Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Em đã hiếu từ màu của K tới Cu2+ Nhưng anh hãy viết thêm màu của các muối khác được không! :welcome (

anh ơi em đọc sách nâng cao 9 nhưng chỉ có của Cu(II), Fe(II),Fe(III). Anh hãy chỉ em thêm các muối khác đế em chuẩn bị đi thi chuyên Hóa nha!! :matcuoi (:welcome (:24h_057:

Màu sắc là cái thuộc về sự hấp thu bức xạ bạn ah. Muốn biết tường tận nguyên nhân và đoán biết màu sắc thì phải học về phổ thôi. Ở mức độ THCS (không chuyên) thì chưa cần lắm đâu, chỉ cần biết vài ion KL như bạn bluenight liệt kê là cũng đủ phòng thân rùi ^^

Nếu bạn muốn biết thêm nhiều muối nữa thì có thể mua quyển “hóa học vô cơ” của tác giả Hoàng Nhâm mà ngâm kíu. Trong ấy có khá nhiều thứ bổ ích với bạn (ngoài mấy cái muối) đấy ^^ Good luck!

hey! cái này bạn phải làm bài tập nhiều vào, đặc biệt là làm bài tập nhận biết đó thì mới nâng level về cái này! chứ làm sao mọi ng liệt kê hết được! Thêm một vài cái nhé AgCl màu trắng, AgBr màu vạng tươi, AgI màu vàng đậm Muối của ion Mn2+ trong dung dịch ko màu! Al3+ cũng vậy Co3+ hình như màu hồng, còn Co2+ màu xanh thì phải! (cái này mọi ng coi lại jùm e với!) Nhiều wá bạn phải đọc sách và làm bài thui! :24h_083:

Ở lớp 9 thì thường hay gặp mấy “chú” “mình đồng da sắt” nên đa số các sách đều nói cả. Bạn có thể tra cứu online các hóa chất trên 2 website dưới đây. Có cả hình ảnh minh họa khá tốt đấy.

Chúc bạn học tốt, thi đạt kết quả cao nhé. Thân ái.

em có cuốn Hóa Vô Cơ của tác giả Phan Trọng Quý ah! Cuốn anh mua ở đâu ( nhà sách nào) quan trọng là ở trong đó có kiến thức hóa nâng cao dành cho học sinh lớp 9 để đi thi chuyên chọn ở Quận hay ở TP được không?? Anh có chỉ thì chỉ em cho tận tình giùm nha anh :matcuoi ( (nếu anh nhớ địa chỉ nhà sách thì ghi rõ cho em nha!)

Quyển “hóa học vô cơ” gồm 3 tập, tập 2 & 3 có nhiều thông tin bạn cần hơn; bạn có thể hỏi tại các nhà sách trong Tp.HCM (nhưng nghe đâu là hết bán rùi :mohoi ()

Bữa mình có ghé hỏi trung tâm phát hành sách NXBGD mua thì họ bảo là lâu quá nên ko còn nữa. Đành ngậm ngùi ra về :frowning:

Nhưng đừng lo! Bạn có thể hỏi các thầy cô, anh chị hoặc các bạn của bạn xem. Cuốn này khá nổi tiếng nên chắc cũng có nhiều người vẫn dùng đấy. Bạn chịu khó hỏi vài nơi vậy nhé. Good luck!

Phân biệt hai chất Na và Ka

bạn muốn phân biệt bằng pp vật lý hay hóa học? nếu là pp hóa học thì bạn cứ thảy hai kim loại này vào nước, Na phản ứng với nước và bốc cháy cho ngọn lửa màu vàng, còn K thì bốc cháy cho ngọn lửa màu tím.

Mấy anh chị ơi AgNO3 có phản ứng với Fe(NO3)3 không ạ

pứ ko xảy ra do soh của Ag và Fe đều max òy bác ạh :24h_068:

có phản ứng AgNO3+Fe(NO3)2 -> Fe(NO3)3+Ag thôi chứ phản ứng như bạn nói không xảy ra .

ủa, em ko hiểu, cho 2 kim loại này vào H2O thì nó cháy ạ? :frowning: em đọc được trong sách hướng dẫn là ngừoi ta đốt lên chứ ko phải cho vào H2O đâu .

Đâu nhất thiết chúng ta phải để y nguyên 2 KL này mới nhận biết đúng ko bạn?!

Ta đánh dấu và trích mỗi KL 1 ít làm mẫu thử. Sau đó, biến đổi 2 KL về dạng ion (trong dd H2O) rùi nhận biết bằng các pp hóa học:

  • Dùng màu ngọn lửa hoặc
  • Kết tủa màu vàng của phức potassium hexanitrocobaltate (III)

Bạn xem thêm link sau nhé. Chúc bạn học tốt. Thân ái.

http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?p=24235&highlight=màu+ngọn+lửa+kim+loại+kiềm#post24235

theo tui thâý thì đơn giản nhất là lấy cho vô H2O cái nào chạy trên mặt nước là Na còn lại là K ( cho ít ít thui nhìu thì nguy hiểm ý)

bạn Theanhlathe01sai rồi, cho Kali vào nước thì nó cũng nổi,chạy và bốc cháy trên mặt nước y như Na vậy, vì Na và K đều là kim loại kiềm có tính khử rất mạnh, chỉ khác nhau là khi bốc cháy thì Na cho ngọn lửa màu vàng còn K cho ngọn lửa màu đỏ tím thôi.đây là cách phân biệt 2 kim loại này nhanh nhất.

tuy nhiên, làm thí nghiệm như mình nói thì hơi nguy hiểm một chút vì nó gây cháy-nổ, nhưng nhớ làm thí nghiệm đó trong bóng tối để quan sát cho đẹp nha. mình xem 2 thí nghiệm Na và K + H2O nhiều rồi, khá đẹp mắt!

các anh chị giúp em bài này ạ : Có 1 oxit kim loại hóa trị I. Nếu cho 3 g oxit này tác dụng với 1 lượng nước dư thu đc. dd A có tính kiềm. Chia dd A làm 2 phần bằng nhau:

  • Phần 1 cho tác dụng với 90 ml dd HCl 1M thấy dd sau phản ứng làm giấy quỳ tím hóa xanh.
  • Phần 2 cho tác dụng với V ml dd HCl 1M thấy dd sau phản ứng không làm quỳ tím đổi màu. a) Xác định CTHH của oxit kim loại đã dùng b) Xác định V

Chào cả nhà !!! mình có một số vấn đề thắc mắc mong quý anh em trong nhà ai biết thì giúp mình cái : chả là mình muốn ủ chuối, ngoài cách sử dụng CaC2, để làm cho chuối chín. Anh em nào có biết hóa chất nào khác chỉ mình. Mình nghe nói có lmột loại hóa chất TQ pha vào nước sau đó nhúng chuối vào anh em nào có thể giúp mình thêm thông tin này ko ? mình đang tìm hiểu để rấm chuối bán . Chân thành cảm ơn .:welcome (

Gọi CT oxit KL HT1 : M2O PT: M2O + H2O -> 2 MOH MOH + HCl -> MCl + H2O Số mol oxit: 3/ (2M+16) –> Số mol kiềm: 6/(2M+16) –> Số mol kiềm trong phần 1 : 3/(2M+16) Dd sau pứ ở phần 1 làm quỳ tím hóa xanh -> Kiềm dư -> 3/(2M+16)>0.09 –> M< 8.67
–> M là Li. –> V= 100 ml