Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Các nguyên tố tạo acid HClO3, HBrO3 và HIO3 đều ở phân nhóm VIIA. Theo quy luật từ trên xuống trong một phân nhóm chính tính kim loại tăng dần, do vậy số oxy hóa dương cao bền dần. Tuy nhiên do sự hiện diện của dãy nguyên tố chuyển tiếp thứ nhất (dãy 3d) giữa Brom và Clor làm cho Brom có nhiều hơn 18 proton trong nhân so với Clor, làm lực hút của hạt nhân đến các electron hóa trị tăng lên. Do hiệu ứng đâm xuyên của các electron 4s lớn hơn 4p nên sự chênh lệch năng lượng giữa cac phân lớp 4p và 4s (E4p-4s) tăng lên. Kết quả là mức oxy hóa +5 của Brom kém bền rõ rệt so với mức oxy hóa +5 Clor. Vì vậy acid pebromic có tính oxy hóa mạnh hơn acid percloric. Việc so sánh giữa Iod va Clor cũng tương tự so sánh giữa Brom và Clor. Do cấu hình electron giữa Brom (3d104s24p5) và Iod (4d105s25p5) tương tự nhau nên theo quy luật tăng dần tính kim loại từ trên xuống trong phân nhóm chính, tính oxy hóa của HIO3 nhỏ hơn tính oxy hóa của HBrO3. Vì vậy độ mạnh tính oxy hóa xếp theo dãy HclO3 < HIO3 < HbrO3

tán sắc ra ánh sáng xanh thôi à, bộ ko ra cái khác đc sao?

Hãy hình dung các phân lớp trong nguyên tử H như từng bậc thang, còn e là người đi lên bậc thang đó Ban đầu chúng ta đứng ở dưới chân thang, tức n = 1. Khi cấp năng lượng, chúng ta bước lên một bước, ở trạng thái kích thích, lúc này n = 2. Ở đây sẽ có hai trường hợp xảy ra

  • Nếu năng lượng cung cấp cho ta vẫn còn nhiều, nó sẽ đẩy ta lên một bậc thang nữa, lên mức n = 3
  • Nếu ở mức n = 2 không còn năng lượng nữa, ta đứng ở trên cao sẽ cảm thấy chóng mặt, sợ ngã thì ta sẽ bước xuống một bước, về n = 1, tức là về mức an toàn cơ bản. Quá trình “bước lên bậc thang” thu năng lượng, còn quá trình “bước xuống bậc thang” tỏa năng lượng.

Ở đây không có trường hợp cấp năng lượng cho e xong nó bay ngay ra ngoài đâu, phải qua từng mức năng lượng đã, như con người bước lên từng bậc thang vậy. Nó chỉ thoát ra ngoài khi năng lượng cung cấp cho e rất mạnh, đưa e hoàn toàn ra khỏi trường lực của hạt nhân hydro (hay nói theo kiểu hình dung bậc thang thì khi ta bước lên đỉnh cầu thang ta… “bay luôn lên trời”)

Hy vọng em hiểu được ^^

Xin cho biết: Độ bền acid cần đề cập đến là độ bền nào:

  1. Độ bền nhiệt được biểu thị trực quan bằng nhiệt độ phân hủy Tphh.
  2. Độ bền acid-baz được biểu thị trực quan bằng hằng số acid-baz Ka-Kb (hay pKa-pKb).
  3. Độ bền oxi hóa-khử được biểu thị trực quan bằng thế điện cực E0.

Về hiện tượng màu xanh của bầu trời thì chủ yếu do hiện tượng tán xạ ánh sáng thôi. Ban ngày chúng ta thấy màu xanh, buổi chiều thì thấy màu đỏ là do vị trí tương đối giữa ta với mặt trời thay đổi và do sự thay đổi bề dày khí quyển. Mặt khác, trong khí quyển có tồn tại vô số các hạt phân tán với kích thước khác nhau nên dẫn đến hiện tượng tán xạ ánh sáng.

