Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Cho mình hỏi :

  1. Cho hh nhôm oxit và bạc pư vơi 500 ml dd H2SO4:24h_093: 1M. Sau pư thu đc 34.2g muối tan : a) Tính khlg hh ban đầu . Biết khối lượng Ag =50%khlg nhôm oxit b) Dd sau pư mang tính gì? Hãy tính nồng độ dd theo tính chất vừa nói . Cho phản ứng với oxi . Ta có tỉ lệ số mol với số mol nước tạo thành là 2:2 . Vậy cho hỏi tỉ lệ đó có rút gọn được không ?

  2. Có bao nhiêu chất khử ? Hãy kể tên ?

3)Làm thế nào để nhận biết một chất có lẫn tạp chất hay không ?:24h_093:

Chào các anh chị, năm nay em lên lớp 8, em có câu hỏi muốn nhờ anh chị bày giùm nha! Câu hỏi như sau: Trong dầu hỏa, người ta thấy có lẫn cát và nước. Hãy diễn tả cách làm để tách cát và nước ra khỏi dầu. Mong các anh chị giúp! Thanks

Đơn giản thôi. Lọc lấy dầu bằng giấy lcọ chuyên dụng caá này chắc chú em biết ròi đun sôi hơi nước sẽ bay hơi ra trước rồi chỉ việc lấy dầu thôi

loc lay cat . vi dau nhe hon nuoc nen dau se noi len tren, dung binh co van duoi thao tu tu cho nuoc chay het con lai da:nghe (u

a, AL2O3 + 3H2SO4 = AL2(SO4)3 + 3H20
số mol AL2(SO4)3= SỐ mol AL2O3= 34.2 :342=0.1 (MOL) NÊN số khối lượng AL2O3= 0.1x102=10.2(G) m AG = 10.2x50%=5.1(G) m hh=10.2+5.1=15.3 b,viH2SO4 DƯ nên dd mang tính kiềm nồng độ dung dịch là 0.1:0.5=0.2(M) c, có các xhaats khử H,C,CO,…

em có thắc mắc muốn hỏi diễn dàn: Tại sao khí N2O lại có khả năng duy trì swj cháy như O2 vạy? mong dược giải đáp

tất nhiên là N2O sẽ có khả năng duy trì sự cháy của một chất dễ cháy nào đó mà trong phản ứng với chất đó thì N2O đóng vài trò là chất oxi hóa và phản ứng đó phải xảy ra mãnh liệt đến mức phát nhiệt và phát sáng. CO2 cũng vậy,CO2 duy trì sự cháy cho cọng dây Mg vì Mg kl khi được mồi cháy thì nó có thể tiếp tục cháy sáng trong khí quyển CO2 theo phản ứng: 2Mg + CO2 —> C + 2MgO thí nghiệm này đã được các nhà khoa học thực hiện và mình cũng xem clip đó rồi, như vậy là ta đã biết rằng CO2 cũng có khả năng duy trì sự cháy cho một số chất có tính khử mạnh như Mg chẳng hạn ( lưu ý là phải mồi cho Mg cháy trước đã nha, rồi mới đưa nó vào bầu khí CO2 tinh khiết). Một số người thường cho rằng duy trì sự cháy nhất thiết phải có O2,ko nhất thiết, chẳng qua là ta sống trong bầu khí quyển có oxi nên thường thì các chất cháy được là do O2 oxi hóa các chất đó, nếu quá trình oxi hóa khử này giải phóng năng lượng dưới cả hai dạng là nhiệt năng và quang năng( do các electron bị kích thích và khi trở lại trạng thái đầu thì nó phát ra bức xạ khả kiến) thì chúng ta thấy lửa. Một số trường hợp đặc biệt như: nước nóng có thể cháy trong bầu khí Flo ( lớp 10 có đề cập rồi), photpho cháy trong NO2 … Tóm lại là cứ phản ứng oxi hóa khử nào mà giải phóng ra đồng thời cả nhiệt năng và quang năng khả kiến thì ta đều thấy sự cháy hết.

