Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Mình đồng ý ngoại ngữ là 1 rào cản không nhỏ nhưng bạn nên xem đây là cơ hội để rèn luyện kỹ năng đọc tài liệu bằng ngoại ngữ (English) vì sau này càng học lên thì bạn sẽ phải tham khảo tài liệu từ nguồn ngoài nước là chủ yếu. Do đó, bạn nên tập dần cách làm quen với nó. Mặt khác, bạn đang học lớp 11 nghĩa là đang tập dần với cách làm việc tự lực là chính. Từ nào không biết thì bạn có thể tra từ điển, chỗ nào chưa hiểu thì bạn post chỗ đó lên rồi mọi người cùng nhau thảo luận chứ bạn yêu cầu chung chung như thế thì quả thật là không hiệu quả cho việc học của bạn đâu.

Ý kiến của mình là thế. Nếu bạn tiếp tục có những yêu cầu chung chung và không chính đáng thì mình e rằng topic này sẽ bị khóa và có thể là del để tránh lãng phí dung lượng lưu trữ của diễn đàn cũng như kéo dài topic 1 cách thừa thãi. Chúc bạn học tốt. Thân ái.

Mình nói thiệt nhé :021_002:mình là dân ở ngoại tỉnh thiệt thòi đủ thứ ,nhưng phải cố thôi !:021_002: Anh văn kém thì phải học chứ ko thể vì mình dốt mà bỏ qua được thế nhé!

Nếu em cảm thấy khó đọc hoặc kô thích đọc thì có thể tìm các quyển giáo trình Hóa Phân Tích 1 mà đọc.

Em đang học lớp 11(Ban D), và từ trc’ cũng có thói quen đọc “chữ” thôi, lên 11 bà cô bik " dở " nên bất kỳ cái gì cũng đọc tên hóa học thôi…Vậy em muốn kiếm cách đọc của các acid, muối, base để ôn lại Sẵn đây em muốn hỏi về cách nhớ bảng tính tan sao cho hiệu quả <~~ Mong chia sẻ tí kinh nghiệm (Thank trước)

http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=4215 Về tính tan thì có một số khẩu quyết cơ bản

  • Các muối của KL kiềm (Na, K) và amoni đều tan cả
  • Muối sunfat của chì và bari không tan
  • Muối photphat chỉ có KL kiềm và amoni tan được
  • Muối nitrat tất cả đều tan
  • Muối clorua (bromua, iotua) của chì và bạc không tan

Chương trình ban D chỉ cần nhớ bằng đó là được ^^

cho em hỏi: 1/Cho Al tác dụng với dd NH4OH,dd Ca(OH)2 để điều chế H2 được không? 2/ Khi mà khí Hidro có lẫn tạp chất khí HCl, hơi H2O thì làm sao để loại chúng ra khỏi H2?

2Al+Ba(OH)2+ 6H2O=Ba[Al(OH)4]2 +2H2 2/khí HCl+H20=dd HCl còn lại khí H2 thôi

  1. Điều chế H2 như cách của bạn làm với lượng nhỏ biểu diễn chơi trong các thí nghiệm nho nhỏ thì được chứ để làm công nghiệp thì chắc lỗ to quá…hix hix…:mohoi ( Theo mình nghĩ, có thể điện phân dd muối hoặc acid bằng dòng xoay chiều để thu được H2 :mohoi (

  2. Bạn có thể làm theo thứ tự này hoặc đổi thứ tự và các hóa chất sao cho phù hợp. 2.1 Hấp thụ HCl (khí) qua bình chứa dd kiềm 2.2 Hấp thụ hơi H2O bằng CaCl2 khan 2.3 Thu H2

hình như theo mình biết thì phương pháp điện phân chỉ dùng dòng điện một chiều thôi!

cho em hỏi: tại sao brom lại tan tốt trong benzen hơn trong H20?

Theo mình thì, khi tan trong nước thì Brom sẽ tác dụng với nước để tạo thành 2 axit 1 là HBr còn cái axit còn lại là axit yếu và phản ứng là 2 chiều, còn khi cho vào benzen thì Brom sẽ thay thế H trong các liên kết của benzen đây là phản ứng 1 chiều. Mình chỉ suy luận ra như vậy không chắc là đúng.

mình nghĩ tan không có nghĩa là phải phản ứng hoàn toàn!

Mình nghĩ tan thì hiểu theo 2 nghĩa, thứ nhất là chất tan khi hòa tan vào nước hay dung môi thì nó có thể tạo ra liên kết hidrô với nước hoặc phân li ra ion thì mới tan được, còn cái tan thứ hai có thể là do chất tan tác dụng với dung môi tạo ra một chất mới, chất mới này tan được.

Tôi hiểu từ “tan” của câu hỏi này là tương tác vật lý chứ không có phản ứng hóa học, tức là liên kết Br-Br không bị phá hủy. Br2 là hợp chất ít phân cực, kích thước lớn nên khó bị solvat hóa hay chui vào lỗ trống giữa các phân tử nước trong dung dịch. Độ tan của Br2 vì vậy thấp. Trong các dung môi không phân cực như benzen hay carbon tetrachloride thì bản chất tương tác ở đây theo lực Van der Waals và phụ thuộc nhiều hơn vào kích thước phân tử tương tự như tương tác giữa các phân tử benzene hay CCl4 với nhau.

Hiểu từ “tan” theo kiểu có phản ứng hóa học cũng là một cách hiểu nhưng không nên áp dụng cho trường hợp này. Thân ái

nếu bạn muốn biết Hcl hinh dang nhu thế nào bạn có thể tham khảo cuốn cấu tạo chất đại cương - Lâm Ngọc thiềm, bạn sẽ hiểu thôi.

theo mình nghĩ là giải thích dựa vào hỗn hợp đồng sôi của dd HCl

cho em hỏi: tại sao chỉ có axit HF là tác dụng được với SiO2?

Các bạn tham khảo thêm ở 2 links sau nhé. Thân ái.

Theo em nghĩ thì tại vì F có độ âm điện hơn Oxi nên nó tạo lực liên kết với Si mạnh hơn giữa Si với Oxi nên nó có thể bức Si ra khỏi hợp chất của Si với O còn những ãit khác không làm được tại vì độ âm điện của các gốc axit đó không mạnh hơn O. Cái này do 99% là em suy luận ra không chắc chắn là đúng.

Vậy bạn có thể nêu đinh nghĩ về “hỗn hợp đồng sôi” là gì không, mình mới học lớp 11 nên chưa biết và mình rất mong được biết thêm.