viết pt pư cho 4 chất này tác dụng với kim loại dc ko ??? (Fe chẳng hạn) 2Fe + 3F2 -> 2FeF3 2Fe + 3Cl2->(đk nhiệt độ) 2FeCl3 2Fe + 3Br2 ->(đk nhiệt độ) 2FeBr3 Fe + I2 ->(đk nhiệt độ cao) FeI2 xong rùi kết luận tính oxi hóa F>Cl>Br>I

viết vậy có dc điểm ko :015:

Thế các bác cho em hỏi tại sao ko xảy ra pư này: FeCl3+F2 ->FeF3+Cl2

Thế thì mình đố các bác nhá: 1)Tại sao trong một số TH khi cho Al vào dung dịch CuCl2 lại có 1 ít H2 bay lên??? 2)Axit có tính oxi hóa mạnh nhất là gì??? 3)Tại sao rượu lại gây say??? 4)Các chất cứng nhất theo thang đo độ cứng Mohs(tức là từ 9-10) bao gồm những chất nào???

Tội nghiệp :24h_055: chắc là vừa kiểm tra xong ;)). Nếu bạn nói rõ được các điều kiện kia và so sánh thì bạn đúng, còn nếu bạn chỉ ghi chung chung thì ko phân biệt được điều kiện nào khắc nghiệt hơn đk nào, do đó ko được điểm :smiley:

Èo, sau một ngày nhiều việc, tối đến vào 4rum lại bị một trận cười vỡ bụng. Thanks Agate nhé. :24h_060: Tui hứa ko nói bạn tồ nữa, hehe, vì chắc hẵn anh em trong cái 4rum này đọc những bài post của bạn và tui cũng đã có đánh giá nhận xét riêng của họ.

:24h_066: Sorry cho em hỏi mấy bác aqhl, nguyencyberchem, teppi, nanoman, nthiep… những bác trên diễn đàn này đang làm mảng vật liệu (em trích dẫn mấy bác vì em cũng cùng hướng), mấy bác có biết là phải “ít nhất hiểu ề lý thuyết nhóm và đối xứng” thì mới chơi X-ray với các phương pháp vật lý trong hóa học được ko ??? :24h_055:

Còn về phần em, nói nhỏ bác Agate nhé, em cũng biết chút đỉnh đấy :24h_092::24h_124:

biết X-ray có bao nhiêu phương pháp, nhiễu xạ bột cho được những thông tin gì, mẫu như thế nào thì phải dùng nhiễu xạ góc hẹp. X-ray đơn tinh thể là gì, xử lý số liệu ra sao, cho được những thông tin gì…;

Bác hỏi thì em xin thưa, tầm kiến thức X-ray em chỉ để giải quyết các đề tài nghiên cứu nho nhỏ sếp giao thui ạh. Cái gì cũng biết, nhưng cụ thể lắm, nên chắc thua bác Agate rùi :24h_092::nhamhiem

phương trình CHLT nào được áp dụng cho phổ quay, dao động, sự lượng tử hóa năng lượng ra sao? Khi đó BM muốn tranh luận thì pm riêng!. Còn hiện tại với kiến thức nền của BM, có nói BM cũng ko hiểu!?

Èo, bác nói em lại càng nể bác, em chỉ biết mỗi phương trình đặc trưng của rotational spec với vibrational spec thui. Vì em học những hok có điều kiện dùng nên quên nhanh lăm ạh. Em chỉ học đủ làm nghiên cứu thui ạh.

  1. Đối với một nội dung khoa học được đặt ra (cụ thể là nội dung được hỏi trong luồng này), cho phép được giả thiết và tìm cách giải thích giả thiết đó.

Sẽ đồng ý nếu đó là nội dung vấn đề mới, chứ ko phải nội dung từ 100 năm trước. Vì đơn giản, em và các bác trong 4rum này (em khẳng định đấy) chưa đủ tầm đâu.

Nội dung câu hỏi trong luồng này được hàng trăm sách vở viết rùi, nên em nghĩ bác Agate ko cần mất sức mô phỏng nữa.

