Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

1/ SO2 do nó có momen lưỡng cực khác 0 2/ He 3/ Không rõ ý lắm nhưng mình nghĩ còn tùy loại phân nữa chứ nhỉ 4/ dd HNO3 6/ Chất béo lỏng là các gốc R không no , còn chất béo rắn là các gốc R no mà

2, mình thì lại nhĩ là Ar 4 mình cho là buổi sáng nhưng khi mặt trời mới mọc chứ ko phải là khi còn sương mù bạn ạ!

CÂU 2 ẤY CÓ ĐÁP ÁN LÀ b ĐẤY, NHƯNG MÀ TẠI SAO LẠI THẾ MỚI ĐC CHỨ, TỚ ĐANG HỎI MÀ

CẢ CÂU 4 NỮA

Điểm sôi của He và Ar lần lượt là -268,93 độ C và -185,85 độ C . Sao lại chọn Ar nhỉ , huynh giải thích giùm với , cao hay thấp cũng OK :nghe ( miễn sao hợp lí

bạn nào trả lời câu 5 đi mình cũng rất cần câu trả lời cho câu hỏi đó

mọi người chỉ cho mình với có cách nào để tách HClO3 và HClO4 không.cảm ơn

không thể vì xét riêng HClO3 người ta đã không thể tách ra ở dạng tự do rồi. Mà 2 axit này đều mạnh phân li hoàn toàn trong nước, hơn nữa 2 anion ClO3- và ClO4- gần như có tính chất tương tự nhau

HNO3 có tác dụng với HBr không, cả HCl và HI

6HCl đ + HNO3 đ -> 2NO + 3Cl2 + 4 H2O 100-150 độ C HNO3 đ + 3HCl loãng <-> NOCl + Cl2 + H2O nhiệt độ thường

HBr và HI có tính khử mạnh hơn HCl -> HNO3 oxi hóa dễ dàng HBr và HI

nguyêt anh cần câu trả lời gấp trong ngày hôm nay!!!:24h_057: 1)Trong bảng hệ thống tuần hoàn Hydro thường được xếp vào nhóm IA và IIA,tại sao?Theo bạn thì xếp vào nhóm nào thì hợp lí hơn?Tại sao?(CÂU NÀY QUAN TRỌNG NHẤT):[/COLOR] 2)Tính kim loại thay đổi như thế nào trong dãy các đơn chất Be, Mg, Ca, Sr,Ba,…?Tính chất của Be có gì đặc biệt so với các kim loại khác không?Giải thích và cho các ptpu chứng minh sự khác biệt đó? 3)Giải thích tại sao Kim loại kiềm tạo thành các hợp chất dễ tan trong nước? 4)Cho biết 1 loại peroxit kim loại kiềm thường được dùng trong công nghiệp tẩy trắng và làm nguồn õigen trong các mặt nạ kín.viết pt minh họa? 5)Tại sao tất cả các nguêyn tố trong phân nhóm IIIA đều là kim loại chỉ có Bỏ là không kim loại?Đâu là nguêyn nhân cơ bản dẫn đến điều này? 6)Nước cường thủy có tính oxi hóa mạnh hay yếu?Tại sao? 7)Sản phẩm nào tạo thành khi cho dung dịch Na2S phản ứng với dung dịch muối Al3+, Hg2+, Cr3+? 8)Tính acid thay đổi như thế nào trong dỹ sau:H2O,H2S,H2Se,H2Te?Sự thay đổi đó có tương tự như sự thay đổi trong dãy hợp chất sau:HF, HCl, HBr, HI không?Nguyên nhân chính của sự thay đỏi tính acid là gì? HELP ME PLEASE!!!:018::24h_046::24h_093:

Các tiêu chuẩn về kim loại nặng trong nước càng ngày càng bị siết chặt. Cụ thể theo quy định của EU đối với kim loại nặng là chì (Pb) thì từ năm 1989: hàm lượng chì tổng trong nước uống không vượt quá giới hạn 50µg/L (tức 50ppb), đến năm 2003 hạ xuống còn : 25µg/L và sắp tới năm 2013: 10µg/L

