Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Có và không có bạn ạ.

Gỗ không chỉ có chứa xenlulo và lignin. Trong gỗ còn có nước liên kết và nước tự do. Ngoài ra, dù là tế bảo gỗ đã chết hay còn sống, trong gỗ vẫn có một hàm lượng nhất định khoáng silic và các muối vô cơ .

Gỗ đã sấy có độ ẫm cân bằng trung bình là 8-15%. Gỗ chưa sấy ( hay còn gọi là green wood) có độ ẩm trung bình 30-40%.

Như vậy, theo phân tích trên, gỗ có thể dẫn điện và cũng không dẫn điện. Tại sao vậy?

Tùy theo vùng trên gỗ và độ ẩm của gỗ cũng như tác động của điện -từ trường mà ta có hiện tượng dẫn ở đây.

Bạn giúp các bạn trong nhóm thảo luận tiếp hiện tượng hóa lý này đi nha.

dạ nó đẩy như thế nào ạh :24h_125:

nếu Fe bột mịn thì em nghĩ Fe sẽ pứ trước , còn nếu cả thanh thì pứ hòa tan Fe xảy ra khá chậm

ok sách đúng nhưng bạn hiểu sai thôi, vì không viết vậy thì ko dạy được chứ trong dung dịch đâu có tồn tai mật chất nào cứng nhắc đâu bạn nó sẽ ở dạng ion…thế nhé:021_002:

bạn xem lại " NH3" có phải là phối tử trường yếu không? Mình thấy có vấn đề chỗ này. (xét phức [Fe(NH3)6]2+ và [FeF6]4-)

  1. Độ tan CuSO4 ở nhiệt độ t1= 20g, t2= 34,2g. Người ta lấy 134,2g dd CuSO4 bão hòa ở nhiệt độ t2 hạ xuống nhiệt độ t1. a. Tính C% dd bay hơi CuSO4 ở nhiệt độ t1 b. Tính số g tinh thể CuSO4. 5H2O tách khỏi dd khi hạ t2 -> t1

2)Khi làm nguội 1026,4g dd bay hơi muối sunfat kim loại kiềm ngậm nước, có công thức M2SO4. nH2O (7<n<12) từ 80 độ -> 10 độ C, thấy có 395,4g tinh thể ngậm nước tách ra. (Độ tan 80 độ C = 28,3g, 10 độ C= 9g). Tìm công thức muối ngậm nước.

  1. Cần lấy bao nhiêu g tinh thể CuSO4.5H2) và bao nhiêu g dd CuSO4 4% để điều chế 500g dd CuSO4 8%?

Các cậu giúp tớ với!! Thanks trước nhé

cách phân biệt nhóm hút và nhóm đẩy electron á, có phải dựa vào độ âm điện ko vậy?

CaCl2.8NH3 ( Cao Cự Giác)

Lập luận lại từ đầu nhé: Sự giải thích cho việc hình thành phức chất của các ion kim loại với NH3 được giải thích là do phân tử NH3 kết hợp với các ion kim loại bằng những liên kết cho nhận giữa cặp electron tự do của N với ion kim loại toại thành những chất tan trong dung dịch. Đó là phần trong sách ghi.

Khi cho NH3 tác dụng với dung dịch muối hay bazơ, thì theo mình suy đoán nếu như là tác dụng với đung dịch muối thì sẽ tạo thành muối anmoni và bazơ tương ứng của kim loại, nếu bazơ này không tan thì chúng ta xét sau còn nếu là bazơ tan thì trong đung dịch bazơ đó sẽ phân li ra các ion OH- mà muối anmoni thì rất dễ nhận các ion OH- tạo ra NH4OH mà hợp chất này sẽ bị phân hủy ngay tạo ra khí NH3 và H2O, vậy cuối cùng thì sẽ không có phản ứng nào sảy ra và cũng không tạo ra phức chất được.

