Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Oleum là hỗn hợp của H2_S_O4, H2_S2_O7 và S_O3 tan dư

giúp em tóm tắt kiến thứ của các HALOGEN F CL BR I em cảm ơn ạ !

F là phi kim hoạt động mạnh nhất

clo là chất khí màu vàng lục rất độc và nặng hơn không khí

Bạn xem thêm nhé. Bạn có thể vào blog của mình tải sổ tay Hóa học cấp 3 tham khảo nhé: http://violet.vn/thiendongduc Mong các bạn ủng hộ cho Blog của mình. Thanks.

  1. Cấu tạo nguyên tử  Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là ns2np5. Dễ dàng thực hiện quá trình : X2 + 2e -> 2X Thể hiện tính oxi hoá mạnh.  Số oxi hoá: Flo chỉ có số oxi hoá 1, các halogen khác có các số oxi hoá 1, +1, +3, +5 và +7.  Từ F2  I2: tính oxi hóa giảm, tính khử tăng, độ âm điện giảm.
  2. Tính chất vật lý F2, Cl2 là chất khí, Br2 là chất lỏng, I2 là chất rắn. Khí flo màu lục nhạt, khí clo màu vàng lục, chất lỏng brom màu đỏ nâu, tinh thể iot màu tím đen. Các halogen đều rất độc. F¬2 không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh; Các halogen khác tan tương đối ít trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như: C6H6, CCl4,….
  3. Tính chất hoá học Tính chất hóa học đặc trưng của các halogen là tính oxi hóa mạnh a. Phản ứng với hiđro: Xảy ra với mức độ khác nhau: H2 + F¬2¬ -> 2HF phản ứng xảy ra ngay trong bóng tối, ở đk thường, nổ H2 + Cl¬2¬ -> 2Cl phản ứng xảy ra khi chiếu sáng hoặc có đốt nóng, nổ H2 + Br¬2¬ -> 2HBr phản ứng xảy ra khi đốt nóng H2 + I¬2¬ 2HI phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao, thuận nghịch b. Phản ứng mạnh với kim loại 2Fe + 3Cl2¬ -> 2FeCl¬3 Phản ứng tạo thành hợp chất ở đó kim loại có số oxi hoá cao (nếu kim loại có nhiều số oxi hoá như Fe, Sn…) c. Phản ứng với H2O: Khi cho halogen tan vào nước thì:  Flo phân huỷ nước: F2 + H2O -> 2HF + 1/2O2  Clo tạo thành hỗn hợp 2 axit: Cl2 + H2O HCl + HClO  Brom cho phản ứng tương tự nhưng tan kém clo.  Iot tan rất ít. d. Phản ứng với phi kim khác 2P + 3Cl2 -> 2PCl3 2P + 5Cl2 -> 2PCl5 Cl2, Br2, I2 không phản ứng trực tiếp với oxi. e. Phản ứng với dung dịch kiềm  Clo tác dụng với dung dịch kiềm loãng và nguội tạo thành nước Javen:
    • NaOH + H2O  Clo tác dụng với dung dịch kiềm đặc và nóng tạo thành muối clorat:
    • NaOH + H2O  Clo tác dụng với vôi tôi tạo thành clorua vôi:
    • Ca(OH)2 bột ẩm, huyền phù + 2H2O Nước Javen, clorua vôi là những chất oxi hoá mạnh do Cl+ trong phân tử gây ra. Chúng được dùng làm chất tẩy màu, sát trùng. f. Halogen mạnh đẩy halogen yếu ra khỏi hợp chất: 2Cl2 + NaBr -> 2NaCl + Br2 g. Oxi hóa các hợp chất có tính khử: Cl2 + 2FeCl2¬ 2FeCl3 Br2 + SO2 + 2H2O 2HBr + H2SO4 I2 + 2Na2S2O3 Na2S4O6 + 2NaI
  4. Ứng dụng và điều chế clo  Clo được dùng để:
    • Diệt trùng trong nước sinh hoạt ở các thành phố
    • Tẩy trắng vải sợi, giấy
    • Sản xuất nước Javen, clorua vôi, axit HCl
    • Sản xuất các hoá chất trong công nghiệp dược phẩm, công nghiệp dệt…  Trong phòng thí nghiệm, clo được điều chế từ axit HCl: 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2 O 16HCl + 2KMnO4 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O  Trong công nghiệp: clo được điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối clorua kim loại kiềm. Khi đó clo thoát ra ở anôt theo phương trình. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + H2 + Cl2

Thì sách kêu là clo,brom,iot khong tác dụng trực tiếp với oxy,nito thui mờ, còn cái HFO=HF + O2 thì axit khác trong nhóm cũng có mờ, chắc do HFO là axit quá yếu nên rất rất dễ bị phân hủy hơn các axit khác thui, dù sao em cugnx cảm ơn các anh nhiều !!!

