Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

:smiley: HClO4 là axit có hidro mạnh nhất thôi. HI mạnh hơn HClO4 hay không còn phải xem dung môi là gì ;)) HClO nói tính oxi hóa mạnh nhất chỉ đúng khi so sánh với tụi anh em của nó mà thôi :smiley: không nên bao quát thế thì trật lất hết còn gì :smiley: :24h_021:

Xét thì phải xét dung môi chứ? Dung môi phân cực : Ply nhiêu điện ly hết bấy nhiêu nếu là anh phân cực ( hoặc có thể hiểu nôn na là năng lượng liên kết yếu, thực ra đây là quá trình phá vỡ cấu trúc ban đầu (cái này dính tới năng lượng mạng lưới) tạo ion và hidrat hóa) (rồi đủ cả …), còn anh nào đơ đơ hoặc có các hằng số vật lí hơi không phù hợp thì … điện li yếu, theo em thì dù giải thích ra sao đi nữa cũng phải đưa về tính toán để cho nó tường minh vì chứ giải thích như CH ấy thì AlCl3 có liên kết là cộng hóa trị mà điện li mạnh òm … (liên quan đến nhiệt hidrat) :d nhiều khi cho thêm vài thằng chịu chơi (tạo pứ) cũng làm cho vấn đề phức tạp lên rồi này, hè hè vd với Be và Al nhá :010: Dung môi không phân cực :smiley: nó làm gì thích chứa chấp mấy thằng phân cực đâu. :smiley: Mà tại sao ở mức độ không có gì đau đầu thì ta lại không chấp nhận nhỉ?

:smiley: qui luật chung thì có KMnO4 trong H+ thì bạn chắc chắn viết đc K+ Mn2+ và H2O rồi, chỉ cần biến tấu thằng còn lại thôi. Vd nhá :smiley: KMnO4 + HCl :smiley: có H+ kìa ===> sp là MnCl2 + KCl + H2O, mà Mn+7 nó xuống +2 rồi ===> ta phải cho thằng -1 kia lên 0 thôi = Cl2 :smiley: đại khái vậy đó

:smiley: với một pứ nhất định k chỉ phụ thuộc nhiệt độ. :smiley: còn chất xúc tác có ảnh hưởng k không đề nghị bạn coi lại :smiley: tăng nì giảm kia giảm kia tăng này =))

Oài!. Ngầm định dung môi là nước chứ còn gì (dung môi phổ biến nhất)!.

  • Cái vụ CuCl2 mà bảo phân ly yếu thì tớ mới nghe lần đầu đó?. Cho tớ cụ thể cái tài liệu tham khảo cái. Hay tại mình giờ quên nhiều quá rồi?!.
  • Còn HgCl2, thử nghĩ thế này xem nhé. Giả sử là trong nước HgCl2 điện ly thành Hg++ và Cl-. Nhưng mà Hg++ lại có thể tạo phức với Cl-. Thế thì sao nhỉ?, sau phương trình điện ly là phương trình tạo phức. Thành ra HgCl2 trong dung dịch tồn tại chủ yếu ở dạng phân tử HgCl2 mà có lẽ nên viết là Hg[Cl2]0 (tức là phức trung hòa điện). Muốn tính nồng độ Hg++ và Cl- trong trường hợp này không dùng Kđl (quá trình điện ly bình thường mà) mà dùng K tạo phức, hoặc hằng số không bền beta của phức. (nhớ mang máng)

Em cũng nhớ là k chỉ phụ thuộc nhiệt độ. Nhưng ở trên thấy có bạn nhắc đến chất xúc tác, lắp vào thấy chất xúc tác làm giảm Ea, mà Ea lại liên quan đến k :expressionless: anh có thể giải thích tại sao lại như thế ko :-<

Vả lại, chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng :-? vậy nó ko ảnh hưởng đến k thì nó ảnh hưởng đến yếu tố gì ạ? Em cũng hiểu là có chất xúc tác thì sẽ lái phản ứng qua 1 hay vài phản ứng trung gian (Ea nhỏ) làm cho phản ứng ban đầu có tốc độ cao hơn. :-??