Nếu như cho NH3 tác dụng với muối của kim loại mà bzơ tương ứng của nó không tan thì phản ứng sẽ diễn ra bình thường tạo ra muối anmoni và bazơ không tan, nếu dư NH3 thì tùy vào kim loại có khả năng tạo ra phức chất với NH3 hay không, theo trong sách của mình ghi thì thông thường trong trương trình học chỉ có ion kim loại Cu2+, Ag+, Zn2+ là có khả năng tạo ra phức chất với NH3 theo nguyên lý như trên đoạn một, còn những ion kim loại mà không tạo ra phức chất với NH3 được dù bazơ của nó không tan là các ion Fe2+, Al3+, Fe3+ (sẵn đây cho mình xin lỗi vì đã nói NH3 chỉ tạo phức chất với bazơ không tan thôi vì Fe(OH)2 và Al(OH)3 Fe(OH)3 cũng không tan mà cũng không tạo phức chất được), vậy nếu những ion kim loại nào có thể tạo ra phức chất với NH3 thì số phân tử NH3 trong phức chất được sác định bằng hóa trị của ion kim loại nếu hóa trị 1 thì kết hợp với 2 phân tử NH3 nếu kim loại có hóa trị 2 thì sẽ kết hợp với 4 phân tử NH3 để tạo thành phức chất (cái này là mình ghi theo sách). Trong trương trình học phổ thông thì chúng ta hầu như chỉ gặp ba phức chất của Cu, Zn, và Ag mà thôi, với lại mình cũng không có tìm hiểu sâu về phức chất nên chỉ có thể giải thích tới đây, xin nhắc lại trong đoạn 1 là phần trong sách của mình nên mình nghĩ có thể tin được, còn đoạn thứ 2 thì đó là do mình suy luận nhưng mình thấy suy luận của mình là thích hợp với lại mình không có tài liệu tham khảo thêm nên tin hay không tùy bạn, nếu còn phản đối chỗ nào trong đoạn 2 thì có gì cứ post lên nhưng có lẽ mình không giải thích được đâu (mình mới học lớp 11), còn trong đoạn 3 thì là mình ghi lại theo cách diễn đạt của mình nhưng nội dung là từ sách tham khảo của mình nên tin hay không thì tùy mấy bạn.

Còn về công thức CaCl2.8NH3 thì mình không nghĩ đó là một phức chất ích ra thì nó không phải là phức chất giống với trường hợp của Cu, Ag hay Zn bởi vì cách ghi phức chất mà mình biết là có dạng giống như vầy [Cu(NH3)2]2+, nhưng cũng có thể đây là một cách ghi khác, bạn vui lòng xem lại dùm mình nếu tác giả Cao Cự Giác gọi chất đó là phức chất thì đó là một cách ghi mới mà mình chưa biết từ đó có thể suy ra là lý luận trong đoạn thứ 2 của mình là hoàn toàn sai, bởi vậy nếu CaCl2.8NH3 là một phức chất thì bạn vui lòng trả lời lại giùm để mình từ bỏ cái suy đoán đó và chuyển qua một suy đoán mới, chứ nếu để mình giữa cái ý kiến sai lầm đó hoài thì tội cho mình.

Vậy tỉ lệ của O3 là bao nhiêu vậy?O4 thì mới thấy.

Em đang học lớp 11 nhưng vẫn chưa biết tìm sách trắc nghiệm của tác giả nào là uy tín. Mong các anh chỉ giúp cho em biết là quyển sách nào hay với. Các anh chị có kinh nghiệm giúp em giùm với nha. Thank before:24h_057::24h_068:

Có cuốn trắc nghiệm của thầy Đào Hữu Vinh và cô Hằng đó bạn, bạn nên dùng cuốn đó

bạn ơi cụ thể là sách j` vậy nhỉ, mà sao mình thấy thầy mình bảo hiện nay lại áp dụng chương trình kiểm tra và thì theo lí thuyết nhìu hơn thì phải, chứ k áp dụng trắc nghiệm nhìu nựa đúng k nhỉ

tai sao ddHCl nồng độ >20% lại bốc khói trong không khí, còn nồng độ <20% thì không?=> giúp mình với, cảm ơn nhiều!

Theo mình thì tại vì HCL là một chất ít tan trong nước, ở nồng độ >20% thì nó bão hòa và nếu hòa tan thêm thì nó bốc khói, còn nếu dưới <20% thì nó chưa bão hòa nên không bị bốc khói.

Xin các anh chị cho em biết thật chính xác về dung dịch đệm và những gì có liên quan về nó ạ. :24h_125::24h_093::ngungay (

Câu hỏi của bạn tổng quát quá. Nếu search trên net với keyword: “dung dịch đệm”, “buffer solution” thì sẽ có đến hàng mấy triệu kết quả ấy chứ! Với kiểu câu hỏi này thì cách tốt nhất là bạn nên tự tìm hiểu, chỗ nào chưa rõ thì post lên rồi cùng thảo luận sẽ hay hơn.

Gửi bạn 1 link xem đỡ. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn học tốt. Thân ái.

Vậy thì anh có thể cho em biết lý thuyết của dung dịch đệm được không ạ.

Khả năng đệm được xác định bằng phương trình Henderson - Hassenbalk như sau pH = pKa - lg( [base liên hợp] / [axit] )

Đệm năng được tính theo phương trình này anh Zero ah :mohoi (

Link trên tui đưa cho bạn có thể nói là đầy đủ về mặt lý thuyết cơ bản của dung dịch đệm rồi. Bạn cứ đọc hết đã. Có chỗ nào thắc mắc thì post lên rồi mọi người cùng nhau thảo luận chứ bạn hỏi như thế này có nghĩa là bạn chưa đọc link tui gửi. Đúng ko nè?! :mohoi (

Cái link đó thì em xem rồi, nhưng em chỉ mới học lớp 11, dốt anh văn mà link của anh toàn là tiếng anh không hà, em đọc không hiểu:24h_093:, anh hướng dẫn em bằng tiếng việt giùm nha!