Trao đổi Lý thuyết Hoá vô cơ

có một số chất làm khan khác như CaCl2,Na2SO4, KOH, NaOH … đều có thể sử dụng được vấn đề là càng làm khô chất nào thì chọn chất làm khô phù hợp thôi. PS còn phải phù hợp với túi tiền nữa chứ tốt mà kô đủ tiền mua thì cũng chỉ để nhìn thôi

Trong hóa hữu cơ thì thường dùng nhất là Na2SO4 để làm khô nước trong sản phẩm, để làm khô dung môi thì thường dùng Mg kim loại, với dung môi butanol thì dùng CaCl2. Nguyên tắc làm khô là không dùng chất có tính axit làm khô chất có tính baz và ngược lại, nghĩa là chất làm khô không phản ứng với sản phẩm (chất cần làm khô). Ngoài ra còn dùng một số cách khác như H2SO4 đặc, dùng bình hút ẩm, dung dịch NaCl bão hòa, CuSO4 khan (đắt tiền). Để làm khan muối vô cơ bền nhiệt thì tốt nhất “rang” muối trên chảo kim loại để nước bay hơi. Benzen và nước có thể tạo hỗn hợp đẳng phí nên cũng có thể dùng loại nước (sử dụng hệ thống với ethanol). Cách loại nước cuối cùng với lượng ít sản phẩm rắn (vài mg) là cho sản phẩm vào hủ bi rồi xịt khí nito vào, nếu được thì ở nhiệt độ hơi ấm (khoảng 50-60oC để nước dễ bay hơi), sau đó sản phẩm có thể khô “tuyệt vời”. Thân!

bạn ui ! cho mình hỏi mua Hóa học vô cơ tập 1, 3 ở đâu ?

Bạn hỏi thăm NXB giáo dục là tốt nhất đó. Tui bít 1 số điểm NXBGD ở Tp.HCM (mình ko nhớ số, chỉ nhớ đường thôi, bạn thông cảm nhé):

  • Đường Trần Bình Trọng (sau lưng trường ĐHSP Tp.HCM)
  • Đường Nguyễn Văn Cừ (gần trường THPT Lê Hồng Phong & ĐH KHTN Tp.HCM)
  • Đường Mai Thị Lựu - Q.1 (phía gần cầu Bùi Hữu Nghĩa) Bạn đến các nơi đó hỏi xem sao nhé. Sách này xuất bản cũng khá lâu rồi, không biết có còn ko nữa…hix hix… :mohoi ( Good luck!

Chả hiểu em có đi lạc topic hay ko, nhưng màh thấy mỗi cái category Lí thuyết căn bản này là hợp nhất, vậy nên post ở đây vậy :liemkem (. Câu hỏi rất đơn giản là như sau: Giả sử bạn tìm ra một nguyên tố mới, bạn sẽ đặt tên nó thế nào đây??? Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các nhà khoa học đã trả lởi câu hỏi đó bằng nhiều cách khác nhau. Đa số các nhà khoa học chọn tên để tôn vinh 1 nhân vật, 1 địa danh hay để mô tả tính chất của nguyên tố mới. Vậy, em hỏi mọi người ý nghĩa tên của 7 nguyên tố kim loại đã biết ở thời Trung Cổ ( cả tên đầy đủ tiếng La tinh nhá): vàng, bạc, thiếc, thủy ngân, chì, đồng, sắt :tutin (

Hi, Vàng tên Latinh là aurum, nghĩa là bình minh rạng ngời. Bạc tên Latinh là argentum, nghĩa là trắng sáng. Theo mình biết thì người cổ đại dùng biểu tượng mặt trời tượng trưng cho vàng và mặt trăng tượng trưng cho bạc. Thiếc, stannum, chì trắng, ngoài ra tiếng Latinh cổ còn gọi thiếc là plumbum candidum. Sử sách còn lưu truyền nhiều giai thoại về thiếc, cả hoành tráng và bi thương. Thủy ngân, hydrargyrum, bạc lỏng. Liên quan đến hỗn hống, dung môi của kim loại, dùng làm nhiệt kế, hơi thủy ngân cực độc, nhẹ gây vô sinh còn nặng thì tử vong. Thủy ngân cũng góp một phần trong trang sử bi hùng của vàng, những trang sử đầy máu và nước mắt nhưng vẫn bị che lấp bởi sắc choé của vàng. Chì,plumbum, kim loại mềm, dùng làm điện cực trong acqui, chất chống phóng xạ, độc tính cao. Đồng, cuprum, dẫn điện tốt, dùng làm dây điện, nhiều ứng dụng nên có hẳn tên gọi là thời đại đồ đồng, biểu tượng của nó là chiếc gương (như biểu tượng cho giới tính nữ), có lẽ vì ngày xưa người ta không có gương bạc như ngày nay, chiếc gương của họ là 1 thau đồng có chế nước bên trong, mặt đồng bóng láng sẽ phản chiếu hình ảnh, nhưng gương này mau mờ do bị oxi hóa. Sắt, ferrum, gang thép, từ tính của oxit sắt, hemoglobin trong máu do phức sắt với chlorophyl, liên quan đến bệnh thiếu máu, sau thời đại đồ đồng là đồ sắt. Thân.