Đã xem lại sách nhưng chưa thấy sách nào nhắc đến liên hệ k và xúc tác. Có sách của thầy Vũ Đăng Độ thì có nói xúc tác làm thay đổi k qua Ea.

Lâu lắm mới quay lại diễn đàn. Đọc lại topic mình thảo luận còn dang dở, thấy ngộ ra thêm vài chân lí. Trước hết mình xin tiếp thu ý kiến của mấy anh em vô cơ, vì thấy anh em đều cho rằng có thể dựa vào số liệu thực nghiệm kiểu như dùng độ điện li alpha với hằng số điện li để “phán đoán” và “so sánh” tính chất điện li của hai chất.

Đến đây mình mới ngộ ra vài điều tại sao hồi học đại cương điểm mình ko bằng các bạn, chắc do cứ thật thà lao đầu vào giải thích. Trong khi các bạn cứ thuộc làu làu số liệu thực nghiệm, vô thi cứ phăng ra “do tra bảng nó thía, nên nó phải thía, hỏi chi nhức đầu :24h_005:”, thế là có ngay GPA khủng :24h_030:

Sẽ còn nhiều ví dụ khác cho chân lí này, và từ nay những câu trả lời của mình sẽ gồm hai phương án, một là của mình, và một là theo “chân lí mới ngộ” :liemkem (

Hix, tìm đọc lại sách Chemistry của McMurry em nhé. Sách đó nói căn bản, đầy đủ các vấn đề này. Không thể suy đoán chính xác độ tan hay độ điện li, cũng như bất kì thông số nào một cách chính xác, mà chỉ có thể suy đoán một cách tương đối, tương quan so sánh giữa hai chất với nhau. Tất nhiên hai đối tượng so sánh có điểm chung.

Nếu nói đến độ tan, nhưng chú longrai phán, không bao giờ tách rời dung môi. Vì bản chất sự tan gồm ba thành phần: phá vỡ solvent-solvent, solute-solute, và tạo solute-solvent. Và cũng đương nhiên, khi chẳng ai đề cập đến solvent, thì ta mặc nhiên là water.

Đọc bài post của longrai thực sự ko hiểu mấy. Sorry nhé. Còn sang bài của Agate. Mặc dù cũng dốt vô cơ thí mịa, nhưng có cảm giác Agate hơi nhầm lẫn sự tan (solubility) và sự điện li hay chất điện li (electrolyte).

Khi đánh giá chất điện li mạnh hay yếu: Cách 1: Tra bảng độ điện li + hằng số điện li rồi tán dóc. (Theo các bạn học chuyên vô cơ).

Cách 2: Theo mình, đặc trưng của liên kết của chất điện li mang bản chất ion, thế nên ta sẽ đánh giá tập trung vào liên kết. Như trong trường hợp HgCl2 liên kết này mang tính cộng hóa trị nhiều. Hay trong trường hợp CuCl2 liên kết cũng mang một phần bản chất cộng hóa trị. Chính vì vậy, ta đánh giá đây là những chất điện li yếu (weak electrolyte).

Còn nếu dựa vào số liệu thực nghiệm, ngoài các giá trị show “trắng trợn” như độ dẫn điện dung dịch, thì ta có thể tra khảo giá trị melting point, cũng như quan sát khả năng tan trong các dung môi hữu cơ phổ biến (ethanol hay acetone). Tất cả những dữ liệu này nhằm đánh giá bản chất liên kết (cộng hóa trị hay ion, phần nào ưu thế), từ đó sẽ có kết luận về khả năng điện li –> đánh giá, so sánh chất điện li mạnh hay yếu.

