Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

Đó ko phải là một hợp chất hóa học mà là 1 hợp kim , dù rằng bác Nhâm có ghi là Au tan trong Hg tạo ra Hg3Au2( hình như thế ) nhưng theo ttvn thì đây chỉ là một hợp kim có tỷ lệ xác định thế thôi ( cũng tương tự như trường hợp H2 bị Pt , Ni… hấp phụ đó ) Còn vì sao Au tan đc thì có lẽ do cấu trúc của Au có những tính chất khá đặc biệt đó , nó bị phá hủy mạng lưới tinh thể , sau đó khi tạo hỗn hống thì nhiệt lượng tỏa ra đủ bù đắp cho nhiệt phá hủy mạng lưới !!! Phần sau tự gt nhé

hè hè… XeF4 lai hoá sp3d2 ^ ^ có hai đôi e không liên kết… từ mô hình VSEPR suy ra nó là dạng vuông phẳng chớ sao mà tháp vuông nhỉ ???

                 hix hix to anh GOLD ~~ VSEPR   rành rành là phổ thông mà... nó có đầy trong sách hoá học phổ thông đấy T_T

:nhamhiem đấy thì Au phải là Au3+ không nào

       hehe đùa thôi... chớ cái hỗn hống này phải xem tài liệu chuyên nghành thì mới hiểu hơn về một số tính chất của nó... cũng giống như sự bất thường của bảng tuần hoàn vậy.... hehe nên người ta có câu : "chỉ cần nắm vững bảng tuần hoàn bạn sẽ giỏi hoá :hiphop ( "

GIỜ MỚI TRẢ LỜI NÈ : Có thể hiểu đây là dạng tạo thành hợp kim vì chưa chắc có sự truyền e từ Au sang Hg được ~~ chã ai chứng minh được… liên wan đến hỗn hống ~ có e dùng chung(MO)

Anh Gold nhầm mà Long cũng chưa hẳn là hòan toàn chính xác. XeF4 có hai cấu hình,tất nhiên cấu hình vuông phẳng được ưu tiên hơn do cấu tạo phẳng làm giảm tối đa lực đẩy giữa các đôi electron không liên kết nhưng vẫn có cấu hình khác!! :liemkem ( Nói như vậy nhưng để đơn giản tốt nhất ta bỏ quách tên ko ưu tiên đi!! :ho (

đúng đúng, thằng longrai nói đúng đầý, giải thích mấy cái cấu hình phức thế này mà dùng lai hoá trong lai hoá ngoài thì chỉ có mấy ông ở phổ thông chơi thôi !!! (nói thế chứ trên ĐH, khi đã được học về trường phối tử ruì vẫn một hướng đi dùng lai hóa để định tính cấu trúc không gian của phức !!! Cũng hay !!! )

XeF4 có hai cấu hình,tất nhiên cấu hình vuông phẳng được ưu tiên hơn do cấu tạo phẳng làm giảm tối đa lực đẩy giữa các đôi electron không liên kết nhưng vẫn có cấu hình khác!!

Chính xác !!! Do Xe ở chu kì lớn nên bán kính lớn, mà những thằng bán kính lớn thì thường ưu tiên vuông phẳng, do năng lượng làm bền của nó lớn !!! Cái này lại đi vào topic trường phối tử mà coi nhé !!! :quatang(

Dạ, báo cáo là em nhầm ạ,lúc đầu em ghi là BrF5 ,lúc sau sửa lại là XeF4 ,nhưng trưa nắng buồn ngủ wên sửa cái đoạn sau đó ^:)^

BrF5 lai hoá sp3d2 :tinh ( có một cặp e riêng chưa liên kết vậy theo mô hình từ đó suy ra nó là tháp vuông :tantinh (