Bản thân em còn nhiều phần trong các đề tài em làm, cũng bí vài chỗ hok biết tương tác giữa các vật liệu ra sao, em ao ước mãi có bác nào mô phỏng giúp. Trường hợp này hoặc tương tự em nghĩ mô phỏng sẽ có ích hơn, bác nghĩ vậy hem :24h_092:

Nếu phản biện thì cần chứng minh bằng số liệu lập luận cụ thể trong phạm vi nội dung khoa học để tất cả cùng thống nhất. Áp đặt bằng một vài câu kết luận viết trong một cuốn sách nào đó e không phải là phản biện!.

Hix, bác đọc lại đi, em có chép nguyên si cái lập luận + kết luận của mấy cuốn sách đó ạh. Và hàng trăm cuốn sách viết vậy nên em nghĩ vấn đề đã thống nhất rùi. Chỉ có bác chưa thống nhất thui, mà vậy thì em chẳng quan tâm, tùy bác thui. Bác đạt đến tầm “thay đổi lý thuyết” của mấy Profs xưa giờ thì em chẳng dám hó hé nữa. :24h_044:

  1. Không chấp nhận tài liệu tham khảo là các webpage, trích dẫn nên viết đúng quy tắc viết tài liệu tham khảo, nếu nói đến tác giả là ai đó thì nên biết tác giả đó ở đâu, hoạt động khoa học thế nào. Không phải cứ viết thành sách thì là chân lý.

Dữ thế cơ àh, vậy mà em thấy cả thầy Bùi Thọ Thanh lẫn một vài thầy cô khác trong Hóa Tin - Hóa Tính Toán chỗ em cứ lấy tài liệu + số liệu + mô phỏng ào ào trên các webpage thui. huhu. Bác kĩ tính thía, bác đọc sách, tài liệu tham khảo trước hết đọc tác giả + CV tác giả nữa àh. Em ko còn gì để nói, bái phục bác Agate sát đất.

Em thì đơn giản lắm, đọc nhiều sách, chọn những sách có hệ số trích dẫn cao (từ các article), và các sách có cùng một theory –> em coi theory đó là chân lí thui.

Nội dung trong sách nên hiểu là viết phù hợp với đối tượng và mức độ nào. Chẳng hạn đối với liên kết, xây dựng trên khái niệm orbital nguyên tử, lai hóa, MO-LCAO là đúng và được áp dụng đối với vô cơ, hữu cơ… để giải thích hầu hết các hiện tượng liên kết trong các ngành học này. Nhưng đối với Hóa lượng tử, khi tính chính xác bài toán này thì không thể sử dụng nguyên những khái niệm đã đề cập, chúng sai lệch và bị thay đổi nhiều.

Em nhất trí, đó là lí do em thấy mình ko đủ trình học Quantum Chem đó ạh. Nên em cũng rất nể những ai field í. Bạn thân của em cũng nằm trong field đó.

  1. Mình làm về hóa tính toán, theo đuổi ngành này cũng như nhiều ngành khác, phải học một khối lượng kiến thức nền nhất định. Mô phỏng không phải là cái gì đó xa vời, này nọ, to tát. Nó là kết quả của những kiến thức nền giống như tất cả các ngành học khác. Nếu cần tra vấn kiến thức nền của Agate thì xin mời!. Nó bao gồm cả phần lượng tử mà đa phần sinh viên nắm không vững nên có suy nghĩ không đúng đối với phương pháp nghiên cứu này, cho nó là lý thuyết, thiếu chính xác và xa rời thực nghiệm. Xin nhắc lại là bất cứ thứ gì thuộc kiến thức nền và định nghĩa trong hai phần học QuantumChem và CompChem cần tra vấn Agate xin tự nhiên. Agate rất tôn trọng các ngành học khác và xin các ngành khác tôn trọng ngành học của Agate.

Em vẫn nghĩ field này mang nhiều tính lý thuyết hơn thực nghiệm thực tế. Chính vì vậy em thật ngạc nhiên khi bác chê lập luận + kết luận (chắc chắn được thực hiện qua hàng trăm thí nghiệm, xử lí hàng trăm số liệu từ thực nghiệm) trích từ các sách có hệ số trích dẫn cao, thay vào đó bác đề ra mô phỏng và cho đó là số liệu hay dẫn chứng khoa học.