Vài ý kiến đóng góp. :nhacto (

Ec ec…Đọc xong cái reply của BM ở trên thấy bức xúc dã man … ec ec (mình cũng là dân vô cơ chính hiệu, duy chỉ có điều là gà chip nhất trong vô cơ :24h_053:)

Mặc dù GPA của mình cũng bèo nhèo như … nhưng xin có vài lời phân tranh cùng BM. Dân vô cơ không bao giờ học thuộc lòng mấy cái thông số gì gì đó mà BM đã nói vì đa số anh em vô cơ đều…“lươi huyền” (có lẽ vì “lươi huyền” nên mới chui vào vô cơ ít học thuộc lòng :mohoi (); có huynh đệ nào đó nhớ được những thông số ấy có lẽ là do làm nhiều bài tập quá hoặc có trí nhớ siêu phàm nên bị “nhớ cưỡng bức” :mohoi (

Có lẽ BM có cái nhìn ngộ nhận về vô cơ nên mới có những phát biểu như vậy (không đúng bỏ qua nhe pa :mohoi (). Vạn vật trên đời đều da diện, hóa học tôn trọng số liệu thực nghiệm hơn. Do đó, ta phải biết cái “diện” nào ảnh hưởng mạnh nhất đến vấn đề của mình đang nghiên kíu mà chui vào đó giải quyết chứ đâu thể cứ lấy 1 cái “diện” ảnh hưởng đến nó rồi chỉ vin mà nói rồi cho rằng cái đó là đúng nhất, còn mấy cái “diện” kia thì sao?!

1 vài ý kiến chủ quan. Thân ái.

Có anh nào biết ứng dụng mới của các chất vàng, bạc, đồng hông, tài liệu tiếng anh tiếng việt đều được, em đang cần để làm seminar môn học, có hình càng tốt

Mọi người cho mình hỏi: vì sao be không phản ứng với nước, còn mg thì phản ứng với nước nóng. Ba thì phản ứng mạnh mặc dù đều thuộc nhóm IIA. Có thể dựa vào sự tăng tính khử của chúng dược không

Các kim loại IIA đều phản ứng dễ dàng với H2O ở đk thường trừ 2 thằng Be và Mg là hơi có vấn đề. Be hầu như không phản ứng với H2O.Còn Mg không phản ứng với nước lạnh, chỉ phản ứng với nước nóng hay hơi nước ở t cao. Nguyên nhân là do Mg,Be đều có 1 lớp oxit bền vững bao quanh. Tuy nhiên Mg phản ứng tốt hơn là do hidroxit của Mg tạo thành tan 1 phần trong nước nóng

Còn cái vấn đề tại sao HF tác dụng với SiO2 thì có sách kêu là do dãy F-H-Si thì F có độ âm điện lớn nhất nên có thể chuyển từ liên kết H-F kém bền sang liên kết Si-F bền hơn còn có sách lại nói do ái lực giữa F và Si nên F có được tính chất đó. Rốt cuộc là sao dậy hở mấy anh ???

Agate không nói tới sự tan và sự điện li hay chất điện li, mà nói tới sự điện ly và tạo phức. Quan điểm của Agate là BM xem lại cái “bản chất cộng hóa trị” đi, nếu liên kết Hg-Cl tạo nên do orbital s,p (hoặc orbital lai hóa s,p) từ hai nguyên tử Hg, Cl mà có “bản chất cộng hóa trị” làm giảm sự điện ly thì Agate xin lui. Còn nếu liên kết Hg-Cl tạo nên do orbital d của Hg (hoặc orbital lai hóa có sự góp mặt của s,p,d) trở thành liên kết bền vững thì đó rõ ràng là liên kết tạo phức. 2 cái này khác nhau đó ah nha!. Mọi người thừa hiểu là các ion kim loại chuyển tiếp xử sự thế nào trong dung dịch (nước là trường trung bình, và Cl- cũng không phải là quá yếu)!.

Nhắc tới phức Hg[I4]2-, nấc phân ly thứ 2 tạo ra gì nào? - HgI2, thì HgI2 là phân tử có bản chất cộng hóa trị hay là phức của Hg với I.