Cho Hiđrôxit của 1 kim loại nhóm II tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 nồng độ 20 thì thu được 1 muối có nồng độ 21,9 .Xác định kim loại đó và cho biết …(phần sau ko cần ) Em đã giả sử số mol tham gia PƯ =1 và tìm ra nó là Mg nhưng ngoài cách này ra chắc còn cách khác chứ ,mọi người chỉ giúp em với (càng nhiều càng tốt nhá nhưng đừng quá chương trình lớp 10)

e ko cần giả sử số mol của kl =1 mol mà cho nó là 1 ẩn a mol cũg dc sau đó thiết lập 2 biểu thức c% theo đề bài và biện luận ra kim loại! đây là cách giải chính của bài toán dạng này! Thân:24h_115:

Cho em hỏi phản ứng này như thế nào ? Cr2(SO4)3 + K2SO4 —> F (tinh thể màu xanh tím)

Ủa, cái này đâu có pứ đâu. Sao bài này giống như bài điện phân nhỉ. Nếu là điện phân thì cho hydrat của muối Crom màu xanh tím

Hay là ra cái thể loại phèn Crom nhỉ? Giống như nhôm thì là KCr(SO4)2.nH2O, ko rõ là bao nhiêu nước.

Đúng như hoahocpro nói, đó chính là quá trinh kết tinh tạo ra tinh thể phèn kép của Crom ngậm nước có màu tím, mình cũng đang có một ít tinh thề này, khá đẹp. Cr2(SO4)3 + K2SO4 ko có phản ứng gì xảy ra cả, người ta chỉ trộn dung dịch của hai muối này lại để làm kết tinh ra phèn kép của crom mà thôi

zị rốt cuộc F là j zậy mấy anh???? F là K2SO4.Cr2(SO4)3.nH2O ak ?

Sản phẩm phèn kali-crom sau đây là của 1 SV bên Pháp kết tinh. Gửi anh em xem chơi ^.^ Hình như công thức của nó là K2SO4.Cr2(SO4)3.24H2O ~ KCrSO4.12H2O :mohoi (

phèn crom đẹp nhỉ, chẳng như phèn nhôm!!!:24h_067: theo mình nghĩ đây là kết tinh tạo tinh thể kép ngậm nH2O thui, sao mà phản ứng được! chúc vui và tạo nhiều tinh thể đẹp hơn!!!

Cho em hỏi thêm bài này nữa : Cho dd Kali hidroxit và Natri sunfit ,chon thêm 1 axit và 1 muối rồi dùng 4 chất đó hoặc sản phẩm của các chất để điều chế (ko SD điện phân) : Magiê sunfit , lưu huỳnh (IV) oxit , Magiê clorua , Natri nitrat , Magiê hidroxit , Kali sunfit , Kali clorua .

cho 2 chất: KOH, Na2SO3. em chọn thêm 2 chất nữa là: Mg(NO3)2 va HCl.Cho Na2SO3 + HCl thu được SO2, cho Na2SO3 + Mg(NO3)2 thu được MgSO3 và NaNO3, cho KOH + Mg(NO3)2 thì thu được Mg(OH)2, cho Mg(OH)2 + HCl thì được MgCl2, cho SO2+KOH thì thu được K2SO3. Em tự viết các pthh của các phản ứng hoá học nhé! Thân!

ai có thể giúp mình post vài bài hoá đại cương liên quan đến chương 1 lớp 10 nguyên tử cho mình làm được không ; cả lí thuyết và bài tập mình muốn coi mình nắm kiến thức đến đâu rồi là bài thi quốc gia càng tốt nhưng phải liên quan đến nguyên tử, bài tập nâng cao trong các sách tham khảo mình thấy dễ lắm bài nào cũng làm được

em có thắc mắc muốn hỏi: 1/tại sao khí H2 lại có tốc độ khuyếch tán lớn? 2/viết PT va hiện tượng xẩy ra khi cho từ từ khí Clo qua hôn hợp KBr và KI? 3/tại sao khi điền chế H2 bằng cách cho Zn+H2SO4 lại phải cho thêm CuSO4 vào?