Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

pư giữa F2+ H2O sẽ không tạo HOF mà ptpu sẽ đúng như camvan1989. F2+ H20 -> H+ + F- + O2 để giải thích pư này mình nghĩ ban nên tim hiểu theo “thế điện cực chuẩn của Halogen và oxy trong nước”.

về phương diện nhiệt động hóa học thì với clo, brom quá trình oxy hóa nước giải phóng oxi có thể xảy ra được nhưng đòi hỏi năng lượng hoạt hóa sẽ cao hơn nên phản ứng sẽ xảy ra theo hướng khác H20 + X2 <=> H3O+ + X- +HOX (X: Cl, Br, I) pư trên là pu thuận nghịch

ùh. đúng là khử Fe2O3 bằng CO sẽ như trathanh nhưng mình muốn nói cho rõ hơn một chổ. khi CO dư thì tạo thành Fe, nhưng khi thiếu thì sẽ tạo thành hỗn hợp 4 chất bất kể hàm lượng CO Fe2O3 như thế nào. khi làm bài tập sai chỉ ở chổ này thôi

sách thầy Nhâm có viết : khi phóng điện êm qua hh flo và oxy ở nhiệt độ thấp thu được F2O3 là chất lỏng màu đỏ máu phân hủy ở -163oC theo pứ : F2O3 = F2O2 + O2 :24h_124:

Flo phản ứng với oxi ở điều kiện khắt nghiệt, và chất tạo thành dễ bị phân hủy thành những dạng bền hơn. mình có một số thông tin là : F2O3 (Ozon điflorua) được điều chế bằng cách phóng điện qua hỗn hợp nguyên tố ở 73K dưới áp suất 1,6kPa. F2O3 tự phân hủy từ nhiệ độ 268K trở lên: 2 F2O3 → O2 + 2 F2O2

F2O4 (tetraoxit diflorua) được điều chế từ các nguyên tố qua phóng điện ở nhiệt độ 60k đến 70K.Ở nhiệt độ trên 100K, F2O4 bị phân hủy, tạo thành ozon điflorua và oxi.

thía là cái pư ở sách em là sai à ??

các đại ca cho em hỏi 1 số w có sách hóa hay hay nào không ạ.em xin cảm ơn nhìu

bây giờ mình cũng rối quá! khi đọc cuốn sách " Bài Giảng HÓA VÔ CƠ I" do cô Nguyễn Thị Thu Thủy (hiện đang là trưởng bộ môn hóa khoa sư phạm -DH Cần Thơ) biên soạn lại có dòng thông tin này nè:

"chương IV- VI.2 Hợp chất có số oxi hóa +1.

  • trong các acid hipohalogenơ. acid HFO có những tích chất khác biệt, so với các acid khác trong nhóm. HFO: acid hipofluoro được tạo nên khi cho khí F2 ở áp suất thấp đi qua nước ở 273k. HFO có thể tách ra ỏ trạng thái tự do. nhiệt độ thấp nó là chất rắn màu trắng nhiệt độ nóng chảy -173 oC. ở nhiệt độ thường dễ bị phân huỷ 2HFO = 2HF+ O2 "

kiểu này xin các pro xác định chính xác dùm ha

Đọc bài trả lời của tieulytamhoan mình bỗng nhớ lại câu chuyện thuở nhỏ. Ngày xưa, mình buồn buồn ngồi nghĩ cách chứng minh 1+1=2; ngẫm nghĩ thời gian, mình tự đưa ra câu trả lời cho bản thân. Chỉ cần xuất phát từ biểu thức 2-1=1, chuyển vế đổi dấu, thế là ra 1+1=2 :24h_122::013:

Mình nhớ đã một lần nào đó, mình có góp ý về cách tiếp cận và hướng giải quyết vấn đề của tieulytamhoan, về lý thuyết độ tan trong topic sau: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=22955#post22955

Thực sự chúng ta ko nên lấy một hệ quả (biểu thức 2-1=1) để chứng minh cho một hệ quả khác tương tự (1+1=2).