Còn muốn chứng minh thì nói xuông ko đc, đem chụp IR hay Raman xác định thử độ dài liên kết Hg-Cl may ra có tí chứng cứ (chụp IR dung dịch thì mấy thằng dám làm đây?). Tra bảng mà lấy số liệu thì thấy sao đc bản chất?

Agate không nói tới sự tan và sự điện li hay chất điện li, mà nói tới sự điện ly và tạo phức.

À, sorry nhé, vì mọi người đang thảo luận về sự tan và sự điện li, nhưng bạn Agate lại khoái bàn sâu hơn về sự tạo phức, giải thích rằng HgCl2 vẫn điện li nhưng do tạo phức nên dạng tồn tại chủ yếu là HgCl2. Đúng ko hỉ??? Xin thưa, cái này là bro nghĩ thui.

Quan điểm của Agate là BM xem lại cái “bản chất cộng hóa trị” đi, nếu liên kết Hg-Cl tạo nên do orbital s,p (hoặc orbital lai hóa s,p) từ hai nguyên tử Hg, Cl mà có “bản chất cộng hóa trị” làm giảm sự điện ly thì Agate xin lui. Còn nếu liên kết Hg-Cl tạo nên do orbital d của Hg (hoặc orbital lai hóa có sự góp mặt của s,p,d) trở thành liên kết bền vững thì đó rõ ràng là liên kết tạo phức. 2 cái này khác nhau đó ah nha!.

haha. Thứ nhất, đọc qua bài Agate, mình tự tin nói rằng, bro ko đủ chuẩn để nói tui xem lại bất kì mảng kiến thức nào. :24h_060: Thứ nhất, khái niệm CHT trong liên kết Hg-Cl nói riêng và các liên kết của kim loại chuyển tiếp nói chung lạ lẫm với bro, thì thú thật … bạn gà mờ quá :24h_060: Thảo luận chán lắm, đọc nhiều nữa đi rồi hẳn nói chuyện nhé.

Thứ hai, quả thực liên kết phức và liên kết CHT thuần túy có đôi chỗ khác nhau. Nhưng qua các lập luận của bạn, mình nghĩ Agate chỉ nói cho vui thôi chứ thực sự chả biết chúng nó khác nhau cái gì. Đừng tinh tướng bồ nhé.

Còn muốn chứng minh thì nói xuông ko đc, đem chụp IR hay Raman xác định thử độ dài liên kết Hg-Cl may ra có tí chứng cứ (chụp IR dung dịch thì mấy thằng dám làm đây?).

Chứng minh gì vậy??? :24h_086: Chứng minh gì mà phải chụp IR hay Raman để xác định độ dài liên kết Hg-Cl vậy??? :24h_005: Hơn nữa, phổ IR hay Raman đều là phổ dao động (vibrational spectroscopy), mình không hiểu làm thế nào xác định độ dài liên kết của chất??? Ai chửi ngu thì chịu, anh em giúp với :nhacto (

Để giúp bro Agate mở mang tí khái niệm CHT, mình cũng xin chia sẻ tí kiến thức (quote từ sách cả) sau khi nghe lời bạn review lại :24h_060:

Trang 1211 (Ch.29 – Chemistry of the Elements, N. N. Greenwood and A. Earnshaw): Covalency is still more pronounced in HgX2 (X = Cl, Br, I) than in the corresponding halides of Zn and Cd. These compounds are readily prepared from the elements and are low melting volatile solids, soluble in many organic solvents. Their solubilities in water, where they exist almost entirely as HgX2 molecules, decrease with increasing molecular weight, HgI2 being only slightly soluble, and they may be precipitated anhydrous from aqueous solution by metathetical reactions.

Trang 1189 (Ch. 28 – Chemistry of the Elements, N. N. Greenwood and A. Earnshaw): However, in this oxidation state it is copper which provides by far the most familiar and extensive chemistry. Simple salts are formed with most anions, except CN- and I-, which instead form covalent Cu(I) compounds which are insoluble in water.