Đầu năm cho em hỏi mấy vấn đề về halogen xíu nha(đi thẳng chớ mắc công mang tội spam): 1/Tại sao khi điều chế F2 bằng cách điện phân dd thì bên cực âm phải được làm bằng đồng hoặc thép đặc biệt còn cực dương phải được lằm bằng than chì. 2/Tại sao FeCl3 tác dụng được với NaI mà không tác dụng được với NaBr ??? 3/Giải thíc cho em giùm cái độ dài liên kết với năng lượng liên kết với, chẳng có sách nào nói thêm ! 4/Giải thích cho em cái liên kết hidro nữa,khi nào thì bít chất đó có chứa liên kết hidro,biết là khi phân tử có liên kết hidro thì nó sẽ có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao, nhưng nó ảnh hưởng cụ thể như thế nào ?? 5/Trong phòng thí nghiệm, ta có thể điều chế X2(halogen) bằng cách cho tác dụng trực tiếp các chất MnO2,H2SO4 đặc và NaCl khan có đun nóng. Quy chết phản ứng: 2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl (1) 4HCl + MnO2 (nhiệt độ)= MnCl2 + Cl2 + 2H2O (2) MnCl2 + H2SO4 = MnSO4 + 2HCl (3) Nhưng em hok hiểu ở đây là ở phương trình (1) HCl là chất khí còn ở phương trình (2) chất tham gia phản ứng cần dd HCl đặc mới được. Giải thích giùm em !! 6/Trong Sách Giáo Khoa nói nước clo chỉ gồm H2O,Cl2,HCl,HClO mà sao khi độc thêm trong sách nâng cao thì còn có là HCl là axit mạnh nên phân li hoàn toàn thành ion H+ và Cl-,còn HClO chỉ phân li một phần thành H+ và ClO-. Tất cả các ion này và HClO còn lại bị hidrat hóa nữa cộng với Cl2 ra nước Clo. Dậy là sao hở mấy anh, chẳng lẽ sách giáo khoa đồ thiếu !!! Cho em thanks trước, hì !!!

1.Cho tớ hỏi liệu có PT nào từ HCLO sinh ra CL hok ?? --Nếu có thì HCLO2 -3-4 cũng làm được vậy hok ?? 2.Bác nào có cuốn E-Book về điện phân có thể share cho em được hok ?? 3.Trong mọi acid ,có fai HCLO4 là acid có tính khử mạnh nhất hay hok ???

…M0ng các bác trả lời sớm…vô cùng cám ơn ^^¬!..

[QUOTE=Trunks;34273]Đầu năm cho em hỏi mấy vấn đề về halogen xíu nha(đi thẳng chớ mắc công mang tội spam): 1/Tại sao khi điều chế F2 bằng cách điện phân dd thì bên cực âm phải được làm bằng đồng hoặc thép đặc biệt còn cực dương phải được lằm bằng than chì.

  • Điều chế F2 người ta đpnc hỗn hợp KF + 3HF dễ nóng chảy (66 độ C). Cực dương và cực âm phải làm vậy vì F2 có tính oxi hóa rất mạnh.

2/Tại sao FeCl3 tác dụng được với NaI mà không tác dụng được với NaBr ???

  • Do thế điện cực của các cặp oxi hóa khử này khác nhau. E mới học halogen nên chưa biết. E tìm thêm cuốn hóa Vô cơ của thày Hoàng Nhâm đọc rõ ngay.

3/Giải thíc cho em giùm cái độ dài liên kết với năng lượng liên kết với, chẳng có sách nào nói thêm !

  • Độ dài liên kết và năng lượng liên kết em tìm đọc trong cuốn Cấu tạo chất của thày Vũ Đăng Độ hoặc cuốn Hóa vô cơ Hoàng Nhâm cũng được. Nói ra hơi dài dòng. Nhưng có thể nói liên kết càng dài càng kém bền. Khả năng đứt trong phản ứng hóa học càng mạnh.

4/Giải thích cho em cái liên kết hidro nữa,khi nào thì bít chất đó có chứa liên kết hidro,biết là khi phân tử có liên kết hidro thì nó sẽ có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao, nhưng nó ảnh hưởng cụ thể như thế nào ??

  • Liên kết Hidro xảy ra khi phân tử có 1 hoặc nhiều liên kết giữa H với các nguyên tố có độ âm điện lớn hơn. Khi có liên kết H các phân tử liên kết với nhau tạo nên những phân tử lớn. Chính liên kết giữa các phân tử làm tăng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy.

5/Trong phòng thí nghiệm, ta có thể điều chế X2(halogen) bằng cách cho tác dụng trực tiếp các chất MnO2,H2SO4 đặc và NaCl khan có đun nóng. Quy chết phản ứng: 2NaCl + H2SO4 = Na2SO4 + 2HCl (1) 4HCl + MnO2 (nhiệt độ)= MnCl2 + Cl2 + 2H2O (2) MnCl2 + H2SO4 = MnSO4 + 2HCl (3) Nhưng em hok hiểu ở đây là ở phương trình (1) HCl là chất khí còn ở phương trình (2) chất tham gia phản ứng cần dd HCl đặc mới được. Giải thích giùm em !!

pt (1) HCl là sản phẩm dễ bay hơi và phản ứng được đun nóng. pt (2) HCl phải đặc để mức độ tiếp xúc cao hơn, nâng cao khả năng, tốc độ phản ứng.