  1. Về thái độ trong tranh luận, nếu bạn (BM) giỏi hơn xin hãy sử dụng kiến thức và lập luận để chứng minh. Đừng gọi người khác là gà, tồ, kém này nọ. Mình không biết là tại sao bạn lại có thái độ như vậy ngay từ đầu. Mọi người cõ lẽ cũng không tôn trọng bạn với cách ứng xử ấy!.

Em tự biết tầm em đứng ở đâu và phải ứng xử như thế nào đối với các thành viên trên 4rum. Kể cả những em phổ thông (Bo2Q, longraihoney, Mikhail…) hay rất nhiều bạn hiện đang còn học ĐH, em vẫn rất trọng, vì lập luận của họ thật hợp lí, thể hiện trình độ qua từng bài viết. Riêng bác Agate (và một vài bác nữa) thì …

  1. Mình đã đọc lại các bài viết của riêng mình trong luồng này và thấy rằng mình đưa ra một giả thuyết, cho rằng nó đúng nhưng chưa bao giờ nói nó là chân lý, bằng chứng là mình đề cập nhiều hướng để kiểm chứng.

Nói rồi, bác Agate có quyền, nhưng cũng nên tôn trọng những Profs - những tác giả có tiếng, viết những cuốn sách có tiếng (hệ số trích dẫn cao) mà em đã trích dẫn. Bác tôn trọng người ta, thì đương nhiên anh em sẽ tôn trọng bác.

Còn các bài viết của BM mình không thấy có số liệu cụ thể hay chứng minh gì, trích dẫn là chỉ các kết luận thiếu dẫn giải. Đọng lại chính là một thái độ post bài thiếu nghiêm túc và xây dựng!.

Em ko biết bác còn đòi chứng minh gì, khi em đã gần như quote copyright những lập luận + kết luận từ sách vở. Và nên nhớ, chủ đề này đã rất xưa rồi, ko mới mẻ gì cần phải chứng minh hay mô phỏng sâu hơn.

Em sẽ review lại những lập luận từ đầu của em để bác khỏi phải tìm nhé.

Các bạn giúp mình giải thích ví sao HgCl2 là chất điện li yếu.

các muối như HgCl2, CuCl2 là các chất điện li yếu là do các kim loại Cu, Hg là các kim loại yếu và có độ âm điện khá lớn, chính vì vậy mà liên kết Cu - Cl có mang tính chất cộng hóa trị nên độ phân cực của liên kết bị giảm, làm cho CuCl2 khó điện li trong nước mặc dù là chất tan tốt! (Câu trả lời này của Chem Heart, BM đồng ý).

Tuy nhiên thì hóa học khác với vật lý, chỉ dựa vào lý thuyết tính toán kô thể đưa ra kết luận gì, như em cũng từng thắc mắc là làm cách nào để suy đoán độ tan của một chất bất kỳ nếu ko kể tới… dùng bảng tính tan và kinh nghiệm?

Không thể suy đoán chính xác độ tan hay độ điện li, cũng như bất kì thông số nào một cách chính xác, mà chỉ có thể suy đoán một cách tương đối, tương quan so sánh giữa hai chất với nhau. Tất nhiên hai đối tượng so sánh có điểm chung.

em ko rành lắm về bản chất độ tan

Nếu nói đến độ tan, nhưng chú longrai phán, không bao giờ tách rời dung môi. Vì bản chất sự tan gồm ba thành phần: phá vỡ solvent-solvent, solute-solute, và tạo solute-solvent. Và cũng đương nhiên, khi chẳng ai đề cập đến solvent, thì ta mặc nhiên là water.

  • Cái vụ CuCl2 mà bảo phân ly yếu thì tớ mới nghe lần đầu đó?. Cho tớ cụ thể cái tài liệu tham khảo cái. Hay tại mình giờ quên nhiều quá rồi?!.