Anh Tigerchem giỏi thiệt đó. Giỏi là giỏi về cái chuyện đánh lạc hướng đấy nhé. Có cái vàng - Au và bạc - Ag là anh trả lời đúng nhưng mấy cái kia anh toàn nói về ứng dụng của nguyên tố thôi.

Hic, tại vì trả lời tắt thôi. Nếu trả lời đầy đủ và theo yêu cầu thì như vầy Vàng tên Latinh là aurum, nghĩa là bình minh rạng ngời. Bạc tên Latinh là argentum, nghĩa là trắng sáng. Thiếc tên Latinh là stannum, nghĩa là chì trắng. Thủy ngân tên Latinh là hydrargyrum, nghĩa là bạc lỏng. Chì tên Latinh là plumbum, nghĩa là kim loại mềm. Đồng tên Latinh là cuprum, xuất phát từ địa danh Cyprus, nơi có nhiều quặng đồng để khai thác. Sắt tên Latinh là ferrum, cũng có nghĩa là iron (sắt)

Ai muốn biết thêm về lịch sử tên gọi các nguyên tố thì vào đây History of the Origin of the Chemical Elements and Their Discoverers http://www.nndc.bnl.gov/content/HistoryOfElements.html

hoặc chỉ google theo key words “Hítory of elements” sẽ ra ti tỉ link để đọc.

Và để biết cách phát âm tiếng Anh tên các nguyên tố thì hãy vào hát theo bài hát về các nguyên tố trong đường dẫn sau, chọn loại hình kết nối rồi enjoy this funny song!

Have fun!!!

Hix hix…thầy ơi, bài hát thì tiết tấu nghe vui vui thiệt nhưng hát như gió em chỉ nghe được vài nguyên tố thôi ah…hix hix…:bidanh( Thầy có bài nào chầm chậm 1 tí cho em xin với thầy nhé. Thanks in advance thầy! :hun ( :hun ( :hun (

Nhân tiện mình muốn hỏi thử các bạn định nghĩa thế nào là “lưỡng tính” xem ^^. Theo mình biết thì chỉ có khái niệm “kim loại lưỡng tính” chứ không có khái niệm “nguyên tố lưỡng tính” hay “phi kim lưỡng tính”. Vậy có phi kim nào “lưỡng tính” không?

Bạn ui ! cho mình hỏi mua Hóa học vô cơ tập 1, 3 ở đâu ?

Bạn xuống trường KHTN ở Linh Trung mà mua, có hết đấy

có ai biết cách tính số phân tử điện li được hay không giúp mình với ??? Nếu số phần tử điên ly là x% thì nên tính theo % hay có đổi ra số thập phân không??? Vì sao??? Có nên đổi ra số mol rồi tính hay tính theo số phân tử hay nguyên tử ??? Cách tính thế nào ???:nhau (:nhau (:nhau (:nhau (:nhau (:nhau (

Độ điện ly ap:) = số tiểu phân phân ly / số tiểu phân tổng thể ban đầu = số mol điện ly / số mol ban đầu

Tính theo cách nào, tính theo % hay theo thập phân là do sự tiện lợi từ phía dữ liệu - yêu cầu từ đề bài cung cấp và sự quyết định mình thôi bạn ah. Có khi đề cung cấp số mol nhưng bạn thik thì tính theo số phân tử cũng được chẳng sao hết, nhưng mỗi tội là mất công và tốn thời gian thôi. Trong lúc thi cử thì thời gian còn quý hơn vàng ấy chứ! :cuoi (. Good luck!

Nếu phát hiện nguyên tố mới thì mình cứ đặt tên nó trùng với số thứ tự thôi, gắn ghép tên riêng rồi ý nghĩa gì cho nó rồi bắt nhớ thì phiền lắm ^^! (chủ trương như vậy với tất cả các nguyên tố ^^)

Nói đến khí độc thì có nhiều lắm, mình nghĩ nguyên tắc chung là có thể tác dụng được với chất trong cơ thể thì gây độc. Độc nhất phải kể đến là F2, HF, HCN, CO, vân vân… À mà CO2 không gây độc đâu nha bạn.