Trong bài độ tan được trích dẫn ở trên, tieulytamhoan lấy tích số tan để giải thích về độ tan. Còn trong topic này, tieuly lại lấy độ điện ly cũng như hằng số điện ly để lý giải cũng như đánh giá chất điện ly mạnh hay yếu.

Mình không hoàn toàn đồng ý với cách lập luận này. Theo mình, muốn lý giải về mặt lý thuyết, nên tập trung vào các tính chất liên quan giữa điện tích hạt nhân, cấu hình electron cũng như bán kính nguyên tử (ion).

Mình hoàn toàn đồng ý với chem’s heart về lập luận trên. Và sẽ đầy đủ hơn, nếu chem’s heart giải thích cho anh em về bản chất độ tan. Để support cho nhận định bạn trích dẫn:

“Đa số các muối ít tan đều là các chất điện li mạnh (theo quan điểm mới của SGK), trừ các muối mang tính chất cộng hóa trị như muối CuS”

Một vài góp ý chen ngang!

Chào các bạn! Cho mình hỏi là nhiệt độ ngưng tụ của hơi nước là bao nhiêu? Cái nhiệt độ ngưng tụ của hơi nước có bị ảnh hưởng bởi áp suất không? Thanks các bạn rất nhiều!

BM nói giải thích về vụ tan là phải đi từ bản chất tính tan: iữa điện tích hạt nhân, cấu hình electron cũng như bán kính nguyên tử (ion)…OK Tuy nhiên, mình trả lời cho câu hỏi manh-yếu —> phải có thang đo —> tính toán cụ thể chứ không dùng bán định lượng được.

Câu hỏi ban đầu của chủ topic theo mình hiểu:

Các bạn giúp mình giải thích ví sao HgCl2 là chất điện li yếu

Là lí giải về mặt bản chất hóa học (liên kết …) tại sao HgCl2 là chất điện ly yếu.

Dọc theo mạch thảo luận của các bạn khác, đều nêu ra một số yếu tố để lý giải HgCl2 là chất điện ly yếu. Như Chem’s Heart lý giải dựa vào đặc điểm liên kết của các nguyên tố chuyển tiếp, hay divangcuoctinh đưa ra giả định về sự liên quan giữa độ điện ly với nhiệt hydrate hóa.

Do vậy, mình thấy câu trả lời của tieulytamhoan ko đi vào mạch của bài viết.

Mặt khác, theo quan điểm cá nhân, khi mình được hỏi tại sao acid này mạnh hơn acid kia, tại sao base này là một base yếu, mình đương nhiên ko nghĩ tới câu trả lời là dò pKa hay Ka của các chất đó, và trả lời “acid này mạnh hơn acid kia vì Ka của nó lớn hơn Ka của thằng kia”, hay “base này yếu do trên thang đo Kb của nó khá thấp so với những thằng khác”…:3:

Còn đối với câu trả lời của tieulytamhoan ở trên, nói thực ra mình chỉ cần biết một trong hai thông số alpha hoặc K, cũng đủ đánh giá mọi vấn đề rồi, ko cần phải qua tính toán chi li như trên. Những tính toán trên chẳng khác nào ví dụ của mình “Chứng minh 1+1=2 ta xuất phát từ biểu thức 2-1=1 rồi chuyển vế đổi dấu”.:nguong (

Hãy tự nhìn nhận, xem hướng lý giải vấn đề đó có rõ ràng hay ko??? Một vài ý kiến chủ quan.

:nguong (:24h_064:

Chuyện độ mạnh yếu của acid-base BM không nghĩ ngay đến việc tra pKa cũng được vì đã có 1 số cách giải thích như đã học trong vô cơ đại cương & vô cơ 1. Khi bí lắm thì mới tra để làm sáng tỏ vấn đề. Tuy nhiên, với chuyên điện ly thì sách giáo khoa thời mình học đã có nói rất rõ là dựa trên độ điện ly alpha. Độ điện ly alpha chỉ tính được khi biết số phân tử chất phân ly ra ion. Chuyện này khó mà tính trực tiếp được nên phải lập biểu thức liên hệ giữa alpha với các thông số cố định đã biết trước là nồng độ ban đầu của chất ấy & hằng số điện ly K có thể tra được.