Ngoài ra, cũng xin bổ sung thêm hai định nghĩa cơ bản lúc đầu tưởng ai cũng biết, nhưng về sau thấy còn vài người chưa biết:

Sự tan: Là sự phá vỡ cấu trúc rắn (tinh thể) của chất tan (solute), kết hợp với sự phá vỡ liên kết (lưỡng cực, hydrogen…) giữa các phân tử dung môi (solvent) để tạo ra tương tác mới ở cấp độ phân tử, ion giữa dung môi và chất tan.

Một ví dụ thấy rõ nhất sự khác nhau giữa sự tan và sự điện li, đó là dung dịch NaCl và dung dịch nước đường. Cả hai đều được nhận định là tan, nhưng NaCl điện li và dẫn điện, còn dung dịch đường thì không dẫn điện.

Sorry anh em nếu những lời trên khó nghe, nhưng mình chúa ghét chú nào “tồ” mà cứ khoái tinh tướng. :tinh (:24h_021::24h_118:

@Tieulytamhoan: Thực sự mình rất yêu vô cơ, và tự thấy kiến thức vô cơ của mình vững nhất trong các mảng. Nhưng ko chuyên, thấy các bạn có hướng lập luận thật khó nghe. Vẫn biết Hóa học tôn trọng thực nghiệm, nhưng để đưa ra kết quả chính xác, và không ai cấm dự đoán nhờ những kiến thức cơ bản cả.

Hãy thử nghĩ đi, về sau, giả sử có gà nào đó hỏi “tại sao chất này tan nhiều hơn chất kia”, “tại sao mp của chất này cao hơn chất kia”, … và nếu theo tieulytamhoan, một hướng trả lời sẽ được chấp nhận, đó là “Đi mà tra handbook, do handbook viết vậy, hỏi ngu thí mịa :24h_060:”, đúng ko nào???

“tại sao chất này tan nhiều hơn chất kia” –> Do handbook viết độ tan của nó cao hơn. “tại sao mp của chất này cao hơn chất kia” –> Do người ta làm thực nghiệm rùi ghi vào handbook nó có mp cao hơn nên …

Và cứ thế … Nghe thật chướng lỗ tai :24h_005:

Chà chà…pa này nervous quá…(cố tình hay thiệt vậy?)

Tui không có ý nói đụng cái gì cũng phải tra handbook, cũng không có nói cấm dự đoán. Ý tui đã nói rất rõ là phải biết cái yếu tố nào tác động mạnh nhất đến chủ thể đang xét để có hướng đi đúng. Về cái vụ điện ly mạnh-yếu thì sách giáo khoa thời tui học cũng như giáo trình hóa đại cương A2 của cô Hoài có nói rất rõ ràng là do độ điện ly alpha quyết định. Do đó, ta phải giải quyết cái chuyện mạnh-yếu đó dựa trên độ điệnly alpha, còn thích dự đoán đựa trên những kiến thức cơ bản cũng được, nghe có lý nhưng tui không thấy thuyết phục lắm. Nhớ hồi xưa khi làm BT có đụng 1 bài so sánh tính acid (không nhớ cụ thể bài nào nữa nhưng nhớ là có gặp qua) tui cũng bị hố khi tra pK thì thấy ngược lại với lý luận của mình (có thể tui lý luận sai) Túm cái váy lại, tui không bác bỏ nhưng cũng không tán đồng lắm cho việc dùng kiến thức cơ bản để dự đoán cái vấn đề điện ly mạnh-yếu này vì mọi chuyện đã quá rõ ràng.

Bùn cười quá, mình nói năng khá là kiêm tốn đó!. BM nên xem lại cả cách ăn nói đi, bạn là admin đó. Còn mình tồ thế nào thì xin ko nói đến, nhưng tinh tướng thì xin nhường cho bạn!.

