Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

:24h_083: tieulytamhoan! ý của tui là mún nói phan ứng thứ 1 là pư o.h-khử, còn pư thứ 2 là acid-base! Trước đây tui đã đc học thứ tự phản ứng thì acid-base xảy ra nhanh, còn những phản ứng khác thì không đề cập tới, cái này cũng được nghe lại trong thực tập hóa lí! Em đồng tình với cách lí giải quyết của thầy Đông. vận tốc phản ứng xảy ra tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề động học của một phản ứng!:chautroi

Thành thật xin lỗi BN. Chắc trưa nay đói quá mắt mũi kèm nhèm, cộng với cái tật xớn xác nên mình đọc nhầm. Một lần nữa thành thật xin lỗi bạn.

Theo mình, nói đến chuyện trước-sau là nói đến thứ tự phản ứng và độ ưu tiên phản ứng. Động học là bàn về Kcb, tốc độ phản ứng và cơ chế phản ứng

Trong dung dịch nước, HCl là 1 acid mạnh (pKa = -4) nhưng lại là 1 acid có tính oxy hóa ko mạnh. Fe là 1 chất khử hơi mạnh, Al(OH)3 là 1 base không mạnh.

Trong dd nước, nếu 1 acid mạnh gặp 1 base mạnh (kiềm) thì thứ tự phản ứng ưu tiên cho pứ acid-base vì linh độ ion của H+ và OH- là thuộc vào hàng lớn nhất-nhì, 2 ion lại đối điện tích nên phản ứng sẽ xảy ra tức thời.

Phản ứng oxy hóa-khử xảy ra có sự cho-nhận electron. 1 chất cho electron nhưng chất kia ko muốn nhận hoặc quá trình cho-nhận quá chậm, Kcb quá quá nhỏ thì xem như phản ứng không xảy ra.

Sự tiếp xúc là vấn đề không nhỏ trong khi xem xét 1 phản ứng hóa học.

Nếu thuận theo cái thứ tự phản ứng mình đã nói ở trên thì 2 ptpư bạn Dũng hỏi đã quá rõ ràng. Nhược bằng không thì phải có thêm thông tin về cách thức tiến hành phản ứng (như mình đã post ở trên) để có hướng giải quyết đúng đắn.

1 vài ý kiến chủ quan của mình. Thân ái.

Cho em hỏi cái định nghĩa phản ứng axit bazơ đó là sự tương tác giữa ion H+ và OH-. Nhưng Al(OH)3 là chất rắn mà. Với lại giả sử mà Al(OH)3 mà phản ứng trước với sắt vậy thì tại sao trong phản ứng với axit axetic thì Fe phản ứng mà Al(OH)3 không phản ứng. Phải chăng tính hoạt động của Fe lớn hơn Al(OH)3 nên Fe phản ứng với HCl trước Al(OH)3

Bạn Dũng thân mến. P/ứ Al(OH)3 + HCl là p/ứ trung hòa - 1 trường hợp riêng của p/ứ acid-base như mình đã nêu trên. Bạn chịu khó đọc kỹ lại chút nhé.

Cái này thì mình chưa từng thực nghiệm nên chưa chắc nữa. Đành phải hẹn bạn khi khác trả lời thôi.

Anh em nào biết dzụ này thì góp ý kiến với nhé. Thanks in advance brothers! :hun ( :hun ( :hun (

Hôm nay mới lên lab làm thử cái pứ mà bạn Dũng nói, kết quả cần phải trao đổi lại đấy Dũng ạ :nhamhiem

Thật ra mình cũng sơ suất không nghĩ đến việc bạn dùng nguồn Al(OH)3 là tự điều chế ngay bằng pứ hóa học từ dd muối Al3+ và dd kiềm hay là nguồn mua sẵn.

Nếu bạn dùng nguồn mua từ ngoài thì Al(OH)3 ko tan trong acid acetic là cái chắc! Vì chú “hàng hộp” này bị lão hóa rùi ^^

Kết tủa hydroxide kim loại khi bị lão hóa thì sẽ khó tan hơn trong acid đấy bạn ah.

Muốn hòa tan chú Al(OH)3 “hàng hộp” này thì phải dùng H2SO4 1:1 đun nóng ấy chứ! Acid acetic e rằng phải bó tay thôi :smiley:

Anilin tan ít trong nước còn C6H5NH3Cl lại tan nhiều trong nước, tại sao? SÁch của mình giải thích thế này: C6H5NH2 là hợp chất cộng hóa trị có gốc phenyl nên ít tan , còn C6H5NH3Cl là chất rắn dễ tan vì nó là hợp chất ion C6H5NH3+Cl-. Mọi người giúp mình giải thích rõ hơn được không?