A e giải thix jùm sau khi đun nóng dd NaHCO3 thì pH của nó là Bazơ mạnh hay yếu vậy???

tớ có ý kiến thế này,cả F-,HF,HF2- đều có ái lực mạnh với Si trong SiO2 so với O chính vì vậy chúng làm yếu liên kết Si-O cho đến khi đứt và thay thế bằng liên kết Si-F bền trong hỗn hợp của chúng(SiO2+HF)hơn ,ở đây Si nằm ở đỉnh của một tứ diện và liên kết với 4 nguyên tử O,khi 4 liên kết này bị đứt và thay thế bằng 4 liên kết Si-F thì ta có 1 phân tử SiF4 tạo thành ,cần nói thêm do kích thước của 3 tiểu phân trên nhỏ nên mới bon chen được tới gần thằng Si được bảo vệ rất kĩ.Tính duy nhất ở đây là do F có ái lực với phần tử giàu mật độ điên tích dương hơn so với O ,liên kết Si-F có năng lượng liên kết lớn hơn,chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ lý do cho phản ứng xảy ra rồi

Theo Cao Cự Giác thì do độ âm của F lớn nên tạo ra sản phẩm bền (Tham khảo ở "Tuyển tập một số bài giảng Hóa vô cơ)

2NaHCO3 => Na2CO3 + CO2 + H2O Dung dịch còn lại là Na2CO3, là bazo mạnh

tại sao BF3 có thể dime nhưng BCl3 thì không thể trong khi đó AlF3 và AlI3 lại dễ dàng dime:03:

vấn đề ở chỗ tui hok hỉu tại sao lại là bazơ mạnh mà hok fải íu???

Theo mình thì không phải vậy, khi pha loãng dung dịch thì tỉ lệ gặp nhau giữa các cation và anion để tạo thành phân tử sẽ giảm vì vậy mà chiều thuận tăng lên làm cho độ điện li tăng, còn về câu trong SGK thì theo mình nó không chính xác, như bạn khác nói phải là “độ điện li của chất điện li yếu tăng”.

Đây nè! Toàn hàng kủng đó!

Hãy hướng dẫn dùm em : Liên kết Van der Waals và liên kết hỉđo như thế nào :vanxin(

Liên kết Van der Waals thì ở đâu cũng có, miễn các phân tử có khoảng cách đủ gần để liên kết có thể đo được bằng các phương pháp phân tích nhạy. Còn liên kết hydro thì chỉ xảy ra giữa duy nhất hydro với O, N, F, Cl

Em xem thêm ở đây nhé : http://blog.360.yahoo.com/blog-sp77Hxolc6eQEp1D586fpAXcPwfP?p=416

vấn đề về loại lk này thì thường chỉ đề cập đến độ “nặng” là chủ yếu. Nghĩa là với những chất không tạo lk hidro thì M càng to thì ts và tnc nói chung là cao, mạch thẳng cao hơn mạch nhánh, nhánh cao hơn vòng … Còn một trường hợp riêng nữa đó là lực phân tán london thì cái này hầu như không áp dụng ở phổ thông!

Hình như câu hỏi bị sao ấy. BH3 mới dime hóa rõ rệt tạo dãy boran, BF3 và BCl3 hầu như không ai nói nó dime hóa bao giờ.

AlF3 và AlI3 dime hóa dễ là do tạo lk phối trí giữa nó và halogen tương đối thuận lợi (về không gian).

Đây là những lí giải thông thường nhất, nếu muốn tìm hiểu sâu hơn bạn cứ hãy đọc các giáo trình hóa học vô cơ khét tiếng của VN (nhất là của Hoàng Nhâm):020:

NaHCO3 có pH = 8.4! (:-?? chẳng thể nào nói nó có tính axit được) Na2CO3 là một bazơ thì pH cao hơn (hiển nhiên) do trong dd CO3 2- cho ra cb sau CO3 2- + H2O —> HCO3- + OH- (tự viết cb sau) Tính bazơ mạnh hay yếu mang tính tương đối, ở đây ta chỉ cần nói ngắn gọn (mức độ chính xác không cao) thì vì H2CO3 là axit yếu nên ion CO32- của nó là bazơ mạnh, vậy thôi! (lý thuyết axit/bazơ liên hợp, tích Ka và Kb=10^-14) Câu hỏi lưu ý chút, đã hỏi pH thì còn mạnh hay yếu là sao?

Đính chính với bạn là BF3 hok nhị hợp còn BCl3 thì mới có nhé (nhưng … thực tế thì cũng làm gì nhị hợp được):24h_027: Mà thực tế giải thích người ta chỉ nói đến vấn đề cấu hình e để giải thích (theo bát tử)