Theo bạn thì CHT và liên kết phức có khác nhau?, khác nhau ở đâu?-không thấy nói, vậy là bạn chẳng nói được gì có nghĩa cả!. Mình đã đề cập là nó khác nhau ở việc orbital d có tham gia nhiều hay ít đối với liên kết của Hg-Cl. Nếu nó tham gia nhiều độ dài liên kết Hg-Cl có thể dài hơn, Cl là phối tử trong phân tử phức chứ không phải là liên kết CHT với Hg. Ta chỉ cần làm một mô phỏng nhỏ, tối ưu hóa theo kiểu cổ điển MM để xác định xem Hg-Cl dài bao nhiêu. Dựa trên việc mô phỏng phổ dao động có thể tính xem pick dao động hóa trị của liên kết Hg-Cl ở tầm nào, trên phổ thực tế có thể so sánh sự chuyển dịch của pick này so với mô phỏng, nếu nó chuyển dịch về phía số sóng nhỏ thì có thể thấy liên kết Hg-Cl dài hơn bình thường. Đấy là ý tưởng thôi vì phải làm thực tế mới biết được.

Còn phổ quay, dao động-quay và độ dài liên kết có mối liên hệ với nhau chặt chẽ. Về lý thuyết đối với vạch phổ quay, từ tần số các vạch phổ tính được B-hằng số quay và D-hằng số ly tâm. Với B=h/(8.pi2.c.muy.r2) ta sẽ xác định được r: khoảng cách giữa hai hạt nhân. Còn đối với phổ dao động-quay, tính được tần số dao động điều hòa-Ve, từ đó tính được hằng số lực K thông qua Ve=(1/2.pi).sqrt(K/muy); có thể dùng K để nhận xét độ dài liên kết và năng lượng liên kết. Chú ý là phổ dao động luôn luôn là phổ dao động quay. IR và Raman là hai phổ thuộc loại này.

Cần nhắc là bạn đang nói chuyện trên những định nghĩa và phỏng đoán, bạn đâu có đưa ra được cái gì định lượng mà nói đó có phải là liên kết cộng hóa trị hay không? và bạn cũng chẳng nói được cái gì sai trong cách giải thích của tôi, chỉ hoàn toàn là chụp mũ. Cũng vì những định nghĩa và quan điểm cố chấp và thiển cận đó nên mình sẽ không tranh luận thêm. Còn nói riêng về liên kết, bạn chưa đủ tư cách để nói chuyện với mình đâu, nói thật đấy!. Mấy thứ bạn đọc chỉ dành cho SV đại cương thôi… Buồn!. Nếu không phải vì Hg là KLCT khả năng gặp sai số lớn nếu không có các tham số hiệu chỉnh, thì chỉ cần 30p mình có thể mô phỏng và cho bạn kết quả năng lượng liên kết cũng như khả năng phân ly của hợp chất này trong một hộp mô phỏng có HgCl2 và một số phân tử nước tương ứng với môi trường dung dịch!.

Người ta dùng phương trình ion chứ đâu có dùng pương trình phân tử đâu, đâu chắc là có HCl làm trung gian? H+ + MnO2 + Cl- là được mà? Cũng giống như bạn cho Cu vào dung dịch HCl + NaNO3 vẫn thấy có khí bay ra đó thôi: H+ + NO3- + Cu ----> Cu2+ + khí (NO,NO2…) :24h_060:

Cái kiểu nói ái lực của chất này với chất kia có vẻ hữu dụng đó :24h_060: Ngay như: tại sao những kim loại tính khử tương đối cao mà gặp S vẫn ko phản ứng tại đk thường, trong khi đó chỉ cần nhỏ giọt Hg vào là phản ứng tức thì. Hay như Mg+N2 phản ứng ngay, nhiều kim loại khủng hơn Mg chưa chắc đã phản ứng với N2 ở đk thường. Tất cả mấy cái đó mình cũng chỉ mới được nghe là … “ái lực” :010:

theo mình thì do tạo phức tan H2SiF6 nên phản ứng xảy ra. HF+SiO2=SiF4+H2O SiF4+HFdu=H2SiF6