Ý kiến của mình là vậy. Anh em góp ý giải quyết vấn đề này với nhé.

theo ý kiến chủ quan của em nghĩ thì tốt nhất ta nên xét đến những giá trị bản chất của liên kết (như độ âm điện, đặc điểm liên kết…) hơn là xét vào những số đo như độ điện li hay các hằng số Ka … bởi vì thực tế tuy không thể tính các đại lượng này nhưng ta có thể suy đoán, so sánh chúng dựa vào bản chất của các chất, của liên kết … Tuy nhiên thì hóa học khác với vật lý, chỉ dựa vào lý thuyết tính toán kô thể đưa ra kết luận gì, như em cũng từng thắc mắc là làm cách nào để suy đoán độ tan của một chất bất kỳ nếu ko kể tới… dùng bảng tính tan và kinh nghiệm?

em ko rành lắm về bản chất độ tan, nhưng theo chương trình SGK mới thì nguyên nhân các chất ít tan là các chất điện ly mạnh là do QUY ƯỚC sau: độ diện ly anpha = số mol ion phân ly/ số mol CHẤT TAN:

giả sử ta lấy AgCl làm ví dụ, ta có các quá trình sau:

AgCl(rắn) <=> AgCl(dung dịch) K (rất bé) (1)

AgCl(dung dịch) <=> Ag+ + Cl- (2)

như vậy ở đây, dộ điện li anpha sẽ = số mol AgCl điện ly ở phương trình (2) chia cho số mol AgCl TRONG DUNG DỊCH ban đầu, như vậy tuy có rất ít AgCl điện ly trong dung dịch nhưng nếu xét tới lượng chất tan AgCl trong dung dịch thì đa số AgCl đều điện ly mạnh thành Ag+ và Cl-, nói túm lại là tuy AgCl tan ít nhưng lượng tan được đi65n li mạnh nên các chất ít tan vẫn là các chất điện ly mạnh!

Em nhớ em được giải thích như vậy đó, nhưng ko bít có thiếu sót j` ko! ^^ (sorry, tết nên hok có zô diễn đàn trả lời, CH trả lời hơi muộn! :D)

Na là kim loại mạnh còn H2CO3 là axit yếu

Nhiệt độ ngưng tụ của nước chính là nhiệt độ bay hơi (nhiệt độ sôi) của nó. Áp suất càng cao thì nhiệt độ sôi tăng có nghĩa là nhiệt độ ngưng tụ tăng.

Nước ở thể lỏng bay hơi ở mọi nhiệt độ, không phải chỉ có sôi mới bay hơi. Vi dụ đon giản là nước bay hơi khi trời nắng, nhiệt độ chỉ khoảng 30-40 độ thôi.

Mod ơi có thể giải thik dùm em oleum là j hok... >"< đọc mỏi mắt chả hiểu je cả :expressionless: … còn cái hơp chất có dạng A.nB có nghĩa là je ah :frowning: … còn fan` này chưa thông … nhờ Mod jup để up lên sách 11 … ^^~! ) .Thax trc’ :smiley:

hòa tan hết 23,8 g hh A gồm muối axit và muối trung hòa của 1 kim loại kiềm R trong dd HCl 7,3% vừa đủ thu đc. dd B và 4,48 l khí cacbonic ở đktc. Xác định R và tính % khối lượng mỗi muối trong hh A ( cảm ơn mọi người rất nhiều:24h_030::24h_030:)

giải thích nhưng chỉ sợ không chuẩn nắm mình nhớ là oleum là dung dịch h2so4 đạm dặc có thêm so2 nhưng không nhớ chính xác là bao nhiêu. AnB đơn giản là tyw lệ phân tử hay là phối trộn phân tử thôi. ví dụ h2o hayh2so4.10h2o

vì sp có CO2 –> muối RHCO3 và R2CO3 viết 2 ptrinh ra từ hai pt thấy số mol hỗn hợp muối = số mol CO2 = 0,2 có số mol và khối lượng –>khối lượng mol trung bình hai muối(Mtb) lập luận R+61<Mtb<2R+60 –> tìm được khoảng của R ĐS: R là Kali Thân!