Nói về tính tan thì có 1 câu tục ngữ dân gian rất hay mà rất đúng trong trường hợp này: “Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” —> các chất phân cực sẽ tan tốt trong dung môi phân cực, các chất không phân cực sẽ tan tốt trong các dung môi không phân cực

Nước là dung môi phân cực —> hợp chất ion tan rất tốt trong nước (trừ các chất kết tủa rất rất ít tan hoặc không tan trong nước); các chất kém phân cực hay không phân cực sẽ tan kém hoặc không tan trong nước VD: NaCl tan tốt trong nước nhưng parafin thì không

:24h_115: Một chất muốn tan tốt vào nước thì ái lực của nó với nước phải lớn. Ái lực phụ thuộc vào các yếu tố kích thước, điện tích, các nhóm nguyên tử có mặt trong chất đó. Cụ thể:

  • Đối với một cation: ái lực của cation với nước càng lớn nếu các cation có điện tích càng lớn, bán kính ion càng nhỏ. Điều này có thể thấy được, các cation có điện tích lớn +3, +4, +5 trong nước sẽ không tồn tại dưới dạng cation đơn giản mà sẽ tồn tại dưới dạng catio phức tạp. và ion H+ có bán kính nhỏ nên tan vô hạn trong nước.
  • Đối với anion. Anion có bán kính càng nhỏ, điện tích âm càng lớn ái lực của nó với nước càng lớn. Ngoài ra với các anion phức tạp thì có thể đánh giá qua hằng số base của anion đó. thứ tự ái lực dối với pha nước gảm dần với anion thường gặp: phosphat > carbonat > sulfat > hydroxid > fluorur > nước > clorur > thiocianat > nitrat > iodur > perclorat
  • Đối với phân tử cộng hóa trị: Các phân tử cộng hóa trị đơn giản có kích thước càng nhỏ, độ phân cực càng lớn thì ái lực của nó với nước càng lớn vd HCl và ngược lại, vd I2 Nếu các phân tử cộng hóa trị có gắn thêm các nhóm nguyên tử thì những nhóm nguyên tử phân cực sẽ làm tăng ái lực của nó với nước, vd SO3H, OH, NH2, NH, N, SH, COOH, và ngược lại, VD Alkyl, aryl, kích thước của chúng càn cồng kềnh thì những hợp chất cộng hoa trị càng ít tan trong nước.
  • Ngoài ra như tieulytamhan đã nói những chất có cùng bản chất với nhau thì sẽ tan tốt vào nhau. Trong bài bạn nói, anilin là hợp chất cộng hóa trị phân cực còn muối của nó lại là một liên hợp ion (có cùng 1 vòng benzen) thi liên hợp ion sẽ có ái lực với nước tốt hơn, nhất là khi anion của nó là Cl- có bán kính nhỏ.

Khi thực hiện điều chế 1 chất j đó mà phải qua bước trung gian là hydroxid thì phải luôn lưu ý tốc độ sinh hydroxyd, sắt, nhôm,… phải vừa phải không được để hydroxyd sinh ra nhanh quá chưa kịp thực hiện phản ứng tiếp theo thì sẽ bị già hóa, trơ và khó tham gia phản ứng tiếp theo! Tuy nhiên tong bài này mình nghĩ là xét ở góc độ lí tưởg của phản ứng và kết luận thôi, nghĩa là ko bị ảnh hưởng do những yếu tố như khách quan như vậy tieuly ạ!

Bài trước mình đang thảo luận với bạn Dũng về chuyện bạn ấy nói Al(OH)3 không tan trong acid acetic còn Fe thì tan bluenight ah ^^

Mình hiểu ý bạn Dũng làm so sánh như vậy để đi đến kết luận Fe hoạt động hơn Al(OH)3 rồi suy ra động học của Fe tốt hơn Al(OH)3 và kết luận trong 2 phản ứng bạn ấy đưa ra thì phản ứng của Fe với HCl nhanh hơn. Đúng không Dũng nhỉ?! ^^

Mình đã tạo Al(OH)3 bằng cách cho dd kiềm vào dd Al3+. Sau đó, mình ly tâm rửa tủa rồi cho thêm acid acetic vào, kết quả là Al(OH)3 tan tất tần tật chứ không phải là không tan như bạn Dũng đã nói

Từ đó, suy ra bạn Dũng có thể đã dùng Al(OH)3 “hàng hộp” chứ không phải “hàng thủ công dùng ngay” như mình làm nên kết quả khác nhau là đương nhiên :mohoi ( :cuoi (

Việc kết luận phản ứng nào trước, phản ứng nào sau thì theo mình chúng ta đã nhất quán ở trên, nghĩa là phải có điều kiện tiến hành cụ thể, thông số động học phản ứng thì mới có hướng giải quyết tốt được. Thân ái.

anh , chị cho em hỏi có phản ứng nào mà chất tham gia là bazo còn sản phẩm là oxit bazo ko? Ví dụ như Fe(OH)2 - Fe2O3 :24h_125:

:24h_115: theo mình nghĩ chỉ có phản ứng nung hydroxid thôi vd Al(OH)3 -> Al2O3 + H2O các bạn có nghĩ ra phản ứng nào thì thảo luận với nhé!:24h_057: còn như bạn hỏi thì từ Fe(OH)2 ra Fe2O3 sẽ xảy ra 2 phản ứng, nhưng có thể người ta chấp nhận cộng gộp 2 phản ứng đó lại thành 1 pu: 2Fe(OH)2 + 1/2O2 + H2O -> 2Fe(OH)3 sau đó: 2Fe(OH)3 -> Fe2O3 + 3H2O Thân

Mình không hiểu lắm chỗ này; trong dãy các anion kia,có phải chúng được sắp xếp theo chiều ái lực với nước giảm dần phải không; anion phosphat đứng trên nitrat nhưng mình thấy số lượng muối nitrat tan vào nước nhiều hơn là số muối phosphat. Mình hiểu thế có sai không?

:welcome ( Dãy anion trên được sắp xếp theo thứ tự ái lực với nước giảm dần. Khi đánh giá ái lực của những ainon này với nuóc qua hằg số base của ion đó hay qua hằng số acid của acid liên hợp của anion đó: nếu anion là base càng mạnh nghĩa là Ka của acid liên hợ pvới nó càng nhỏ thì ái lực của nó với nước càng lớn. Ở đây bạn thuanh hãy phân biệt giữa khả năng tan của anion trong nước với lại hợp chất của nó trong nước, 2 khái niệm hoàn toàn độc lập cũng giống như khái niệm điện ly và khái niệm tan, một chất không tan trong nước nhưng không có nghĩa là nó không thể điện li trong nước, AgCl là 1 vi dụ, nó ít tan trong nước nhưng khi tan vào 1 lượng nhỏ nó lại có khả năng điện ly mạnh. ion phosphate có 3 hằng số acid của 3 nấc nhỏ hơn rất nhiều so với acid nitric, nghĩa là hằng số base của anion phosphat lớn hơn nhiều so với của anion nitrat, do đó nó sẽ có ái lực với nước lớn hơn. Chúc bạn học tốt! Thân

Cac bac oi em dang bi voi cai de tai san xuat xuc tac tren chat mang oxyt nhom, bac nao co tai lieu gi share cho em voi, cam on

chào bạn! Bạn chịu khó gõ tiếng Việt có dấu. tài liệu dạng bạn nói sơ sài như vậy, gõ google chắc ra hơn ngàn kết quả, không ai có thể giúp hoặc thảo luận với bạn với 1 thông tin sơ sài như vậy được Thân

Màu sắc của kim loại thì thường có hai nhóm chính: Các màu cụ thể thông thường và màu trắng sáng đặc trưng. Thông thường thì nghĩa là các màu đỏ, đen, trắng … Trắng sáng đặc trưng có ở nhôm, thiết, niken … Tóm lại màu của kim loại thì không phong phú, nhưng màu từ các hợp chất của nó thì lại rất đa dạng, nhất là với hợp chất với sunfua, clorua, …

Em học lớp 9 Anh chị nào biết muối của kim loại nào cũng được. ( Xin các anh chị ghi rõ tên muối rồi màu sắc của muối nha!!) :hun ( [MARQUEE]Chân thành cảm ơn các anh chị đã giúp !!! :24h_057::welcome ([/MARQUEE]

Màu của muối thực chất là màu đặc trưng của ion kim loại! Nếu nói theo kiến thức đại học thì đó là màu phụ với bức xạ mà ion đó hấp thu khi được bức xạ chiếu tới! Nhưng với kiến thức lớp 9 thì e chưa hiểu được về vấn đề này! Một số màu CỦA MUỐI TRONG DUNG DỊCH: không màu: K+, Na+, Mg2+, Ba2+, Trắng xanh: Fe2+ Vàng nâu: Fe3+ Xanh dương: Cu2+

Nhưng cũng nói thêm màu của muối trong dung dịch vẫn có màu đặc trưng theo anion vd: MnO4- màu tím, Cr2O7 màu vàng… Ở trạng thái rằn thì muối đồng vẫn có màu xanh dương đặc trưng nhưng độ đậm màu có thể thay đổi tùy vào có ngậm nước hay không

Mong ý kiến của các bạn khác!:welcome (

Câu hỏi của bạn chung chung quá! Trên đời có biết bao nhiêu là muối, liệt kê chắc toi mạng quá! Hix hix…

Muốn biết (như bạn nói) thì chỉ có cách là đọc sách thật nhiều, tra cứu thật nhiều thôi (nếu có điều kiện làm thí nghiệm thì tốt, sẽ biết nhiều và nhớ nhiều hơn ^^).

Kể màu sắc như bạn bluenight cũng chưa đủ lắm đâu vì còn cả mấy tá ion kim loại nữa mà (Li+, Al3+, Co3+, Ni2+, Ti3+…vv…). Mình xin ý kiến 1 chút nhe: hầu hết dd muối của các kim loại d sớm và d muộn đều có màu, các ion kim loại khác thì phải tra cứu thêm thôi :mohoi (