Đồng ý với Ken. “Mọi thứ đều là chất độc, trong mọi thứ đều có chất độc. Chỉ có liều lượng là làm cho một thứ không phải là một chất độc”. Như vậy nếu ta uống nhiều nước thì nước sẽ trở thành chất độc, rượu cũng vậy.

Đối với chất khí điều tương tự cũng xảy ra. Oxi 100% có thể làm chết người (oxi trong y khoa chỉ dùng ở mức 30% so với hàm lượng 21% của oxi trong không khí). Khí nitơ có thể làm sủi bọt trong máu người thợ lặn nếu họ trồi lên nhanh.

Do vậy tạm thời người ta coi một chất là khí độc (hay chất độc) nếu mà chất đó nếu chỉ dùng với một lượng nhỏ cũng gây hại đến cơ thể người tùy mức nặng nhẹ. Xếp theo thang như vậy thì CO2 không được coi là khí độc. Tính chất của CO2 ghi trong sách vở đều là “không duy trì sự cháy và sự sống”. CO2 có mặt trong không khí ở mức 0,03-0,04%

Các khí độc có thể nêu tên như khí độc sarin (O-Isopropyl methylphosphonofluoridate); khí axit cyanehydric (HCN).

Phát biểu này là do Ken tự nghĩ ra hay là dựa trên quy tắc nào hay tài liệu tham khảo nào vậy? Ý kiến này làm tui nhớ đến ông bà xưa nhất là ở những vùng quê có quá nhiều con nên đặt theo số cho thuận tiện như là: Nguyễn Văn Một, Nguyễn Văn Hai, …Nguyễn Văn Mười Hai (nước hoa Thanh Hương),…

Việc lấy tên các nhà nghiên cứu đóng góp nhiều cho sự phát triển của hóa học để đặt tên cho các nguyên tố cũng là một hình thức quan trọng để vinh danh và nhớ ơn những đóng góp này. Giống như lấy tên các danh nhân để đặt tên đường vậy. Chỉ đến khi có quá nhiều tên đường và không đủ tên người để đặt thì việc dùng số đặt tên đường mới trở nên phổ biến. Chắc đến lúc nào đó có quá nhiều nguyên tố mới được phát hiện thì việc dùng bậc số nguyên tử để gọi tên bắt đầu được áp dụng?

Ngoài ra, việc dùng số để đặt tên đường cũng mang lại những nhầm lẫn tai hại. Ví dụ ở Tp. Calgary, trung tâm được chọn ở giữa và thành phố chia làm bốn vùng NE (North East), NW (North West), SE (South East) và SW (South West). Và rất nhiều con đường được gọi tên bằng số + NE hay NW hay SE hay SW. Người chưa quen đi taxi, tàu,…sẽ đi nhầm địa chỉ cần đến thay vì NW đi về NE một cách tai hại.

Muốn hiểu một khí khi nào được phân loại là khí độc, các bạn hãy vào đọc trong tài liệu về cách hướng dẫn đánh giá và làm việc với khí độc viết bời trường ĐH Standford nổi tiếng của US. Tài liệu này cho tải tự do. http://www.stanford.edu/dept/EHS/prod/researchlab/lab/tgo/manual/index.html

Tùy theo nồng độ hiện diện của các chất trong không khí mà khi đó chúng sẽ bị coi là độc hay không nhu trong danh sách sau: http://www.intlsensor.com/gaslist.html Khi phải làm việc nhiều với những hóa chất này, sẽ có những đầu dò theo dõi hàm lượng hơi của chúng trong môi trường làm việc xem có vượt quá ngưỡng cho phép hay không.

Nếu có hiểu biết cơ bản về hóa chất sẽ giúp chúng ta tránh được những tai nạn kịp thời. Ví dụ trong phòng đầy hơi chất độc chất nhẹ hơn không khí, ta nên di chuyển ra khỏi phòng ở tầm thấp để tránh hơi này. Nếu hơi độc nặng hơn không khí, ta sẽ di chuyển ở tầm cao để ra khỏi nơi đó.

Nếu bạn trộn S với KIO4 thì bảm đảm hỗn hợp nổ được. Tỉ lệ theo tỉ lệ hợp thức của phản ứng: 2S + KIO4 (hay KIO3) => 2SO2 + KCl là được. Lượng khí sinh ra cộng với nhiệt độ tăng cao nếu đủ lớn sẽ gây nổ mạnh. Đó chỉ mới là lý lluận lý thuyết thôi. Thực tế muốn có KIO4 hay KIO3 dạng muối cũng không đơn giản.