  • Còn HgCl2, thử nghĩ thế này xem nhé. Giả sử là trong nước HgCl2 điện ly thành Hg++ và Cl-. Nhưng mà Hg++ lại có thể tạo phức với Cl-. Thế thì sao nhỉ?, sau phương trình điện ly là phương trình tạo phức. Thành ra HgCl2 trong dung dịch tồn tại chủ yếu ở dạng phân tử HgCl2 mà có lẽ nên viết là Hg[Cl2]0 (tức là phức trung hòa điện)

Quan điểm của Agate là BM xem lại cái “bản chất cộng hóa trị” đi, nếu liên kết Hg-Cl tạo nên do orbital s,p (hoặc orbital lai hóa s,p) từ hai nguyên tử Hg, Cl mà có “bản chất cộng hóa trị” làm giảm sự điện ly thì Agate xin lui. Còn nếu liên kết Hg-Cl tạo nên do orbital d của Hg (hoặc orbital lai hóa có sự góp mặt của s,p,d) trở thành liên kết bền vững thì đó rõ ràng là liên kết tạo phức. 2 cái này khác nhau đó ah nha!. Mọi người thừa hiểu là các ion kim loại chuyển tiếp xử sự thế nào trong dung dịch (nước là trường trung bình, và Cl- cũng không phải là quá yếu)!.

Nhắc tới phức Hg[I4]2-, nấc phân ly thứ 2 tạo ra gì nào? - HgI2, thì HgI2 là phân tử có bản chất cộng hóa trị hay là phức của Hg với I.

Còn sang bài của Agate. Mặc dù cũng dốt vô cơ thí mịa, nhưng có cảm giác Agate hơi nhầm lẫn sự tan (solubility) và sự điện li hay chất điện li (electrolyte).

Theo mình, đặc trưng của liên kết của chất điện li mang bản chất ion, thế nên ta sẽ đánh giá tập trung vào liên kết. Như trong trường hợp HgCl2 liên kết này mang tính cộng hóa trị nhiều. Hay trong trường hợp CuCl2 liên kết cũng mang một phần bản chất cộng hóa trị. Chính vì vậy, ta đánh giá đây là những chất điện li yếu (weak electrolyte).

Còn nếu dựa vào số liệu thực nghiệm, ngoài các giá trị show “trắng trợn” như độ dẫn điện dung dịch, thì ta có thể tra khảo giá trị melting point, cũng như quan sát khả năng tan trong các dung môi hữu cơ phổ biến (ethanol hay acetone). Tất cả những dữ liệu này nhằm đánh giá bản chất liên kết (cộng hóa trị hay ion, phần nào ưu thế), từ đó sẽ có kết luận về khả năng điện li –> đánh giá, so sánh chất điện li mạnh hay yếu.

Trang 1211 (Ch.29 – Chemistry of the Elements, N. N. Greenwood and A. Earnshaw): Covalency is still more pronounced in HgX2 (X = Cl, Br, I) than in the corresponding halides of Zn and Cd. These compounds are readily prepared from the elements and are low melting volatile solids, soluble in many organic solvents. Their solubilities in water, where they exist almost entirely as HgX2 molecules, decrease with increasing molecular weight, HgI2 being only slightly soluble, and they may be precipitated anhydrous from aqueous solution by metathetical reactions.

Trang 1189 (Ch. 28 – Chemistry of the Elements, N. N. Greenwood and A. Earnshaw): However, in this oxidation state it is copper which provides by far the most familiar and extensive chemistry. Simple salts are formed with most anions, except CN- and I-, which instead form covalent Cu(I) compounds which are insoluble in water.

Nếu HgCl2 là tinh thể phân tử thì tớ xin nhận là tớ sai, còn nếu nó là tinh thể ion, chỉ khi trong dung dịch mới ở dạng HgCl2 thì mình nghĩ bạn nên nhìn nhận lại mọi thứ đấy?

Ở dạng rắn thì mức độ lưỡng cực của liên kết chắc chắn không thể bằng trong dung dịch với tương tác lưỡng cực của dung môi phân cực (như nước) hỗ trợ. Xin nói thêm, khi chất ở trạng thái rắn, các liên kết thường ở dạng phân cực tĩnh. Và khi cho vào một dung môi phân cực mạnh như water, nước sẽ giúp các liên kết phân cực trong trạng thái rắn dễ dàng tách ra (tương tự như muối ăn NaCl cho vào nước vậy). Chính vì vậy, sẽ ko bao giờ có chuyện khi trạng thái rắn là tinh thể ion nhưng khi cho vào nước thì nó biến thành tinh thể phân tử. :24h_092:

(Lập luận + kết luận đầy đủ nhé).