Mình bổ sung thêm tí nữa: 3/4 bề mặt Trái Đất là nước, hầu như ở đâu có nước thì ở đó có sự sống. Các nhà bác học đã thử tìm nguồn gốc của sự sống, những quy luật chung, những mối liên hệ giữa sự sống và nước (hay nói đúng hơn, dung môi). Trong những truyện viễn tưởng đã được viết, các nhà khoa học tưởng tượng ra một hành tinh có sự sống dựa trên dung môi là HF lỏng hay NH3 lỏng, đại loại như thế. Từ đó họ đưa ra những nhận định, lập luận khá thuyết phục. (Bạn nào muốn biết thêm có thể thử tìm sách của nhà văn khoa học viễn tưởng J. Efremov và S. Lem.) Cơ sở lập luận của họ là: muốn sự sống tồn tại thì phải có những phân tử vô cùng phức tạp, những phân tử có khả năng “nhớ”, lưu trữ thông tin. Những phân tử phức tạp này chỉ có thể được tạo thành từ những phân tử đơn giản hơn do kết quả của một chuỗi phản ứng kế tiếp diễn ra một cách tự phát. Chúng ta hay xét tuần tự các phản ứng dạng như thế ở các dạng tập hợp của vật chất: Các phản ứng ở thể khí và plasma có thể được loại trừ ngay. Những hợp chất hóa học phức tạp không thể tồn tại ở dạng khí được. Hợp chất phức tạp thì năng lượng cần cung chất cho nó để nó biến thành hơi càng lớn, và khi năng lượng này lớn hơn năng lượng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tữ thì chất phải phân rã. Tiếp theo đó là loại các phản ứng ở thể rắn. Vận tốc phản ứng vô cùng chậm chạp. Các bạn có thể thấy khi hai chất rắn phản ứng với nhau, chỉ có bề mặt tiếp xúc là phản ứng ngay, những lớp phân tử phía trong muốn tiếp tục phản ứng thì phải chờ quá trình khuếch tán. Bạn có thể hình dung là để hai tinh thể SO3 và Na2O, mỗi tinh thể có khối lượng 1g phản ứng xong, cần thời gian sơ sơ khoảng 1,2 tỷ năm. Vậy chỉ còn phản ứng ở thể lỏng, tức trong dung dịch. Điều này được tin tưởng tuyệt đối và đúng với thực tế. Tiếp theo chuỗi lập luận trên, những phân tử phức tạp chỉ được tạo thành từ những phản ứng phức tạp và đa dạng. Ví dụ như nếu dung môi ta chọn là NH3, một dung môi có tính base khá mạnh, chỉ những chất nào có tính base mạnh hơn nó mới có thể là base đối với nó. Nghĩa là, hầu hết các chất sẽ đầu tác dụng như acid, mà như vậy thì phản ứng không thể nào đa dạng được. Điều kiện để chọn loại dung môi ở đây là nó phải có tính “lưỡng tính”. Yêu cầu này loại rất rất nhiều các dung môi, những dung môi có thể chọn được tiêu biểu là nước, rượu ethanol và acetone. Tiếp theo nữa, để những phân tử phức tạp tồn tại, phải có sự tham gia của hằng sa số các chất, yêu cầu tiếp theo đối với “dung môi của sự sống” là tính hòa tan. Ngày xưa, các nhà giả kim tìm kiếm một loại dung môi vạn năng, có khả năng hòa tan tất cả cá chất. Nó sờ sờ ngay đó, có mặt khắp mọi nơi: Nước. Nước có năng lực hòa tan rất rất nhiều chất (tuy không phải là tất cả) so với những dung môi khác. Ngoài ra còn có nhiều dẫn chứng khác nữa để dành cho nước danh hiệu “dung môi của sự sống”: Hydrogen là nguyên tố phổ biến nhất vũ trụ, oxygen là một trong những nguyên tố bền nững nhất. Nước có nhiệt dung riếng, hằng số điện môi khá lớn so với các dung môi khác. … Và các nhà bác học kết luận rằng, nước là dung môi của sự sống, để sự sống tồn tại thì cần có nước! H2O, một phần tất yếu của cuộc sống. :smiley: Các bạn nào muốn biết rõ và chi tiết hơn, hãy tìm đọc cuốn “Những tính chất bất thường của các dung dịch bình thường” của IU. IA. Fiancov. Mình tham khảo những kiến thức trên chủ yếu là từ cuốn này. Mình từng thấy sách có bán ở nhà sách Nguyễn Văn Cừ, gần Đại Học Khoa Học Tự Nhiên ấy.

À, cũng thật là thiếu sót nếu không nói thêm rằng một số đơn vị, thang đo chúng ta đang dùng có nguồn gốc từ nước. Ví dụ: Đơn vị đo khối lượng gram được định nghĩa: 1 gram là khối lượng của 1 cm3 nước ở điều kiện tiêu chuẩn. Nhiệt giai Celsius dựa vào nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 1 atm làm mốc, sau này nhiệt giai Kelvin vẫn giữ thang chia độ đó, chỉ đổi mốc. Tỷ trọng của các chất, khi không nói gì thêm nghĩa là tỷ trọng khi đem so với nước. Và còn nhiều ví dụ như vậy nữa… :slight_smile:

Bổ sung vào phần bạn KEN nói chưa đúng hẳn:

1/ Khái niệm gram là 1 phần nghìn của kilogram. Còn kilôgrame là đơn vị chuẩn của đại lượng KHỐI LƯỢNG. Trước đây đã có định nghĩa về gram và kilôgrame như bạn viết (từ 1789 đến trước thời điểm 1889). Nhưng sau đó người ta đã chọn 1kg bằng khối lượng của 1 quả cân tiêu chuẩn. Quả cân này hình trụ, có chiều cao bằng đường kính mặt đáy bằng 39,17mm. Chất liệu là hợp kim 90% platin và 10% iridi

Các bạn đọc thêm ở đây

2/ Tỷ trọng khác với khối lượng riêng (kg/cm3 hayg/cm3) ở chỗ nó là đại lượng khong đơn vị. Tuy nhiên khi không nói gì thêm thì cần chú ý là chất khí hay chất lỏng/rắn. Vì thường chất khí thường có tỷ trọng là so với không khí.

