Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

HCl kết tinh ở -114oC, nếu muốn kết tinh HCl thì chỉ cần làm lạnh xuống nhiệt độ này và thu HCl rắn . Tuy nhiên có 2 vấn đề ở đây: 1 là HCl rắn không có ứng dụng nào, muốn bảo quản sản phẩm cũng tốn kém năng lượng, nên gần như HCl rắn chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết để học tập hơn là để làm thực tế . 2 là muốn hạ xuống nhiệt độ thấp như vậy không dễ dàng, nhiệt độ này tương đương khoảng 159K, rất thấp, nếu muốn làm lạnh theo phương pháp thông thường là sử dụng nguồn nhiệt thấp hơn thì dùng nitrogen lỏng, -196oC, 77K. Đây là nguồn lạnh rẻ tiền và phổ biến . 3 là theo wikipedia, ta có thể kết tinh HCl từ dung dịch đậm đặc bốc khói của nó (HCl 38%), thì có thể kết tinh HCl ở -27oC, nhiệt độ này có thể thực hiện được, vì nhiệt độ ngăn đá tủ lạnh là khoảng -18oC rồi, bạn có thể kiếm 1 nguồn lạnh như vậy với đá khói (CO2 rắn) chẳng hạn, nếu muốn thí nghiệm thử, ngay cả ở nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn . Thân!

Dung dịch HCl được tạo thành bằng cách sục khí HCl vào nước (?!) Về lý thuyết thì HCl tan vô hạn trong nước, tuy nhiên thực tế khi HCl tan trong nước phân ly thành H+ và Cl-, các ion này được nước solvat hóa và sự solvat này về lý thuyết cũng là vô hạn nhưng do chướng ngại lập thể nên chỉ có thể có 1 số lượng nhất định phân tử nước bao quanh ion H+ (8 chẳng hạn). Do đó nếu bạn chỉ có 80 phân tử nước thì chỉ phân ly được 10 phân tử HCl, những phân tử HCl còn lại không bị phân ly thì lại trở thành dạng khí . Do đó dung dịch HCl càng đậm đặc thì lượng HCl không bị phân ly càng nhiều và sẽ có hiện tượng bốc khói . Thân!

SiO2 là 1 baz và HF là 1 acid nên đơn giản tạo thành muối SiF4 và nước . Tuy nhiên ở đây có 2 vấn đề: 1 là SiO2 là chất trơ, khó phản ứng . 2 là HF là acid yếu, bán kính H+ và F- nhỏ nên liên kết trong HF chặt, khó cắt đứt nên tính acid yếu . Vậy ở đây phải có yếu tố hỗ trợ phản ứng . Đó là F- có tính oxy hóa mạnh, nghiên cứu động học phản ứng người ta dự đoán rằng HF có liên kết hydro mạnh, có thể tạo thành F- và H2F+ hoặc F- và H3O+ . F- có tính oxy hóa mạnh và tạo thành H hoạt hóa trên bề mặt của SiO2, H này len lỏi và cắt đứt từ từ liên kết của Si với O và lần lượt thay thế bằng nối Si-F . Thân!

theo em nghĩ: HF + SiO2-> SiF4 + H2O SiF4 + HF (dư) -> H2(SiF6) là phức chất tan => HF tác dụng được với thủy tinh

Hình như SiO2 là oxít axit giống CO2 mà.

Xin cho hỏi F- có tính oxi hóa mạnh nghĩa là sao? Mình không nghĩ hiện tượng SiO2 chỉ tan trong HF mà không phải là trong các loại acid khác có thể giải thích được một cách đơn giản bằng tính oxi hóa khử hay tính acid mạnh yếu này đâu, mà có chăng như vậy cũng rất khiên cưỡng, chẳng có ý nghĩa khoa học.

hỗn hợp đồng sôi (đẳng phí) là hỗn hợp chất lỏng khi sôi không thay đổi thành phần và nhiệt độ sôi. Hay dễ hiểu hơn là hỗn hợp mà khi sôi thì chất tan và dung môi đều sôi. Ðối với dd HCl:

  • khi nồng độ ddHCl < 20%: khi sôi ở 110 độ C thì có cả chất tan HCl và dung môi H20 đều bay hơi nhưng HCl bay hơi ít hơn H20 nên ta không thấy có hiện tượng bốc khói trong không khí +khi nồng độ dd HCl>20%: khi sôi(cung ở 110 độ C) thì có có chất tan HCl và dung môi H20 đều bay hơi nhưng HCl bay hơi nhiều hơn. Do dó ta thấy có hiện tượng bốc khói trong không khí. Qua dây, ta cung nhận xét rằng : +Ở trong phòng thí nghiệm thì dd HCl có nồng độ cao nhất là 37%=> do khi HCl bay hơi thì m chất tan càng giảm và do dó C% nhỏ.
  • dd nào là hỗn hợp đồng sôi thì không thể chưng cất phân đoạn được.

