Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Nhưng theo ý kiến của thầy Lê Phạm Thanh thì thứ tự là HClO3 > HBrO3 > HIO3 ???

Nếu xét tính acid (mạnh hay yếu) thì đã thảo luận ở đây Diễn đàn Thế Giới Hoá Học Nếu xét độ bền thì có thể dựa vào cộng hưởng để giải thích tính bền của các anion ClO3-, BrO3-, IO3-. Mình tra trên mạng thì đúng là không có khái niệm stability of acid mà chỉ có độ bền của các chất theo các tiêu chí như innovation đã nói .

[b]Các bạn có thể tham khảo thêm tại “Hóa Học vô cơ, tập 2” của GS. Hoàng Nhâm Trang 268 : “… Cả 3 axit HXO3 đều có tính oxi hóa mạnh, tính oxi hóa đó giảm từ clo đến iot : 2HClO3 + 10H+ + 10e –> Cl2 + 6H2O ; Eo = +1,47V 2HBrO3 + 10H+ + 10e –> Br2 + 6H2O ; Eo = +1,52V 2HIO3 + 10H+ + 10e –> I2 + 6H2O ; Eo = +1,20V…” Điều này còn được thể hiện qua dữ kiện “…HClO3 và HBrO3 chỉ tồn tại ở trong dung dịch, trong khi đó HIO3 có thể kết tinh dưới dạng tinh thể không màu, nóng chảy ở 110oC…”

Giải thích : theo mình thì ta phải giải thích qua độ bền của số OXH +5 của X trong XO3-, hay độ bền của anion XO3-[/b]

Bạn cho số liệu như vậy không thấy mâu thuẫn sao?Thế khử của BrO3- lớn nhất đó

cho mình hỏi 1 tí hợp chất này đọc là ji Ca(H2PO4)2

Ca(H2PO4)2 canxi đihydrophosphat

1.cho mình bit kiểu lai hóa và cấu trúc phân tử PBr2F3 và P(CH3)2F3 2.CTCT của Ca5F(PO4)3:24h_027:

CO32− +2 H2O ⇋ HCO3− + H2O + OH− ⇋ H2CO3 +2 OH− Trong dung dịch tồn tại cân bằng này, khi đun nóng thì CO2 bay đi, cân bằng dịch chuyển qua chiều tạo nhiều OH- nên pH dung dịch tăng . Thân!

sau khi đun nóng thi NAHCO3 có tính bazo

mình có 1 số vấn đề cần được giải thích như sau: -các bạn hãy nêu thật rõ (rõ hơn SGK) về cơ chế lai hóa dùm mình, mình không tài nào hiểu nổi lúc thì phân lớp này phân lớp nọ, mà qua thằng khác lại nói khác !!! -tại sao trong phân tử BeH2 lại lai hóa sp, dù Be có cấu hình là 1s2 2s2 KHÔNG HỀ CÓ PHÂN LỚP P, SAO NÓ LẠI CÓ LAI HÓA SP??? -tại sao C2H2 lại có lai hóa SP2 ??? mong các bạn nói thật rõ cho mình và rất nhiều bạn khác hiểu. chân thành cảm ơn.

Cái thuyết lai hóa này thật sự rất mù mờ:24h_027:. thứ 1 bạn phải tìm đọc sách nhiều mới hiểu và thứ 2 bạn nên nắm vững cách viết công thức cấu tạo thi` sẽ có thể xác định được lai hóa ( khoảng 80%). Nếu bạn đã học đến bài liên kết pi, liên kết sic-ma, thì chỉ cần dựa vô số liên kết sic-ma để đoán lai hóa. ví dụ BeH2 thì có 2 liên kết sic-ma nên là lai hóa sp: H-Be-H.còn CH4 có 4 liên kết sic-ma nên sẽ lai hóa sp3 –> số liên kết sic-ma = Số s + số p Vd: 4 liên kết sic-ma = 1s + 3p 3 liên kết sic-ma = 1s + 2p … ĐÓ là do tớ tìm tòi và tự khám phá. có thể đúng trong nhiều trường hợp ( đôi khi sai với những chất phức tạp) CÒn Be trong BeH2 đã được kích thích nên có cấu hình 1s2 2s1 2p1 vì vậy nó có 1 e trong obitan p và obitanp đó thiếu 2e để đạt cấu hình bán bãn hòa nên cần thêm 2e của H để đạtcấu hình bán bão hòa. Bạn có thể tìm đọc các cuốn sách hóa như BT hóa Đại Cương của Ng Đức Chung… mình là Kha lớp 10 chuyên Hóa Tr Quốc Học Huế. mong bạn hiểu và học tốt:24h_057:

Mặc dù Be có cấu hình là 1s2 2s2 nhưng ở trạng thái kích thích thì be có cấu hình là 1s2 2s1 2px1 nên 1AO 1S sẽ tổ hợp với 1AO2p tao thành 2AO sp. Và BeH2 có CTCT là H-Be-H nên nó có dạng là ABmEn với m+n=2, A là nguyên tử trung tâm, là số cặp e ko liên kết.

có ai biết thì chỉ giáo dùm!!! những phản ứng nào của Al tạo ra muối AlO2 nhỉ??? thanks

AlO2- là gốc của một acid yếu HAlO2 của nhôm trong đó nhôm có hóa trị 3. Hiện tại theo kiến thức của mình thì, Al chỉ tạo ra muối này khi phản ứng với base, trong trường hợp thông dụng mà bạn thường gặp nhất là các dd kiềm KOH, NaOH. Tuy nhiên thực chất phản ứng này xảy ra là do Al tác dụng với nước như K, Na, Ca, Ba… phản ứng với H2O vậy đó. Nhưng sau khi tạo ra hydroxid thì đây là 1 hydroxyd dạng keo, nó sẽ bao phủ lấy kim loại nhôm, ngăn phản ứng tiếp tục xảy ra. Khi có mặt Kiềm thì dd kiềm sẽ hòa tan lớp màng này tạo muối AlO2, và phản ứng tiếp tục xãy ra như trên. ptpu: 2Al + 3H2O -> Al(OH)3 + 3/2H2 Al(OH)3 + 3NaOH -> NaAlO2 +H2O pu tổng: Al + H2O +NaOH -> NaAlO2 + 3/2H2 Chú ý phân biệt giữa Zn và Al ta sử dụng dd NH4OH, Zn phản ứng được còn Al không phản ứng được, do đây là 1 base yếu sẽ không thể hòa tan đượclớp hydroxyt bao quanh Kim loại nhôm, do đó phản ứng giữa nhôm và NH4OH ko xảy ra. Chúc bạn học tốt! Thân

Hình như bạn viết nhầm thì phải, C2H2 (axetilen) có 2 C lai hóa sp đâu phải sp2. Thật ra thuyết lai hóa không khó hiểu, nó giống như 1 quy ước để giải thích cấu tạo của một vài chất có dạng AB hoặc AB2. Bạn nên xem xét lại nhé!:24h_122:

Thực chất trong dd muối AlO2 thì không tồn tại ion AlO2- mà là ion Al(OH)4-. Trong các muối Al bình thường khi phân li sẽ tạo ra ion Al+, ion này sẽ kết hợp với các phân tử nước tạo thành Al.6H2O vì vậy nhóm nguyên tử này có khả năng cho H+ (H của nước) và còn tùy vào nồng dộ của gốc OH- trong môi trường mà nhóm nguyên tử này có thể cho bao nhiêu H+ để tạo thành [AL.5H2O(OH)]2+ [Al.4H2O(OH)2]1+ … nếu là trong dung dịch kiềm mạnh thì sẽ có 4 ion H+ phân ly ra tạo thành [Al.2H2O(OH)4]- gốc ion này sẽ kết hợp với ion kim loại tạo ra muối hnưng vì đẻ phưong trình đơn giản nên người ta viết là muối AlO2-. Còn kim loại Al thì khác với các kim loại như Mg và Zn hai kim loại này khi đung nóng thì vẫn tạo được dd bazơ, còn nhôm vì có lớp Al2O3 bên ngoài nên không tác dụng được với nước dù là có đun nóng cách duy nhất là phải cạo bỏ lớp nhôm oxit bên ngoài.

:vanxin(ơ C là 2s2p2 có 2e ht rùi mà đâu phải lai hóa??

:nhau (các bạn a ! giúp minh với các thuyết lai hóa sao khó thế khi minh mới học lơp 10 thôi .Minh cần gấp lám các bạn hãy giúp mìn : :24h_052:

các yếu tố ảnh hưởng đến hằng số tốc độ pứ?

Ủa, thế bác Long không nhớ cái đề thi 2008 à? Người ta hỏi là tại sao BCl3 không nhị hợp mà AlCl3 lại có cơ mà?