:ngo 1 ( á… học nhiệt động đa số biết ba nguyên lý òi :hocbong ( nhưng nguyên lý 0 thì sao… nào nào mọi người post lên đi :treoco (

longrai !!! đừng hỏi những câu chung chung như thế nữa nhá !!! Coi chừng lên dàn cảnh cáo đấy !!! Muốn hỏi về phần nào phải đọc phần đó trước, và nêu những thắc mắc của mình để request thảo luận thôi !!! Nguyên lý 0 trong nhiệt động học nói chung là một nguyên lý dùng để tính lim entropy, từ đó làm một đại lượng so sánh để tính các entropy ở các nhiệt độ khác lớn hơn 0 độ K ! Đó cũng chính là điểm khác nhau cơ bản giữa entropy và enthalpy, S so với dt;)H !!!

Theo BM thì hợp kim cũng sẽ giải thích một cách tương tự như sự cộng kết trong hoá vô cơ !!! Giải thích là do khi những ion nguyên tử này kết tinh thành mạng lưới tinh thể và đóng rắn, do nó ko có mắt như chúng ta nên ko thể phân biệt được đâu là đồng loại của nó nếu ko dựa vào các đặc tính đặc trưng như bán kính, hay điện tích (thông thường giá trị bán kính ưu thế hơn), chính vì vậy, nó bắt luôn cả các ion tương thích này vào trong mạng lưới tinh thể của nó !!! Không biết mình nghĩ vậy có đúng ko hỉ !!! Anh em nào biết giải thích phát !!! :kham (

Tôi không biết thành phố HCM gọi nguyên lý đó như thế nào nhưng ở Hà Nội gọi là nguyên lý thứ 3:

Bạn BM nhầm rùi đó. Đấy đúng là NL 3. Còn NL Zero rất là đơn giản : 2 vật có cùng nhiệt độ khi ko trao đổi nhiệt với nhau. Đây là định nghĩa ban đầu về nhiệt độ.

BrF5 thì nhìn ra vấn đề quá đơn giản, còn XeF4 thì chỉ cần quan tâm đến cái bền nhất là cái ko có tương tác đẩy giữa 2 cặp e ko liên kết. Ok?

sorry nhé !!! Đúng là mình nhầm thiệt !!! Thanks chú hai nhiều !!! :welcome (

2 vật có cùng nhiệt độ khi không trao đổi nhiệt với nhau là thế nào thế??? Ví dụ mình có một cục nước đá và dung dịch nước. Cả 2 không được tiếp xúc với nhau và do đó không trao đổi nhiệt với nhau. Như vậy là nhiệt độ của cục nước đá và dung dịch nước bằng nhau hả???

Thực ra, nguyên lý không của nhiệt động học được phát biểu như sau: nếu giữa 2 vật cô lập có thể trao đổi nhiệt với nhau thì chúng sẽ có khuynh hướng chuyển về trạng thái có cùng nhiệt độ. Và khi đạt được trạng thái có nhiệt độ bằng nhau thì nhiệt độ của chúng sẽ không thay đổi theo thời gian. (về mặt nguyên lý)

Have a fun!

Bạn ơi đó là nguyên lý 2 mà , nó còn được phát biểu như sau :

Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh sang vật nóng

Đó là nguyên lý không (zero) của nhiệt động học đó. Bạn có thể tham khảo định nghĩa đó trên trang web này: http://www.4p8.com/eric.brasseur/zero.html

Nguyên lý không cũng có thể được phát biểu như sau: Nếu 2 vật có cùng nhiệt độ với vật thứ 3 thì 2 vật đó có nhiệt độ bằng nhau.

Nguyên lý 1 của nhiệt động học được định nghĩa như là sự áp dụng nguyên lý bảo toàn năng lượng vào nhiệt và quá trình nhiệt động: Sự thay đổi nội năng của hệ thống bằng nhiệt hệ nhận được trừ cho công mà hệ thực hiện ra bên ngoài hệ. Link này nói chi tiết về nguyên lý 1 đấy: First Law of Thermodynamics

hay

Nguyên lý 2 của nhiệt động học: không thể chuyển hoàn toàn nhiệt thành công. Một lượng nhiệt phải bị mất do việc truyền từ vật nóng sang vật lạnh hơn. Chúng ta không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu cũng là vì điều này. Link tham khảo: Second Law of Thermodynamics

Good luck!