Nhờ mọi người xem cho em 2 phản ứng sau, phản ứng nào xảy ra trước. Nếu có thể, nhờ mọi người dùng các số liệu động học để tính toán thì càng tốt: Fe + HCl —> FeCl2 +H2 Al(OH)3 + HCl —> AlCl3 + H2O

theo mình nghĩ thì pư thứ 2 xảy ra trước vvì đây là phản úng acid-base, trước đây mình được thầy cô dạy luôn xảy ra trước và với vận tốc lớn hơn các phản ứng khác! Không bít ý kiến mình có đúng không! Mong mọi ng góp ý!:24h_115:

Các tác chất nào tiếp xúc nhau trước thì phản ứng trước. Do phản ứng 1 có sinh ra H2 là chất khí (dị thể) nên thực tế sẽ chậm hơn phản ứng 2 vốn có sản phẩm đồng thể. Vậy thì bạn Dũng cân nhắc xem sao! Thân ái

Hồi THPT thầy mình có bảo thứ tự phản ứng: 1/ Acid-base 2/ Kết tủa, bay hơi 3/ Oxy hóa khử Không biết bây giờ thì liệu nó có đúng nữa hay không? Mong quý thầy cô, các anh chị cùng các bạn thảo luận và cho ý kiến về dzụ thứ tự phản ứng này với ạ.

Khi học môn vô cơ 1 thầy Hưng đã nói là chỉ có 2 loại phản ứng hóa học cơ bản:

  • Acid-base
  • Oxy hóa-khử

Phản ứng oxy hóa khử là phản ứng có sự thay đổi số oxy hóa của các nguyên tử trong chất —> những phản ứng ko có sự thay đổi số oxy hóa là phản ứng acid-base.

Tùy vào từng đặc trưng mà phản ứng acid-base được chia thành các loại phản ứng: trung hòa; thủy phân; kết tủa; trao đổi ion; tạo phức; phân hủy

Phản ứng oxy hóa khử có 3 loại: oxy hóa-khử thông thường; dị phân (tự oxy hóa-tự khử) và oxy hóa-khử nội phân tử

—> Theo định nghĩa này thì p/ứ Fe + HCl là pứ oxy hóa-khử; pứ Al(OH)3 + HCl là pứ acid-base

Em xin phép nói thêm 1 chút về phản ứng đồng pha-dị pha, đồng thể-dị thể ạ

  • Phản ứng đồng thể: là phản ứng xảy ra trong toàn bộ thể tích pha - nôm na là xảy ra trong 3 chiều
  • Phản ứng dị thể: là phản ứng chỉ xảy ra trong vùng rất gần với bề mặt phân cách 2 pha - nôm na là xảy ra trong 2 chiều
  • Phản ứng đồng pha: là phản ứng chỉ có 1 pha trong suốt quá trình phản ứng
  • Phản ứng dị pha: là phản ứng có sự xuất hiện của pha mới trong suốt quá trình phản ứng

----> Phản ứng giữa Fe với HCl là phản ứng dị thể, dị pha. Phản ứng giữa Al(OH)3 với HCl là phản ứng dị thể

Theo em, ta nên xét thật cụ thể đề bài thì hướng giải quyết mới đúng.

  • Nồng độ HCl là đặc-loãng cỡ bao nhiêu? Fe là dạng bột mịn hay 1 viên nhỏ?
  • Cho HCl vào ống nghiệm đựng hỗn hợp Fe + Al(OH)3 hay cho hỗn hợp này vào HCl hay cho HCl vào ống nghiệm đựng sẵn dd Al3+ có cả Fe nằm chờ sẵn? Cách cho như thế nào?
  • Quá trình cho HCl là rất nhanh (ào ào) hay thật từ từ?

1 vài ý kiến chủ quan của em. Thân ái.

Cho dù phản ứng gì đi nữa thì hãy xét xem động học của quá trình thế nào? Quá trình tiếp cận của các tác chất, quá trình tương tác, quá trình khuếch tán của sản phẩm ra khỏi hệ. Nói đi nói lại là truờng hợp nào cũng không qua đuợc các yếu tố này. tùy tình hình cụ thể mà tính Thân ái