Nhưng câu hỏi của nangthuytinh là hỏi ở nhiệt độ phòng, điều kiện bình thường mà bạn. Vậy thì cái này đâu có giải thích được đâu.

Hi, Em có tham khảo abstract bài báo này, nhưng không có bài báo gốc nên tạm giải thích như vậy .

Mong anh góp ý thêm . ^^ Thân !

Mọi người xem sgk hóa học 11 ban cơ bản trang 25 có viết: “Khi pha loãng dung dịch thì độ điện li của các chất điện li đều tăng” các bạn nghĩ sach viết thế là đúng hay sai nhỉ? các bạn cho ý kiên nhé!:24h_093::24h_093:

Hoàn toàn đúng & chính xác bạn ah.

Ta dễ dàng chứng minh được: độ điên ly alpha = căn bậc 2 ( K/ C)

Dễ thấy, dd loãng <—> C nhỏ —> K/C lớn —> alpha lớn <—> độ điện ly lớn => “Khi pha loãng dung dịch thì độ điện li của các chất điện li đều tăng”

nhung neu banpha loang wa’ muc thi do dien li se gjamdan doa’ Nhưng nếu bạn pha loãng quá mức thì độ điện li sẽ giảm dần đó!

Sau khi xem qua những bài đã post từ trước đến giờ của bạn thì chỉ có duy nhất bài đầu tiên là có dấu, còn lại đều gõ không dấu và như vậy là vi phạm nội qui, mong bạn hợp tác những bài sau, nếu không buộc lòng BQT phải đề xuất ban nick!

ui, cái này mình cũng không hiểu nữa. câu hỏi của bạn hay lắm. Mình nghĩ là do có sự thay đổi nhiệt độ.

theo mình nghĩ cứ đến nồng độ bão hòa thì sẽ có hiện tượng nếu ( ở đây chỉ xét dung dịch với dung môi là dạng lỏng ) dd là khí hòa vào lỏng thì sẽ bay khí dd là rắn hòa vào lỏng thì sẽ kết tinh dd là lỏng hòa vào lỏng sẽ tách lớp

nếu là axit mạnh như HCl thì độ điện li α = 1 thì lam sao tăng được nữa chứ vậy nói các chất điện li đều tăng là không đúng ma nói là chất điện li yếu đều tăng

theo mình cách giải thích của bạn fushina là phù hợp

bạn có thể tham khảo sạch của ngô ngọc an tác giả nay chia theo dang cung de đọc

Mình có vài thắc mắc mong các bạn giúp mình nhé

1-Hình như người ta phân biệt H2S và N2 bằng Pb(NO3)2 hay sao nhỉ. Tại sao vậy 2- NH3 phản ứng được với tất cả các chất nào sau đây A: Cl2; CuO; Ca(OH)2; HNO3; Cu(OH)2 B: Cl2; CuO;HNO3; Cu(OH)2 C: HNO3;Cl2; KOH;CuO D:Cl2; AgNO3; AgCl; Mg(OH)2

Giải thích tại sao giùm mình nha

3-Hòa tan 9.875g một muối hidrocacbonat vào nước rồi cho tác dụng với H2SO4 vừa đủ, cô cạn được 8,25 gam muối. Tìm công thức muối ban đầu

Cảm ơn các bạn trước nhé

  1. tại vì sẽ tạo ra kết tủa PbS2 với H2S còn với N2 thì không
  2. Theo mình là B 2NH3 + 3Cl2 –> N2 + 6HCl 3CuO + 2NH3 –> 3Cu + 3H2O + N2 (Cái này không chắc) HNO3 + NH3 –> NH4NO3 Cu(OH)2 + NH3 –> Cu(NH3)42 (phức chất) KOH, Mg(OH)2, Ca(OH)2 và AgCl (vái này không chắc) không tác dụng được với NH3 CÒn bài 3 có thiếu dữ kiện không bạn.

Bạn ơi PbS2 ko tồn tại mà còn bài 3 thì đầu bài đúng đó bạn