Mình đã post bài này ở mục Hóa Vô Vơ, nguyên tố d thì nghĩa là sẽ dùng kiến thức Vô Cơ là giải thích được. Vậy mà ko biết ai đã chuyển qua mục kiến thức căn bản :bepdi(. Nếu có ai đó cho là kiến thức căn bản thì xin giải thích dùm nha. Thanks :nhau (

hix, thì bạn cứ giải thích bằng kiến thức vô cơ đi !!! Vì ở Phổ thông cũng được học kiến thức vô cơ mừ !!! Bạn cứ cho ra đáp án, và nếu thấy đáp án thuần kiến thức ĐH (có nghĩa là BM đang lấy chương trình học hiện hành của khối 04 làm chuẩn luôn đấy nhé ) thì mình sẽ đứng ra move bài này về đúng chỗ của nó ! Bạn yên tâm !!! Và một điều nữa, đó là mình ko phải là người move topic của bạn sang đây !!! :nguong ( Còn về câu hỏi của bạn, mình cũng xin đóng góp một số ý như sau:

  • Đúng, cái hỗn hợp bạn đang nói tới chính là hỗn hống, sự tạo ra hỗn hống giữa Hg và Au cho ra một chất khác (đúng hơn là một hợp kim), và đương nhiên có màu sắc khác rùi !!! Vì lúc này nếu áp dụng một chút kiến thức về màu sắc của các chất trong chính tài liệu vô cơ bạn đang có (cô Xuân) sẽ giải thích được, đó là vì các electron trong hợp kim lúc này thứ nhất có trạng thái năng lượng khác nhau, và sự tách mức năng lượng của các MO tổ hợp cũng khác lúc Au nguyên chất ban đầu ! Chính điều này đã dẫn tới sự tạo màu trong vùng ánh sáng khả kiến, electron hấp thụ năng lượng một phần ánh sáng, phần còn lại không bị hấp thụ sẽ truyền qua vật liệu và giao thoa lại với nhau tạo màu. Phần năng lượng ánh sáng truyền qua (không bị electron hấp thụ) có bước sóng trong vùng khả kiến, và sinh ra màu, trong thực tế màu này trùng với bước sóng màu trắng bạc.

+Đến khi hơ lửa lại ra màu vàng, chính là do khi có sự tham gia của nhiệt độ, sự tạo thành hỗn hống giữa hai kim loại (hay nói chung là hai chất) khác nhau hơi nhiều về cấu tạo cũng như bán kính thì sẽ khó !!! Do đó, hỗn hống có xu hướng tách ra, trở lại với trạng thái hỗn hợp ! Điều này làm cho Au trở lại đúng màu của nó !!! Đó là cách hiểu của BM, ko biết anh em đồng ý ko !!! :nguong (

Cái này quả thật BM không chắc lám, vì khi tham khảo sách của Hoàng Nhâm Hóa vô cơ Tập 3, và một số sách khác về nguyên tố chuyển tiếp, người ta có đưa ra khái niệm về dãy phổ hóa học, đó là dãy so sánh năng lượng tách tạo ra bởi phối tử đối với ion trung tâm.

Em thấy đúng là sách của thầy Hoàng Nhâm đúng là có khái niệm này thật…nhưng (nếu em nhớ ko lầm) thì trong cuốn sách “Cấu tạo nguyên tử và liên kết hóa học” của thầy Đào Đình Thức (một trong những cúôn sách khá hay về Cơ học lượng tử) lại ko hề nói tới khái niệm này…Rõ rắc rối !