6/Trong Sách Giáo Khoa nói nước clo chỉ gồm H2O,Cl2,HCl,HClO mà sao khi độc thêm trong sách nâng cao thì còn có là HCl là axit mạnh nên phân li hoàn toàn thành ion H+ và Cl-,còn HClO chỉ phân li một phần thành H+ và ClO-. Tất cả các ion này và HClO còn lại bị hidrat hóa nữa cộng với Cl2 ra nước Clo. Dậy là sao hở mấy anh, chẳng lẽ sách giáo khoa đồ thiếu !!!

  • do mức độ kiến thức của mỗi SGK yêu cầu khác nhau nên các tác giả đưa nội dung vào cũng khác nhau.

Hix, cho em cảm ơn nhưng mờ cho em hỏi thêm,anh có ebook về 2 quyển sách anh nói hok, cho em lun, chớ đang cần gắp mà chỗ em ở trên núi nên hơi khó kiếm sách với lại anh bị lạc đề cái câu 5 rùi, ý em thắc mắc là tại sao ở PT (1) là chất khí, trong khi H2SO4 đặc thì làm sao có thể biến HCl từ khí sang axit đậm dặc để tham gia phản ứng ở phương trình (2) áh chớ, còn cái anh nói thì em cũng đã bít !!!

1/ 2HClO + 2H(+) + 2e -> Cl2 + 2H2O (E0 = +1.63 V) Khi tác dụng với các chất khử trong dung dịch. Nhưng do Cl2 có tính oxh mạnh nên trong các pư này thường clo bị chuyển luôn thành Cl-. 2/ tôi cũng đang cần. Nếu tìm được share t với nhé. Thanks 3/ HClO4 là axit mạnh nhất đã biết, là chất ôxh mạnh nhất:

  • Axit khan: gỗ - giấy bốc cháy; nổ khi tiếp xúc với axit khan.
  • Nó là axit trong các dung môi: H2SO4; HNO3,…

Giải thích hiện tượng xảy ra khi cho từ từ dd HCl,CO2,dd AlCl3 vào dd NaAlO2 cho tới dư.Viết các PTHH xảy ra.

nhưng quan trọng là có HFO hay k ?

>"< Theo tớ thì HCLO mới là acid có tính oxh mạnh nhất chớ :-/

Nếu điều chế riêng rẽ thì HCl là chất khí, nhưng vì mình trộn luôn mấy cái đó với nhau nên HCl vừa sinh ra đã chém luôn MnO2 tạo thành Cl2 luôn.

HCLO4 mạnh nhất bạn à

Trên đời làm gì có cái nhất :smiley: HClO4 tuy mạnh nhưng HI mạnh gấp cả nghìn lần, em nói theo số liệu trong sách thầy Hoàng Nhâm, ngoài ra còn có các siêu axit, em mới thấy trên báo :smiley: :"> về tính ôxi hóa thì ClO4- cũng mạnh, nhưng chưa phải nhất. Theo thế oxihoas khử chuẩn mà nói thì hiện tại Flo oxi hóa hàng đầu :smiley:

theo em nghĩ chắc là HCLO có tinh oxh mạnh nhất.ở đây đang nói axit chứ có nói chất nào có tính oxh mạnh nhất đâu mà Flo:03:

theo em còn cả nồng độ và chất xúc tác nữa.biểu thức anh nói là về nồng độ.còn ảnh hưởng của nhiệt độ:v2=v1.k^(T2-T1/10) trong đó:v1,v2 là tốc độ pứ ở T1 và T2 k là hệ số nhiệt độ cho biết tốc độ pứ tăng bn lần khi nhiệt độ tăng 10 độ C

k= Ae^(-Ea/RT) ==> k phụ thuộc Ea - Năng lượng hoạt hóa và nhiệt độ. Do chất xúc tác làm giảm Ea phản ứng ==> k cũng phụ thuộc chất xúc tác. Dĩ nhiên k cũng phụ thuộc bản chất chất phản ứng :slight_smile: Nồng độ ko ảnh hưởng đến k.:03:

ý bạn là cho từng dung dịch trên vào à? Chứ cho cả lũ vào thì … loạn thật đấy :smiley: a) đầu tiên tạo ra Al(OH)3 và NaCl sau đó là pt hòa tan Al(OH)3 bình thường. b) pứ này cũng hay : NaAlO2 + CO2 + H2O —> Al(OH)3 + NaHCO3 (hay Na2CO3 cũng được nhưng cân bằng khó hơn :D) c) :smiley: Cho AlCl3 vào dd trên thì có gì đâu nhỉ :smiley: (hay chấp nhận Al3+ có tính axit để mà tạo kết tủa rồi tan =)) nói chứ không có đâu)